Đối ngoại phải có thực lực

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu,phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 53 - 62)

Hoạt động đối ngoại phải có thực lực làm cơ sở, trong đó sức mạnh bên trong - sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, con người của đất nước làm nền tảng giữ vai trò quyết định sự thành công của hoạt động đối ngoại. Mức độ độc lập, tự chủ trong đối ngoại phụ thuộc vào sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự, …của đất nước nhưng cũng còn phụ thuộc vào trình độ tư duy, trí tuệ, kinh nghiệm, phương pháp, khả năng ứng xử, …của Đảng và lãnh tụ trong hoạt động và chỉ đạo đối ngoại. Người căn dặn: “Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới có độc lập, có tự cường mới có tự do” [48, tr.441].

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi độc lập tự chủ là “cái gốc”, “là điểm mấu chốt” của mọi chính sách và sách lược. Người đã nhiều lần căn dặn “ngoại giao của ta là phải tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo vấn đề này, không thì sẽ xiêu vẹo ngay đấy” [2, tr.236]. Phải giữ vững lập trường, phải khôn khéo, chủ động tích cực xây dựng thực lực của mình. Người nêu cao quan điểm “muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã”[45, tr.293]. Người còn nói: “sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”[49, tr.522]. Muốn thắng lợi trên mặt trận đối ngoại thì sức mạnh nội lực rất quan trọng “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi ” [47, tr.126]. Bác đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thực lực trong công tác đối ngoại và đấu tranh ngoại giao: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng.

Chiêng có to tiếng mới lớn” ”[47, tr.126], điều đó cũng khẳng định phương châm đối ngoại phải dựa vào thực lực của mình mới giữ được thế chủ động, mới giành được thắng lợi.

ở buổi đầu dựng nền cộng hoà dân chủ, ta ở giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận, quân đội nước ngoài đóng trên đất nước ta có lúc đến non nửa triệu, ta có thể dựa vào ai và phải có đối sách như thế nào để giữ vững được thành quả cách mạng? Dựa vào tinh thần yêu nước và sức đoàn kết của toàn dân, nắm bắt được xu thế của thời đại, dự đoán được sự phát triển của tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính và ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Muốn thắng lợi trên mặt trận đối ngoại phải có thực lực làm cơ sở, do đó việc xây dựng thực lực về chính trị, kinh tế, quân sự của đất nước - sức mạnh nội lực là rất quan trọng. Thực hiện nguyên tắc của phép dụng binh “chế người chứ không để người chế mình”. Cho nên, theo

Người: “Bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước” [50, tr.317].

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại và đấu tranh ngoại giao trong điều kiện tương quan lực lượng quân sự giữa ta và đối phương sau Cách mạng tháng Tám còn nhiều hạn chế đối với ta, vì vậy: "muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực" [57, tr.165] và cùng Trung ương khẳng định: “Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh” [19, tr.417]. Hồ Chí Minh còn đặc biệt nhấn mạnh: “nếu tự mình không có thực lực làm cơ sở thì không thể nói gì đến ngoại giao” [46, tr.459] và “muốn tiếp thu lòng đồng tình và sự giúp đỡ đó, chúng ta trước phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang” [46, tr.505], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tiến hành cùng một lúc cả ngoại giao song phương và đa phương. Một mặt tiến hành thương lượng để tạm hoà hoãn với Tưởng, rồi với Pháp, để có thời gian chuẩn bị lực lượng; mặt khác tranh thủ mọi cơ hội gửi thư, điện tới Liên hợp quốc và các nước đồng minh, yêu cầu được kết nạp vào Liên hợp quốc, tham gia vào đời sống chính trị quốc tế, chí ít cũng làm cho họ hiểu được lịch sử chiến đấu và khát vọng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã nhiều lần vạch rõ ngoại giao có vai trò quan trọng trong việc chủ động vận dụng sách lược, lợi dụng sự khác nhau về lợi ích để phân hoá các lực lượng thù địch, làm suy yếu từng bộ phận, đi đến cô lập và đánh thắng kẻ thù chính trong từng thời kỳ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề xướng và trực tiếp chỉ đạo nhiều đợt tấn công trên mặt trận đối ngoại để kiềm chế xung lực đối thủ, mở cục diện “đánh - đàm” mà ở đó ta có thể phát huy hết sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao tạo những tiền đề về tinh thần và vật chất cho phương châm chiến lược giành thắng lợi từng bước tiến đến giành thắng lợi cuối cùng.

Năm 1949, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng tôi bao giờ cũng trông ở sức mình. Chúng tôi không sợ ai cả. Không nước nào có thể thống trị

được chúng tôi”[48, tr.647], nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào việc xây dựng thực lực cũng luôn là một nhiệm vụ trung tâm.

Thực lực chính là sức mạnh tổng hợp, trước hết là sự đoàn kết toàn dân triệu người như một quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng và nền độc lập vừa giành được, là xây dựng đất nước về mọi mặt. Về chính trị, điểm then chốt trong xây dựng thực lực của tư tưởng Hồ Chí Minh là mở rộng quan hệ quốc tế với phương châm: "Làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng mình hơn hết". Để tập hợp lực lượng quốc tế, phải căn cứ vào mục tiêu cách mạng của từng thời kỳ. Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, Đảng chủ trương: "Ai làm cách mệnh trên thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả" và "...phải tìm kiếm bạn đồng minh dầu rằng tạm thời bấp bênh có điều kiện" [57, tr.124]. Sau khi ta giành được chính quyền và tiến hành kháng chiến kiến quốc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: "Mục đích của ta lúc này là tự do, độc lập... bạn của ta trong giai đoạn này là tất cả những nước nào, những dân tộc hay lực lượng nào trên thế giới tán thành mục đích ấy, cùng ta cùng một ý chí ấy" [57, tr.124]. Có sự ổn định về chính trị, giữ vững chính quyền, với đường lối chính trị đúng đắn chúng ta sẽ giành được thế chủ động trên mặt trận ngoại giao.

Đối ngoại còn là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho tập hợp lực lượng quốc tế. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:

Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản…Đảng chúng tôi chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ [54, tr.308-309]. Vì vậy, đường lối quốc tế đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện quan trọng để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Về thực lực kinh tế: Trong phiên họp Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 1945, khi bàn về phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ý tưởng về hợp tác kinh tế đối ngoại, lấy kinh tế phục vụ chính trị dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi: Ngoại giao và kinh

tế có ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu mình có một chương trình về kinh tế có lợi cho người ngoại quốc, họ có thể giúp mình.

Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tính tới việc tranh thủ hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kể cả của Pháp, để xây dựng đất nước và từ đó tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài đối với nền độc lập của Việt Nam. Đầu tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho những người đứng đầu các nước Anh, Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô và Liên hợp quốc nêu rõ chính sách của Việt Nam thực hiện: "Chính sách mở cửa và hợp tác", mục đích muốn mở rộng quan hệ, mời các nhà đầu tư và công nghệ nước ngoài vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Kinh tế, chính trị, ngoại giao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có thực lực kinh tế mạnh sẽ góp phần quan trọng cho những thắng lợi trên mặt trận đối ngoại, giữ vững đường lối chính trị. Và thắng lợi trên mặt trận đối ngoại sẽ tạo điều kiện, tăng cường thực lực cách mạng, tạo “thế” cho đất nước trong quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như chống đế quốc Mỹ, Người luôn kêu gọi nhân dân ta kháng chiến - kiến quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tạo tiềm lực kinh tế, là hậu phương vững chắc đấu tranh giải phóng miền Nam giành thắng lợi cuối cùng, thống nhất Tổ quốc.

Về con người: Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của con người không chỉ đối với công cuộc giải phóng dân tộc mà cả trong lĩnh vực đối ngoại. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách về đối ngoại, ngay từ khi thành lập chính quyền cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Sau này Bác nhận xét: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ta rất mới, cái gì cũng mới, ngoại giao lại càng mới…Lúc đó mình phải tính làm thế nào, nhưng muốn làm gì cũng phải vì lợi ích dân tộc mà làm. Trong tình thế ấy cũng cứ phải làm; cũng như không biết bơi cứ xuống nước rồi cũng phải biết bơi” [57, tr.178].

Trong Luận cương trình bày tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng đã nêu rõ những yếu kém của bộ máy ngoại giao và những mặt công tác để khắc phục những yếu kém đó, trong đó quan trọng nhất là “đào tạo và bổ túc cán bộ ngoại giao. Lựa chọn những cán bộ tin cậy về chính trị, giáo dục chu đáo về tư tưởng, chính sách và đạo đức cách mạng, huấn luyện họ thành những cán bộ ngoại giao mới ” [16, tr.147-148].

Tại các Hội nghị ngoại giao nước ta những năm 1962, 1964, 1966, khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến cứu nước lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên những quan điểm toàn diện, cơ bản về ngoại giao và tiêu chuẩn của người cán bộ ngoại giao.

Mục đích của ngoại giao là gì? Bác đặt câu hỏi ấy tại Hội nghị ngoại giao năm 1962, “Nói tóm tắt là nâng cao vị thế của nước mình”. Tại Hội nghị ngoại giao năm 1964, Bác nói: Lập trường phải cho vững, tư tưởng phải cho thông suốt. Phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng.

Tại Hội nghị ngoại giao năm 1964, Bác nêu lên các vấn đề liên quan đến hoạt động ngoại giao, những phẩm chất và nội dung giáo dục, rèn luyện, đào tạo cán bộ đối ngoại. Người xác định nhiệm vụ của ngoại giao là giữ gìn danh dự và quyền lợi của Tổ quốc, nâng cao địa vị và uy tín của nước mình, vì lợi ích của dân tộc, phải góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ quốc tế của Đảng và Nhà nước. Phát triển và củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.

Để làm tốt nhiệm vụ trên, Bác căn dặn, cán bộ ngoại giao phải:

1. Có quan điểm và lập trường của Đảng tức là quan điểm và lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.

2. Phải có tư cách đạo đức tốt, có trình độ văn hoá và hiểu biết về ngoại ngữ. Làm ngoại giao phải hiểu biết nhiều, văn hoá phải cao…Hiểu biết về ngoại giao bao hàm rộng lắm.

3. Phải thận trọng, phải cảnh giác và biết giữ bí mật nhà nước.

4. Cần nắm vững cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo lắm về vấn đề này, không thì sẽ đi xiêu vẹo ngay.

5. Phải học tiếng nước ngoài. Công tác ở nước nào học tiếng nước ấy… Phải đặt ra chế độ cho một năm chẳng hạn là phải nghe nói đọc được tiếng địa phương.

Bác nhắc nhở:

Nhất thiết phải lựa chọn con người thật kỹ, chú trọng nhất là về mặt tư cách đạo đức…Phải dạy đủ thứ, dạy ăn, dạy nói…Học cả lý luận và văn hoá. Việc

đời nhiều cái mới, công tác ngoại giao thì phức tạp. Phải cố gắng học thì mới làm tròn nhiệm vụ.

Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo. Miền Nam còn phải đấu tranh. Toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm. Cán bộ ngoại giao ta ra ngoài phải có hình thức, tức là sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ là được, không nên xa xỉ lãng phí vô ích…Phải giữ vững lập trường, tác phong giản dị, thực hành tiết kiệm [57, tr.181-182].

Những điều căn dặn của Bác có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại cũng như xây dựng thực lực trong đối ngoại, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế bởi đó là những người đại diện cho dân tộc, cho đất nước.

Về quân sự: Quan điểm của Hồ Chí Minh chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: chính trị quyết định quân sự, quân sự phục tùng chính trị, quân sự cũng thực hiện mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đối ngoại và ngoại giao cũng vậy. Phải xây dựng quân đội mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong đó lấy xây dựng về chính trị làm trung tâm. Hồ Chí Minh khẳng định thấy rõ tầm quan trọng của quân sự đối với những thắng lợi trên mặt trận đối ngoại, Người sớm xác định: Để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, từ lực lượng chính trị mà phát triển thành lực lượng quân sự, từ đấu tranh chính trị mà chuyển thành đấu tranh quân sự. Xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang ba thứ quân mạnh, quân đội phải từng bước lên chính quy hiện đại, xây dựng căn cứ hậu phương vững chắc. Trong quân sự, kết hợp toàn dân với toàn diện, phải dựa vào nhân dân: “Quân đội ta là quân đội nhân dân, do dân đẻ ra”[48, tr.722], “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội” [48, tr.393], phải nắm vững quan điểm giai cấp của Đảng, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí mọi cách đánh, mọi quy mô, phát huy triệt để tính chủ động sáng tạo của nhân dân, thường xuyên củng cố xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp đoàn kết toàn dân trong đó lấy liên minh công nông làm nền tảng, phát huy nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời” trong quân sự để đánh thắng kẻ thù, từng bước tạo “thế” cho mặt trận đối ngoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh, thực lực quân sự là điều kiện cho

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu,phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 53 - 62)