hoà, kiên trì đấu tranh bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược ở miền Nam và mọi hành động chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam. Tại hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/ 01 1973) và Định ước quốc tế về Việt Nam (2/3/1973), Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ 1954 đã công nhận. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên (2/7/1976) tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc đấu tranh để thực hiện các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn, đảm bảo lợi ích của quốc gia, đảm bảo quyền dân tộc.
Như vậy, quyền cơ bản của dân tộc không chỉ là mục tiêu của cách mạng mà còn là mục tiêu hàng đầu của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, cũng là mục tiêu quan trọng trong quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh. Độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, những quyền của dân tộc luôn luôn được Người kiên trì trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chỉ đạo hoạt động đối ngoại của nước ta. Đó là mục tiêu đầu tiên của cách mạng Việt Nam và cũng là mục tiêu kiên định của đối ngoại.
1.2.2. Đối ngoại nhằm đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đấtnước nước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu đối ngoại bao giờ cũng được xác định một cách rõ ràng, nhất quán là: chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước.
Chủ động khai phá và mở rộng quan hệ với các nước lớn đã được Hồ Chí Minh chú ý ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập. Người đã gửi thư đến Tổng thống Mỹ, đến Ngoại trưởng Mỹ, đến Liên hợp quốc và nhiều nước lớn khác để “đặt quan hệ ngoại giao” mà trước hết là giao lưu văn hoá. Lẽ dĩ nhiên mục tiêu của việc mở rộng các quan hệ ấy không có gì khác là nền độc lập, thống nhất và thịnh vượng của Việt Nam, là hoà bình, độc lập của các dân tộc trên thế giới. Đó là mục tiêu đối ngoại mà Hồ Chí Minh luôn kiên định.
Theo Hồ Chí Minh, nền độc lập thực sự là: các dân tộc phải có quyền quyết định vận mệnh của dân tộc mình, có quyền quyết định về đường lối chính trị - xã hội, xu hướng phát triển, quân sự, ngoại giao, kinh tế; nhân dân các dân tộc tự quyết định mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ mà không có sự can thiệp, xâm phạm của bên ngoài, giá trị đích thực của nó là đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, mọi đường lối, chính sách ngoại giao cũng đều nhằm mục đích trên.
Đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không thể tách rời với thống nhất Tổ quốc. Trước đây, Người đã nhiều lần lên án chính sách chia để trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Nay để chống lại mưu đồ tách Nam bộ ra khỏi nước Việt Nam, Người đã khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” [47, tr.246]. Hồ Chí Minh vặn hỏi: Người Baxcơ (Basques), Brơtôn (Breton) không nói tiếng Pháp mà vẫn là người Pháp. Người Nam Kỳ nói tiếng Việt Nam, tại sao lại còn nghĩ đến sự cản trở việc thống nhất nước Việt Nam [47, tr.272] . Sau khi đi Pháp về, Người đã tuyên bố trước quốc dân: “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều có chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em. Nước có Trung, Nam, Bắc cũng như một nhà có ba anh em. Cũng như nước Pháp có vùng Noócmăngđi, Prôvăngxơ, Bôxơ. Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”[47, tr.418-419]. Người khẳng định: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng: Với quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam Bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc”[47, tr.419]. Lập trường kiên định, bất di bất dịch của Hồ Chí Minh là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam là vô cùng thiêng liêng, là lợi ích tối cao của dân tộc.
Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh tập trung nêu những lý lẽ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là hợp pháp thì sau khi Việt Nam đã thành một nước có độc lập chủ quyền, Người liên tục đưa ra hàng loạt lý lẽ đanh thép không bác bỏ được để lên án, buộc tội thực dân Pháp xâm lược; phá hoại độc lập, chủ quyền thống nhất của Việt Nam. Lý lẽ của Người là: Nước Việt Nam sự thật đã thành một nước tự do, độc lập, có chế
độ dân chủ, có Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ; về đối nội thì được dân tín nhiệm, ủng hộ; về đối ngoại thì được nhân dân thế giới công nhận, ủng hộ, nên Pháp và các nước khác phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Ngày 16 tháng 7 năm 1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói: “Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Chính sách đối ngoại là thân thiện với tất cả các nước láng giềng Trung Hoa, ấn Độ, Xiêm La, Cao Miên, Ai Lao, v.v., mà không gây thù gì với nước nào”[48, tr.169]. Bởi độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, vì vậy tất cả các dân tộc phải đoàn kết, kiên quyết đấu tranh để giành lại và bảo vệ quyền độc lập tự do của dân tộc mình, ngoại giao cũng nhằm mục đích đó.
Trong Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm độc lập (2/9/1948), Người khẳng định: “Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thực sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn. Thống nhất mà bị chia sẻ thành “nước Nam kỳ”, “nước Tây kỳ”, “Liên bang Thái”, v.v…Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”[48, tr.486-487].
Trong “Thường thức chính trị” viết năm 1953, Người xác định: “kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình” [50, tr.227]. Trong hoạt động đối ngoại phải luôn luôn kiên trì mục tiêu đó.
Độc lập dân tộc thực sự, hoàn toàn là mục tiêu bất biến, tuy nhiên, trong quá trình phát triển của cách mạng, căn cứ vào tương quan lực lượng và tình hình quốc tế, mục tiêu chung đó thường được cụ thể hoá thành những mục tiêu cụ thể cho từng bước và có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của tình hình, điều quan trọng là mục tiêu từng bước phải tạo cơ sở vững chắc để tiến đến mục tiêu cuối cùng. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: "Hiện nay, tình hình đã đổi mới, nhiệm vụ của ta do đó cũng có thay đổi, chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi, cho phù hợp với tình hình mới"[50, tr.315].
Nhưng điều cốt lõi là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[47, tr.480], dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Nhân dân Việt Nam hoan nghênh sự
giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam đấu tranh vì độc lập tự do. đồng thời kiên quyết từ chối, gạt bỏ mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm phạm chủ quyền quốc gia của dân tộc mình. Người khẳng định: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”[47, tr.469]. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đều nhằm tới mục đích thực hiện mục tiêu cơ bản là: Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
Đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước là mục tiêu nhất quán trong quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh. Dù điều chỉnh linh hoạt như thế nào về sách lược thì điều đó cũng không thể nào thay đổi, đó là cái đích hướng tới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam.