KẾT QUẢ SÀNG LỌC ĐỘT BIẾN Ở NHÓM NGƢỜI BÌNH THƢỜNG

Một phần của tài liệu Phát hiện các đột biến trên gen beta globin bằng kỹ thuật ARMS PCR và lai điểm ngược (REVERSE DOT BLOT) (Trang 67 - 70)

đoán sinh hóa với kỹ thuật phân tử là cần thiết để đƣa ra chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đƣa ra hƣớng điều trị và chữa trị phù hợp. Kết quả của sinh học phân tử không những chẩn đoán xác định mắc bệnh mà còn xác định kiểu đột biến; từ đó có thể tiên lƣợng độ nặng và diễn tiến bệnh [76].

4. KẾT QUẢ SÀNG LỌC ĐỘT BIẾN Ở NHÓM NGƢỜI BÌNH THƢỜNG THƢỜNG

Tiến hành kiểm tra trên 152 ngƣời bình thƣờng kiểm tra sức khỏe tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng với điều kiện cho phản ứng PCR đa mồi đã đƣợc chuẩn hóa, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở Bảng 3.9. Kết quả điện di minh họa sản phẩm PCR đa mồi kiểm tra trên ngƣời bình thƣờng đƣợc thể hiện trên Hình 3.1. Có 3/152 mẫu có đột biến Cd 17 (1,97%), 3/152 mẫu có đột biến Cd 41/42 (1,97%), 9/152 mẫu có đột biến Cd 26 (5,92%), không có mẫu nào có đột biến kép. Nếu đột biến đồng hợp tử hoặc dị hợp tử kép với hai đột biến sẽ dẫn tới β-thalassemia thể nặng [70]. Điều này có thể giải thích cho lý do vì sao không tìm thấy đột biến kép trong nhóm ngƣời bình thƣờng.

Bảng 3.9. Tỉ lệ các loại đột biến β-thalassemia ở nhóm ngƣời kiểm tra sức

khỏe Đột biến Số mẫu bị đột biến n (%) Cd 17 3/152 (1,97%) Cd 41/42 3/152 (1,97%) Cd 95 1/152 (0,66%) Cd 26 9/152 (5,92%)

56

Đột biến kép 0/152 (0%)

Tổng 16/152 (10,53%)

Tổng số ngƣời lành có mang gen đột biến là 16/152 (10,53%), trong đó có 3 đột biến Cd 17, Cd 41/42, Cd 95 là 7/152 (4,61%) và đặc biệt có đột biến Cd 26 là 9/152 (5,92%).

Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả thu đƣợc với các nghiên cứu tại Việt Nam về tỉ lệ ngƣời lành mang gen bệnh β-thalassemia đƣợc chẩn đoán bằng sinh học phân tử. Nghiên cứu của Trần Thị Thúy Minh, sử dụng kỹ thuật multiplex ARMS-PCR và ARMS-PCR để sàng lọc 7 đột biến trên gen β- globin gây bệnh β-thalassemia ở trẻ em dân tộc Êđê và M‟nông tại Đắc Lắk, bao gồm đột biến -28 (A→G), IVS1.1, IVS1.5, Cd 17, Cd 26, IVS2.654, Cd 41/42. Kết quả, trong 588 trẻ Êđê, có 2 trẻ có đột biến tại Cd 41/42 và Cd 71/72 (0,34%), 163 trẻ có đột biến tại Cd 26 (27,72%); trong 561 trẻ M‟nông, có 1 trẻ có đột biến Cd 17 (0,18%) và 148 trẻ có đột biến Cd 26 (26,38%). Nhƣ vậy, tỉ lệ mang gen bệnh β-thalassemia ở trẻ em dân tộc Êđê là 28,06%, ở trẻ dân tộc M‟nông là 26,56% [6]. Các tỉ lệ này cao hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi. Nguyên nhân có thể là do hôn nhân cận huyết thống ở các dân tộc ít ngƣời còn phổ biến.

Bảng 3.10. Tỉ lệ mang gen bệnh β-thalassemia ở một số nghiên cứu tại Việt

Nam [2,6]

Nghiên cứu Dân tộc mẫu Số

Số đột biến nghiên cứu Tỉ lệ mang gen bệnh β- thalassemia Nguyễn Khắc Hân Hoan Kinh (chiếm 95,3%) 1818 15 27,39%

57

M‟nông 561 26,56%

Kết quả của luận văn Kinh 152 4 10,53%

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hân Hoan sử dụng kỹ thuật multiplex ARMS-PCR để sàng lọc đột biến trên gen β-globin gây bệnh β-thalassemia trên 909 cặp vợ chồng mà ngƣời vợ có thai với huyết đồ bất thƣờng (MCV<80 fL hoặc MCH<27 pg). Kết quả, trong tổng số 1818 ngƣời tham gia chẩn đoán, có 498 ngƣời có đột biến β-thalassemia (27,39%). Trong số 15 đột biến đƣợc sàng lọc, 4 đột biến Cd 17, Cd 26, Cd 41/42, Cd 95 chiếm tỉ lệ 86,75%; trong đó đột biến Cd 26 chiếm tỉ lệ cao nhất (18,7%), các đột biến Cd 17, Cd 41/42, Cd 95 chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 4,9%, 4,5% và 0,7% [2]. Những tỷ lệ này cao hơn so với kết quả của chúng tôi. Kết quả này có thể cho phép chúng tôi nhận định tỉ lệ ngƣời lành mang gen bệnh β-thalassemia ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đƣa ra chính xác về tỉ lệ ngƣời lành mang gen bệnh có phụ thuộc vào khu vực địa lý hay không.

Từ các kết quả trên Bảng 3.10 cho thấy, bệnh β-thalassemia xuất hiện khắp cả nƣớc và tỉ lệ ngƣời mang gen bệnh khác nhau theo từng địa phƣơng, từng nhóm dân tộc và đặc biệt cao ở các dân tộc ít ngƣời. Đồng thời, 4 đột biến đƣợc sàng lọc trong nghiên cứu của chúng tôi là các đột biến trên gen β- globin gây bệnh β-thalassemia phổ biến nhất ở ngƣời Việt Nam. Đặc biệt, tỉ lệ ngƣời lành mang gen đột biến Cd 26 rất cao. Tuy nhiên, số đột biến nghiên cứu của chúng tôi còn khá khiêm tốn so với các nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hân Hoan và Trần Thị Thúy Minh, nên có thể sẽ bỏ sót một số trƣờng hợp đột biến ít phổ biến khác. Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn sẽ phát triển kỹ thuật PCR đa mồi để phát hiện đồng thời một số đột biến khác ở ngƣời Việt Nam, ví dụ -28 (A→G), IVS1.1 (G→T), IVS1.5 (G→C), Cd 71/72 (+A). Tỉ lệ chúng tôi thu đƣợc đã góp phần bổ sung vào số liệu tỉ lệ

58

ngƣời lành mang gen bệnh β-thalassemia tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Với các trƣờng hợp mang gen bệnh, việc xác định đột biến β- thalassemia có vai trò quan trọng trong việc tƣ vấn di truyền, từ đó giúp ngăn chặn các ca bệnh thể nặng [76].

Một phần của tài liệu Phát hiện các đột biến trên gen beta globin bằng kỹ thuật ARMS PCR và lai điểm ngược (REVERSE DOT BLOT) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)