Các vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực y tế

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 62 - 68)

3 .2.2 Các dịch vụ hỗ trợ xã hội hiện có trong bệnh viện

3.2.4.Các vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực y tế

Vai trò là một thuật ngữ được sử dụng trong Xã hội học, CTXH và một số ngành khoa học khác. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò, dưới góc độ tiếp cận CTXH thì vai trò được hiểu là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Vai trò của nhân viên CTXH cũng được hiểu theo nghĩa đó. Trong tiến trình làm việc của mình tùy vào từng điều kiện, từng trường hợp mà nhân viên CTXH có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, cụ thể trong thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế nhân viên CTXH đóng những vai trò sau:

Vai trò tư vấn, tham vấn.

Nhân viên CTXH tham vấn cá nhân hoặc nhóm cho bệnh nhân, thân chủ để giúp họ vượt qua sự phụ thuộc, phục hồi sức khỏe và cách nhìn nhận cuộc sống. Nhân viên CTXH tư vấn cho bệnh nhân và người nhà những kiến thức về bệnh tật của mình và cách để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân. Tư vấn cách sử dụng thuốc, giá cả các loại thuốc, tư vấn về các dịch vụ y tế hiện có và cách thức tiếp cận các dịch vụ y tế đó, … Nhân viên CTXH tham vấn cho các đối tượng nhiễm HIV, những bệnh nhân mắc những căn bệnh nan y, tham vấn cùng cán bộ y tế để có kế hoạch trị liệu phù hợp.

Trong khi đảm nhiệm vai trò tư vấn, tham vấn nhân viên CTXH kết hợp với các kỹ năng chuyên ngành đã được đào tạo, các kỹ năng được chỉ ra đó là: Kỹ năng

giao tiếp (bao gồm kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng viết); kỹ năng can thiệp; kỹ năng vấn đàm. Những kỹ năng này được phối hợp với nhau trong quá trình tư vấn, tham vấn cùng với các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực y tế đã có, nhân viên CTXH sẽ đảm nhận tốt vai trò tư vấn, tham vấn cho người bệnh.

Sự tư vấn, tham vấn đó có thể bao gồm hướng dẫn cách chăm sóc cho người nhà, thực hiện tham vấn và giáo dục cho bệnh nhân, giới thiệu đến các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp.

Vai trò hỗ trợ bệnh nhân và cán bộ y tế

Nhân viên CTXH không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân khi họ gặp khó khăn cần được giúp đỡ mà còn là người hỗ trợ cán bộ y tế giảm bớt áp lực công việc, nâng cao hiệu quả điều trị.

Đối với bệnh nhân, nhân viên CTXH hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà làm các loại giấy tờ, thủ tục. Hỗ trợ những trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần những bệnh nhân gặp bệnh hiểm nghèo. Giải đáp những thắc mắc cho bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Khi mối quan hệ giữa bệnh nhân với những người thân trong gia đình hay với cán bộ y tế không tốt thì nhân viên CTXH trong BV sẽ giúp họ giải quyết những mâu thuẫn này.

Đối với cán bộ y tế, nhân viên CTXH giúp họ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của bệnh nhân phục vụ cho chẩn đoán và điều trị. Nhân viên CTXH giúp cho các bác sĩ và bệnh nhân hiểu biết hơn về nhau để quá trình hợp tác trong điều trị đạt kết quả cao. Trong quá trình KCB khi các cán bộ y tế gặp phải những trường hợp ngoài chuyên môn như bệnh nhân không người chăm sóc, bệnh nhân cấp cứ khẩn cấp,…thì nhân viên CTXH trong BV sẽ giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề này.

Vai trò hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách, tổ chức các chương trình y tế

Thông qua những thông tin có được khi nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình KCB của bệnh nhân. Cùng với việc tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của những cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công tác CSSK cho nhân dân, nhân viên CTXH hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế.

Bên cạnh đó nhân viên CTXH cũng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, chương trình y tế dự phòng cũng như các hoạt động khác của ngành y tế tập trung vào tuyên truyền, can thiệp để phòng ngừa bệnh tật, giúp người dân giữ gìn sức khỏe, phòng tránh tai nạn, thương tích, phòng ngừa các dịch bệnh xã hội và giúp người dân nâng cao thể trạng, tầm vóc, duy trì sức khỏe.

Ngoài ra vai trò của nhân viên CTXH trong các chương trình CSSK cho những nhóm xã hội đặc thù như người nhiễm HIV, gái mại dâm, phụ nữ bị bạo hành gia đình, trẻ em bị lạm dụng tình dục…cũng mang dấu ấn về tính hiệu quả.

Vai trò kết nối

Trong cộng đồng nói chung và tại các cơ sở y tế nói riêng, người bệnh có mối quan hệ với nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nhau. Cho nên, để giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những khó khăn, để quá trình KCB đạt hiệu quả tốt thì nhân viên CTXH phải đóng vai trò là người kết nối giữa bệnh nhân với những người xung quanh, với những dịch vụ trợ giúp thích hợp.

Thứ nhất là kết nối bệnh nhân với gia đình. Nhân viên CTXH giúp những người thân trong gia đình bệnh nhân hiểu được vai trò của mình đối với bệnh nhân. Hơn ai hết, người thân là những người luôn ở bên bệnh nhân, quan tâm, chăm sóc, động viên, an ủi, chi trả tài chính cho quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân, là chỗ dựa tinh thần và vật chất quan trọng nhất của bệnh nhân. Vì vậy kết nối bệnh nhân với gia đình là một việc làm hết sức cần thiết. Khi nhận được sự quan tâm của người thân, bệnh nhân sẽ cảm thấy mình được yêu thương, được tôn trọng từ đó có động lực để cố gắng. Kết nối người thân với bệnh nhân không chỉ giúp bệnh nhân yên tâm điều trị mà còn tạo cho bệnh nhân một niềm tin để chiến đấu với bệnh tật, niềm tin vào cuộc sống.

Thứ hai là kết nối bệnh nhân với nhân viên y tế. Nhân viên CTXH bằng những kiến thức và kỹ năng của mình sẽ tác động, trao đổi để bệnh nhân và nhân viên y tế hiểu nhau hơn. Nhân viên CTXH giúp nhân viên y tế hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống và những tâm tư, nguyện vọng, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Đồng thời giúp bệnh nhân hiểu được những dịch vụ y tế trong bệnh viện như giá cả các loại thuốc và cách sử dụng thuốc, thời gian uống thuốc, giá cả và quy trình sử dụng các loại dịch vụ, giúp bệnh nhân hiểu được kế hoạch điều trị của bác sĩ và những quy định của bệnh viện. Thông qua việc làm này Nhân viên CTXH sẽ giúp bệnh nhân và nhân viên y tế gần nhau hơn, giúp cho quá trình khám chữa bệnh được thực hiện tốt hơn.

Thứ ba là kết nối bệnh nhân với cộng đồng. Như chúng ta đã biết, mỗi cá nhân là một thực thể xã hội. Chúng ta không thể sống đơn lẻ mà luôn có mối liên hệ, sự tác động qua lại với những người xung quanh. Bởi vậy kết nối bệnh nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Nhân viên CTXH giúp cộng đồng hiểu biết về những căn bệnh xã hội đang gặp phải để có thái độ đúng đắn về căn bệnh đó. Hiểu được những khó khăn của người bệnh qua đó có sự đồng cảm, chia sẽ với người bệnh. Giúp người bệnh hiểu được sự quan tâm mà cộng đồng xã hội dành cho mình để an tâm, thoải mái điều trị bệnh.

Cuối cùng là kết nối giữa bệnh nhân với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể; kết nối giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể với nhau. Nhân viên CTXH là cầu nối giúp bệnh nhân hiểu được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế, hiểu được những chương trình, những quy định, thủ tục của bệnh viện, của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Nhân viên CTXH giúp củng cố mối liên hệ giữa các cơ quan tổ chức này để công tác CSSK cho nhân dân được thực hiện tốt hơn.

Vai trò giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong BV

Những vấn đề xã hội nảy sinh trong BV như: “cò BV”, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và cán bộ y tế, bệnh nhân không có người thân chăm sóc,… nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của quá trình KCB. Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề

này. Nhân viên CTXH trong BV có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những vấn đề đó, đưa ra các giải pháp và can thiệp để giải quyết vấn đề.

Vai trò lập kế hoạch, can thiệp giải quyết vấn đề

Nhân viên CTXH cùng với bác sĩ điều trị đóng vai trò là người lập kế hoạch can thiệp nhằm giúp đỡ người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.

Trên cơ sở xác định các vấn đề, những khó khăn, vướng mắc mà người bệnh đang gặp phải, cùng với quá trình bàn bạc, trao đổi, thảo luận với bác sĩ điều trị và bệnh nhân để đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp. Các kế hoạch được xây dựng dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu thực tế của người bệnh và tính khả thi để mang lại hiệu quả cao.

Lập kế hoạch can thiệp cho người bệnh là một việc không dễ dàng. Muốn làm tốt vai trò này, đòi hỏi nhân viên CTXH phải có các kiến thức, kỹ năng trong lập kế hoạch phát triển, hỗ trợ cho người bệnh tự lập kế hoạch cho bản thân. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH phải có khả năng, năng lực để thẩm định và cùng bác sĩ sửa chữa kế hoạch chữa trị.

Xây dựng các kế hoạch can thiệp là vai trò quan trọng, nó quyết định đến sự thành công của nhân viên CTXH trong tiến trình làm việc với người bệnh. Trong kế hoạch đó, cần đề ra mục tiêu cụ thể, cách thức thực hiện và các nguồn tài nguyên có thể huy động để thực hiện kế hoạch, đưa ra các phương án đối phó trong những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Việc xác định đúng kế hoạch can thiệp sẽ giúp người bệnh cải thiện rất nhiều tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, kế hoạch can thiệp đúng giúp cho người bệnh thay đổi tâm lý, nhận thức và hành vi để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Sau khi thực hiện kế hoạch, nhân viên CTXH tiến hành quá trình lượng giá để biết được tác động của các kế hoạch, lượng giá kết quả thực hiện để xây dựng các kế hoạch can thiệp khác phù hợp và có hiệu quả hơn cho người bệnh. Trong quá trình điều trị, nhân viên CTXH sẽ tới tận gia đình bệnh nhân để tìm hiểu mối quan hệ của bệnh nhân cũng như các yếu tố môi trường tác động tới bệnh nhân. Những

“dữ liệu” này sẽ được chuyển tải tới bác sĩ, để cùng phối hợp trong công tác chăm sóc, điều trị.

Nhân viên CTXH có thể can thiệp về mặt tâm lý xã hội với vai trò là một phần của kế hoạch điều trị kể cả việc tiếp tục hỗ trợ về mặt xã hội nếu cần các dịch vụ y tế tiếp theo. Phối hợp với các nhà chuyên môn khác để lượng giá tình trạng sức khỏe thể lực, tinh thần của bệnh nhân và tìm hiểu các nhu cầu của họ. Vận động chính sách cho bệnh nhân hoặc thân chủ để giải quyết khủng hoảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lập kế hoạch ra viện cho bệnh nhân trở về gia đình hoặc chuyển sang các cơ sở chăm sóc khác. Tổ chức nhóm trợ giúp hoặc tham vấn cho thành viên gia đình để giúp họ hiểu và hỗ trợ thân chủ, bệnh nhân. Thiết kế kế hoạch can thiệp phù hợp với điều kiện và chế độ của bệnh nhân. Giám sát, đánh giá và báo cáo về những tiến triển của bệnh nhân theo mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch can thiệp ban đầu. Xác định những trở ngại trong môi trường của bệnh nhân hoặc những tiến triển thông qua phỏng vấn và hồ sơ ghi chép về bệnh nhân.

Vai trò tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho công tác CSSK người dân

Tìm kiếm và phát huy hiệu quả các nguồn lực là một vai trò rất quan trọng của nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực y tế. Các nguồn lực trong cộng đồng bao gồm các nguồn lực từ: gia đình, các tổ chức, ban ngành, … trong xã hội. Phát huy tổng hợp sức mạnh của các nguồn lực này sẽ là sức mạnh to lớn trong hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH trong lĩnh vực y tế.

Nguồn lực có thể huy động để giúp đỡ cho bệnh nhân tại địa bàn nghiên cứu bao gồm: nguồn lực xã hội(Hội phụ nữ, phòng LĐTBXH, Đoàn Thanh niên, Hội chữ thập đỏ,…), nguồn lực tài chính(các cá nhân, tổ chức hảo tâm, các trung tâm từ thiện, các chính sách ưu đãi cho vay…)

Việc tìm kiếm nguồn lực, kết nối và phát triển nguồn lực có vai trò tạo tính hiệu quả và tính bền vững cho hệ thống dịch vụ CTXH trong lĩnh vực y tế. Nhân viên CTXH có vai trò tìm kiếm, kết nối và phát triển các nguồn lực đó. Ngoài ra, nhân viên CTXH còn phải đề ra các chương trình, hành động cụ thể có khả năng thu hút các nguồn lực trong cộng đồng cũng là một việc làm cần được quan tâm chú trọng.

Nhân viên CTXH còn là những người vận động cho các chương trình gây quỹ của BV, vận động các trang thiết bị y tế, vận động các nguồn tài trợ về nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực cho ngành y. Những hoạt động của nhân viên CTXH cũng góp phần quảng bá hình ảnh của ngành y, nâng cao uy tín và chất lượng của các dịch vụ KCB.

Nhân viên CTXH giới thiệu bệnh nhân, thân chủ hoặc gia đình của họ tới các nguồn lực của cộng đồng nhằm trợ giúp họ phục hồi sức khỏe, tiếp cận với các dịch vụ như hỗ trợ tài chính, trợ giúp tư pháp, nhà ở, công việc hay giáo dục. Kết nối bệnh nhân đến với các dịch vụ xã hội, vận động xã hội tham gia vào việc hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân. Vận động sự tham gia ủng hộ từ thiện từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và những nhà hảo tâm để giúp đỡ người bệnh.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 62 - 68)