Phương pháp quan sát.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 28 - 30)

Đây là phương pháp đã được người nghiên cứu sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. Thực chất của phương pháp này là quá trình tri giác và ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu dựa trên một số đặc trưng là tính hệ thống, tính kế hoạch và tính mục đích.

Để thu nhận được những thông tin cần thiết, có được những tài liệu về những đặc trưng cơ bản của thực hành CTXH trong BV, không bỏ sót những sự kiện quan trọng nào có liên quan đến những khía cạnh khác nhau của thực hành CTXH trong BV thì với mỗi quan sát, trong chương trình nghiên cứu của mình người nghiên cứu đã đưa ra kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện quan sát.

Thứ nhất, người nghiên cứu xác định một cách sơ bộ khách thể của quan sát, đó là bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân, cán bộ, nhân viên y tế, các cơ quan/tổ chức có liên quan, những hoạt động diễn ra trong bệnh viện…Phân loại khách thể quan sát, phân loại những sự kiện những hiện tượng dựa trên những đặc điểm và quy tắc logic nhất định phù hợp với mục đích quan sát.

Thứ hai, là người nghiên cứu xác định thời gian, địa điểm và cách thức quan sát. Căn cứ vào đối tượng được quan sát và cách thức quan sát mà người nghiên cứu ấn định thời gian và địa điểm. Chẳng hạn, để quan sát thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân người nghiên cứu tiến hành quan sát vào thời điểm mà bác sĩ đi khám bệnh cho bệnh nhân. Để quan sát tổng quan về BV người nghiên cứu quan sát vào nhiều thời điểm khác nhau. Có thể là vào sáng sớm hoặc vào giữa buổi.

Thứ ba, người nghiên cứu tiến hành quan sát thu thập thông tin. Trong mỗi quan sát, trước hết người nghiên cứu quan sát môi trường (bối cảnh) xung quanh đối tượng được quan sát, mối quan hệ của đối tượng với môi trường đó, vai trò của đối tượng trong môi trường đó. Sau đó người nghiên cứu quan sát và ghi nhận những hành vi của đối tượng được quan sát qua những hành động, hoạt động và ngôn từ.

Thứ tư, người nghiên cứu thực hiện việc ghi chép từ những gì quan sát được. Người nghiên cứu tiến hành ghi chép theo nhiều cách khác nhau. Có cả ghi chép công khai trước những người được quan sát, ghi chép theo hồi tưởng và ghi bằng các phương tiện phim ảnh, ghi âm…

Thứ năm, người nghiên cứu tiến hành kiểm tra lại những gì quan sát được bằng cách quan sát lặp lại nhiều lần, sử dụng các tài liệu có lên quan, trò chuyện, trao đổi với những người có trong tình huống quan sát.

Trong quá trình quan sát tùy vào ưu điểm và nhược điểm của từng loại quan sát mà người nghiên cứu đã thực hiện đan xen nhiều loại quan sát khác nhau. Đối với cán bộ, nhân viên y tế người nghiên cứu sử dụng loại quan sát theo chuẩn mực, quan sát công khai, quan sát tham dự. Đối với bệnh nhân và người nhà người nghiên cứu sử dụng loại quan sát tự do, quan sát công khai, quan sát bí mật, quan sát một lần và nhiều lần.

Quan sát thường mang lại những thông tin mang đặc tính mô tả. Nhờ phương pháp quan sát mà người quan sát có thể cảm nhận trực tiếp những hành vi, những sự kiện và các quá trình. Nó cho phép thấy được sự phát triển của các biến cố, cho phép nghiên cứu được đặc tính của cá nhân trong những tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w