Phương pháp phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 30 - 31)

Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định. Phương pháp được người nghiên cứu thực hiện với 16 đối tượng được chia làm 9 nhóm.

Bảng 2.1: Số người phỏng vấn sâu phân theo nhóm đối tượng:

Stt Đối tượng phỏng vấn Số lượng

1 Cán bộ phòng y tế huyện 1

2 Cán bộ TTYTDP huyện 1

3 Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Can Lộc 1

4 Trạm trưởng trạm y tế xã Vĩnh Lộc 1

5 Nhân viên y tế làm việc tại BVĐK Can Lộc (1 bác sĩ, 1 y tá, 1 nhân viên làm thủ tục)

3

6 Cán bộ phòng LĐTBXH 1

7 Cán bộ Hội Phụ nữ 1

8 Cán bộ Đoàn Thanh niên 1

9 Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân

(2 bệnh nhân nam, 2 bệnh nhân nữ, 2 người nhà bệnh nhân (1 nam-1 nữ)

6

10 Tổng 16

Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, người nghiên cứu đã xây dựng các “Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu” cho 9 nhóm đối tượng. Xin xem chi tiết ở phần phụ lục 1. Trong đó:

 Với mỗi nhóm đối tượng người nghiên cứu xác định sợ bộ những thông tin cần thu thập.

 Chuẩn bị một số câu hỏi trọng tâm cho mỗi nhóm đối tượng sẽ tiến hành phỏng vấn.

 Dự định cách thức phỏng vấn từng đối tượng.

Sau khi có “Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu” người nghiên cứu đã chủ động liên hệ với từng đối tượng để có kế hoạch về thời gian và địa điểm phỏng vấn.

Trong quá trình phỏng vấn người nghiên cứu chủ yếu sử dụng loại phỏng vấn trực tiếp. Để thu được những thông tin đa chiều và chính xác người nghiên cứu đã vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe,…vào quá trình phỏng vấn.

Kết quả thu được khi sử dụng phương pháp này là:

 Giúp người nghiên cứu có được các thông tin về cơ cấu tổ chức cũng như vai trò của hệ thống mạng lưới y tế huyện và các cơ quan, ban ngành liên quan.

 Giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ giữa các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác CSSK cho nhân dân.

 Thu thập được những thông tin cần thiết có tính chất chiều sâu về những khó khăn trong công tác KCB và những hoạt động liên quan đến công tác CSSK cho những đối tượng đặc thù.

 Biết được thực trạng các thực hành CTXH tại địa bàn nghiên cứu và ý kiến, quan điểm của các cấp, các ngành về vấn đề thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế.

 Làm rõ được nhu cầu và đưa ra các giải pháp để phát triển CTXH trong BV.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w