Đặc điểm của bệnh nhân tại bệnh viện Về số lượng, độ tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 42 - 47)

7 Phòng chức năng 13 Khoa chuyên môn

3.1.3Đặc điểm của bệnh nhân tại bệnh viện Về số lượng, độ tuổi và giới tính

Về số lượng, độ tuổi và giới tính

Tổng số bệnh nhân được lựa chọn khảo sát trong đề tài là 80 bệnh nhân. Sáu khoa có bệnh nhân được lựa chọn khảo sát bao gồm: Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Sản, Khoa Ung Bướu, Khoa Răng-Hàm-Mặt và Khoa Tai-Mũi-Họng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% số mẫu nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh và phân bố chủ yếu ở hai khu vực là nông thôn và miền núi. Trong 80 bệnh nhân được khảo sát có 72.5% bệnh nhân ở khu vực nông thôn, 27.5% ở khu vực miền núi. Điều này cho thấy điều kiện sống của đa số bệnh nhân ở đây còn gặp nhiều khó khăn.

Về giới tính: đề tài cũng lựa chọn và phân bổ số lượng bệnh nhân theo giới tương đối tương ngang bằng nhau nhằm đảm bảo yếu tố giới trong nghiên cứu. Với tổng số 80 bệnh nhân được khảo sát có 34 bệnh nhân nam chiếm 42%, 46 bệnh nhân nữ chiếm 58%.

Về độ tuổi: toàn bộ bệnh nhân được lựa chọn khảo sát nghiên cứu trong đề tài có độ tuổi từ 14-85 tuổi. Như vậy, độ tuổi của bệnh nhân khá đa dạng ở hầu hết mọi lứa tuổi kể cả trẻ em, thanh niên hay người cao tuổi đều có thể gặp vấn đề về sức khỏe phải đến BV để khám và chữa trị. Việc phân bố mẫu nghiên cứu ở nhiều độ tuổi khác nhau có mục đích là tìm hiểu xem ở độ tuổi nào thì thường mắc những

chứng bệnh gì? Kết quả khảo sát cho thấy, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì tình trạng bệnh tật cũng khác nhau. Trẻ em thường mắc các chứng bệnh về hô hấp, răng miệng. Người già thường bị các bệnh về tiêu hóa. Suy nghĩ của người bệnh về tình trạng bệnh tật của mình và khả năng phòng chống, chữa trị bệnh cũng khác nhau ở các độ tuổi. Người trẻ có tinh thần lạc quan hơn người già.

Về trình độ học vấn và điều kiện gia đình

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau về trình độ học vấn giữa các bệnh nhân. Trong đó số bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (45%). Tiếp đến là số bệnh nhân có trình độ cấp 2 (21.3%) và trung cấp/cao đẳng (11.5%). Chỉ có 1.3% bệnh nhân được khảo sát chưa từng đi học. Như vậy, trình độ dân trí của người bệnh tương đối cao. Nhận thức của bệnh nhân về bệnh tật và các vấn đề liên quan cũng tương đối tốt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác KCB tại BV.

Bảng 3.4: Bảng thể hiện trình độ học vấn của bệnh nhân.

Stt Trình độ học vấn Số lượng (người) Chiếm tỷ lệ(%)

1 Mù chữ/chưa từng đi học 1 1.3

2 Cấp 1 11 13.8

3 Cấp 2 17 21.3

4 Cấp 3 36 45

5 Trung cấp/cao đẳng 9 11.5

6 Đại học/sau đại học 6 7.1

Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng trình độ học vấn tỷ lệ thuận với mức thu nhập của bệnh nhân. Những bệnh nhân có trình độ học vấn cao thường có thu nhập cao hơn giúp họ giảm bớt những khó khăn về tài chính trong quá trình KCB. Ngược lại, những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp thường có thu nhập thấp hơn và họ không có điều kiện để tiếp cận với những dịch vụ y tế có mức chi phí cao.

Về điều kiện gia đình: Kết quả khảo sát trên 80 bệnh nhân cho thấy số thành viên trong gia đình các bệnh nhân giao động trong khoảng từ 1-5 người. Những gia đình có 1 thành viên thường là người già hoặc những người đã ly hôn mà chưa tái hôn. Những gia đình bệnh nhân có 3 đến 4 thành viên thường là những gia đình có hai thế hệ là cha mẹ và con cái sinh sống với nhau. Còn những gia đình có 5 thành viên trở lên thường là những gia đình có 3 thế hệ chung sống là ông bà, cha mẹ và con cháu. Trong số 80 bệnh nhân được khảo sát thì số bệnh nhân sống trong gia đình có 3-4 thành viên chiếm tỷ lệ lớn 73.8%(59/80). Còn lại 21 bệnh nhân sống trong gia đình 1, 2, 5 thế hệ chiếm 26.2%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có một số bệnh nhân phải sống trong điều kiện gia đình ly thân, ly hôn, góa. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và kết quả điều trị của bệnh nhân. Hơn nữa, đa số bệnh nhân được lựa chọn khảo sát sống ở vùng nông thôn và miền núi nên điều kiện kinh tế của gia đình rất khó khăn. Hơn một nửa số bệnh nhân được khảo sát (62.5%) cho rằng tình trạng kinh tế của gia đình mình là tạm đủ sống. Trong khi đó 25% bệnh nhân được hỏi cho biết tình trạng gia đình hiện tại là đủ sống. Tỷ lệ gia đình bệnh nhân có mức sống thoải mái chiếm rất ít (2.5%).

Biểu đồ 3.1 cho thấy đa số gia đình của bệnh nhân thuộc diện hộ cận nghèo (32%) và hộ trung bình (41%). Tỷ lệ hộ khá

giả là rất ít (14%). Có 13% gia đình những bệnh nhân được khảo sát thuộc diện hộ nghèo, đời sống khó khăn nên họ không có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ CSSK. Kết quả điều tra cho thấy điều kiện hoàn cảnh của gia đình cũng là một trong những yếu tố tác động đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Những bệnh nhân sống trong

gia đình khá giả sẽ có điều kiện CSSK và KCB tốt hơn. Những hộ gia đình khá giả có chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ hơn nên khả năng đề kháng của cơ thể tốt, ít bị bệnh hơn. Khi bị bệnh họ cũng có điều kiện về vật chất, tài chính để sử dụng những dịch vụ y tế có chất lượng do vậy hiệu quả điều trị được đảm bảo. Còn những

bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình nghèo khó thì ngược lại. Họ thiếu cơ hội để được thụ hưởng những dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Đặc điểm tâm lý

Kết quả phỏng vấn sâu một số bệnh nhân cho thấy đặc điểm tâm lý của đa số bệnh nhân đang KCB tại BVĐK Can Lộc là buồn chán, trầm lặng, lo lắng, suy nghĩ về bệnh tình của mình, đôi khi bệnh nhân tự cách ly mình, ít thổ lộ với ai.

Khi bị bệnh người bệnh rất lo âu cho mình và gia đình, mong muốn chóng khỏi bệnh để trở lại cuộc sống gia đình và xã hội. Khi bị bệnh nghiêm trọng họ thường rất sợ bị biến chứng, sợ chết, sợ tàn phế,...

Tình trạng bệnh tật

Theo kết quả khảo sát 80 bệnh nhân đang đến khám và điều trị tại BV cho thấy người bệnh ở đây bị nhiều loại bệnh khác nhau. Chiếm tỷ lệ cao nhất là những bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa (32%), hô hấp (29%), thần kinh (12%), xương khớp (11%) và bị tai nạn giao thông (6%). Bệnh nhân đến khám và chữa trị tại BV bằng nhiều cách khác nhau như tự đến xin khám/chữa trị, thông qua chuyển tuyến của trạm y tế, thông qua giới thiệu của các tổ chức, cơ quan và một số cách khác nhưng chủ yếu là tự đến xin khám/chữa trị (75%) và thông qua chuyển tuyến của trạm y tế xã(16.3%). Tùy vào loại bệnh và mức độ bệnh mà thời gian điều trị của bệnh nhân cũng có sự khác nhau.

Kết quả khảo sát cho thấy số người bệnh điều trị trong khoảng thời gian từ 1- 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với

51%. Đây đa phần là những bệnh nhân mắc các loại bệnh thông thường như bệnh đau bụng, đau dạ dày, viêm họng, viêm mũi dị ứng… nhưng còn ở mức độ nhẹ. Chỉ có 7% bệnh nhân có thời gian điều trị trên

30 ngày. Đó là những bệnh nhân bị suy thận, ung thư, đau thần kinh…với mức độ bệnh khá nặng.

Những khó khăn gặp phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình KCB tại BV người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, do điều kiện kinh tế có hạn nên đa số người bệnh được khảo sát đều cho rằng họ thiếu tiền để trả chi phí khám/điều trị. Kết quả khảo sát cho thấy chi phí KCB của bệnh nhân có sự chênh lệch nhau khá lớn. Những bệnh nhân đến khám bệnh và lấy thuốc chi phí phải trả thường thấp hơn những bệnh nhân bị bệnh nặng đang điều trị với thời gian dài. Trong số 80 bệnh nhân được khảo sát có tới 28 bệnh nhân(chiếm 35%) phải vay nợ với mục đích để trả tiền điều trị bệnh.

Thứ hai, đa số bệnh nhân đều gặp khó khăn trong quá trình làm các loại giấy tờ thủ tục tại BV. Kết quả khảo sát cho thấy có 83.7% bệnh nhân được phỏng vấn trả lời là có gặp khó khăn khi làm các loại giấy tờ, thủ tục như: thủ tục khám bệnh, thủ tục nhập viện, thủ tục thanh toán BHYT, thủ tục xin điều trị ngoại trú….

Biểu đồ 3.3 cho thấy số bệnh nhân gặp khó khăn trong khi làm thủ tục xin nhập viện chiếm tỷ lệ cao

nhất với 48.8%, tiếp theo là thủ tục đăng ký khám bệnh với 28.8%. Chỉ có 1.3% bệnh nhân gặp khó khăn khi làm thủ tục xin điều trị ngoại trú.

Một khó khăn không thể không nhắc đến của người bệnh đó là khó khăn về tâm lý. Đa số

người bệnh đều gặp vấn đề về tâm lý cần được tư vấn, hỗ trợ. Khi bị bệnh người bệnh thường không hiểu rõ được tình trạng bệnh tật của mình, không biết về giá cả các loại thuốc, các loại dịch vụ, có những bệnh nhân còn không có người chăm sóc hàng ngày, không có tiền để trả chi phí điều trị…dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ, chán nản.

Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số khó khăn khác như: không người thân chăm sóc hàng ngày, không có thu nhập để lo cho gia đình, không mua được thuốc để điều trị, phải chăm sóc con nhỏ, mâu thuẫn với nhân viên y tế, …

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” pptx (Trang 42 - 47)