Quy trình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu phân tích sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 32 - 34)

Nhân tố lõi Nhân tố mố

2.4Quy trình nghiên cứu:

Sơ đồ 2. 1. Quy trình nghiên cứu của tác giả

Quy trình nghiên cứu của tác giả sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 02 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ:

- Nghiên cứu định tính được tổng hợp từ lý thuyết nghiên cứu trước đây, rồi từ đó tham khảo các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài để hình thành thang đo nháp 1. Kế đến, công việc thảo luận nhóm được tổng hợp cách cho điểm từ 02 nhóm đối tượng khách hàng (mỗi nhóm 08 người) tập trung chủ yếu trả lời cho các thang đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung và chất lượng dịch vụ tại Eximbank- CN Phú Mỹ Hưng nói riêng để chỉnh sửa câu từ và ngữ nghĩa phù hợp với đối tượng khảo sát.

- Tiếp theo nghiên cứu định lượng sơ bộ với 50 khách hàng cá nhân đầu tiên theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để đánh giá tính nhất quán và cấu trúc thang đo. Sau khi thu thập dữ liệu, các biến số được mã hóa và thông tin trên phiếu điều tra được nhập vào máy. Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis). Nghiên cứu sơ bộ sẽ sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định

lượng với cỡ mẫu là 250 mẫu (khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch dịch vụ tại

Eximbank- CN Phú Mỹ Hưng) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu này được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụphân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis), ) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0. Mục đích chính nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu, phân nhóm các biến quan sát còn lại vào các yếutố phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cho phù

24

Một phần của tài liệu phân tích sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh phú mỹ hưng (Trang 32 - 34)