NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 81 - 84)

CHO NHNNo & PTNT - CHI NHÁNH CÁI RĂNG

Trong hoạt động của Ngân hàng, việc tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn có quan hệ mật thiết với nhau và luôn tác động cùng chiều với nhau. Việc tạo nguồn vốn ổn định sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng cùng với chất lượng tín dụng cũng là điều mà mỗi Ngân hàng luôn hướng tới và càng được Ngân hàng quan tâm chặt chẽ trong môi trường cạnh tranh gây gắt hiện nay, để có thể vừa hạn chế được những rủi ro về tín dụng, vừa đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp:

5.2.1. Cải thiện công tác cho vay

- Trước sự khó khăn trong việc thu hút khách hàng vay vốn, bởi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các Ngân hàng về hình thức vay, lãi suất. Việc tìm kiếm được những khách hàng tốt là rất khó. Vì vậy, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá hình thức cho vay, lãi suất cho vay cần điều chỉnh thật linh hoạt nhưng vẫn phải tính toán sao cho lợi nhuận vẫn được đảm bảo.

- Hiện nay việc đảm cho vay thực hiện đầy đủ các quy định tín dụng của Ngân hàng thường ít được thức hiện đúng quy trình, do áp lực cạnh tranh. Trước tình hình đó, Ngân hàng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tín dụng, phân loại khách hàng, phân tích mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng để giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro.

- Đối với các khách hàng tốt: Có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để giữ chân họ. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt.

5.2.2. Giảm thiểu nợ xấu

Nợ xấu hiện nay đang là áp lực lớn đối với nền kinh tế cũng như hệ thống NHTM. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, công tác giám sát quản lý nợ xấu, trong đó có việc phát hiện sớm những dấu

70

hiệu của nợ xấu, trở nên rất cần thiết, giúp các NHTM kịp thời có biện pháp ứng phó, giảm thiểu rủi ro nợ xấu cũng như tác hại của nó đối với hoạt động ngân hàng.

Đối với NHNNo & PTNT – Chi nhánh Cái răng ,việc nhận diện sớm các khoản nợ xấu được tiến hành bằng nhiều biện pháp sau:

- Rà soát lại các khoản nợ đã đến hạn của những khách hàng vẫn chưa trả do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Phân loại các khoản nợ này thành các nhóm nợ, để tiện cho việc theo dõi và đưa ra những biện pháp xử lý thiết thực cho từng nhóm nợ. Tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng những biện pháp cụ thể và xử lý các nhóm nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng.

- Cảnh giác đối với các khoản nợ không đảm bảo và các khoản nợ có khả năng trở thành nợ xấu. Hạn chế cho vay với các khách hàng đã từng có nợ quá hạn. Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời và thích hợp.

5.2.3. Thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, để xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra bình thường và liên tục. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ của NHNN, và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng.

5.2.4. Phân tán rủi ro

Biện pháp phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẽ rủi ro giữa các nhà đầu tư với nhau. Ngân hàng có thể thực hiện cho vay đồng tài trợ trên một dự án. Bởi vì khi nền kinh tế phát triển thì việc hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các Ngân hàng là điều tất yếu nhằm hạn chế rủi ro và cùng nhau tồn tại, phát triển. Đây vừa là yêu cầu quan trọng của mỗi Ngân hàng, cũng vừa là xu thế hội nhập và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay.

5.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Mở rộng nguồn tuyển dụng: Tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, có chính sách sử dụng, đãi ngộ và khuyến khích thoả đáng nguồn nhân lực có trình độ làm việc tại Ngân hàng.

71

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, mặc dù đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống ngân hàng nói chung và NHNNo&PTNT nói riêng đã có những nổ lực rất lớn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn và dịch vụ Ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động tín dụng của NHNNo & PTNT - Chi nhánh Cái Răng đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Việc chuyển dịch cơ cấu cho vay, đầu tư vốn vào các ngành trọng điểm giúp cho doanh nghiệp có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, vừa tạo thu nhập cho Ngân hàng, vừa góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Tuy vậy, một số ngành có nhiều tiềm năng nhưng chưa được cung ứng vốn phù hợp (ngành nông nghiệp), dư nợ một số ngành có rủi ro còn cao.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2011- 6/2014 tuy có nhiều sự biến động. Nhưng Ngân hàng cũng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ như: công tác thu hồi các khoản nợ tồn động kéo dài tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng nhưng luôn được Ngân hàng (xét theo thành phần kinh tế) kiềm chế ở mức dưới 3%.

Để đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự đoàn kết nổ lực không ngừng của toàn thể ban giám đốc, cán bộ công nhân viên Ngân hàng luôn quyết tâm hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cùng với phong cách phục vụ ân cần, vui vẻ theo phương chăm lấy hiệu quả hoạt động của khách hàng làm mục tiêu phát triển của mình. NHNNo & PTNT – Chi nhánh Cái Răng ngày càng tạo được lòng tin của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các Tổ chức Tín dụng, 2010. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

2. Luật Doanh nghiệp, 2005. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

3. Luật Hợp tác xã, 2003. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

4. Nguyễn Đăng Dờn, 2009, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Hữu Mạnh, 2013.Quản trị rủi ro Ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Lao động.

6. Nguyễn Năng Phúc, 2009. Phân tích báo cáo tài chính. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

7. Nguyễn Thanh Nguyệt và Trần Ái Kết, 2001. Giáo trình quản trị tài chính. Đại học Cần Thơ.

8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, 2005. Hà Nội: NXB chính trị Quốc gia.

9. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg, 2007. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

10. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

11. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Giáo trình quản trị Ngân hàng

thương mại. Đại học Cần Thơ.

12. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 81 - 84)