Nợ xấu khách hàng doanh nghiệp tại NHNNo & PTNT Việt Nam – Ch

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 71 - 73)

– Chi nhánh Cái Răng giai đoạn 2011-06/2014

4.5.2.1. Nợ xấu KHDN theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn 2011-06/2014

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì nợ xấu là con số mà các ngân hàng đều không muốn xảy ra vì nợ xấu có thể sẽ thành các khoản nợ nguy cơ không thu hồi lại được rất cao, tuy nhiên tình trạng này là không thể tránh khỏi đối với các ngân hàng vì rủi ro luôn đi đôi với lợi nhuận.

60

Bảng 4.10: Nợ xấu KHDN theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-06/2014 của Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2011-06/2014

Ngành kinh tế Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản 0 0 0 0 0 0 x 0 x 0 x

Công nghiệp chế biến 0 0 0 0 0 0 x 0 x 0 x

Xây dựng 0 0 0 0 2.500 0 x 0 x 2.500 x

Bán buôn, bán lẻ 0 0 0 0 0 0 x 0 x 0 x

Vận tải kho bãi 0 0 0 0 0 0 x 0 x 0 x

Hoạt động dịch vụ khác 0 700 700 700 700 700 x 0 x 0 x

61

Nợ xấu theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang các nhóm nợ xấu. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng tín dụng.

Để có thể xem trong thời gian qua Ngân hàng đang gặp thực trạng nợ xấu như thế nào cũng như là xem xét ngành kinh tế có nợ xấu ở mức cao thì tác giả tiến hành phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế.

Dưới đây là bảng số liệu phân tích nợ xấu khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế như sau:

Từ bảng 4.10 ta có thể thấy được nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế đang có xu hướng tăng, chủ yếu tập trung vào ngành kinh tế đó là xây dựng và hoạt động dịch vụ khác (hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ).

Tuy nợ xấu tăng nhưng chỉ tập trung vào chỉ có 2 ngành kinh tế. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp hạn chế có hiệu quả. Tuy vậy, Ngân hàng cần phải có những hành động để kiềm chế sự gia tăng của thực trạng nợ xấu hiện nay, để bảo bảo lợi nhuận cho Ngân hàng.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, thực trạng nợ xấu có dấu hiệu tăng rất mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân là khoản mục ngành kinh tế xây dựng phát sinh đầu năm 2014. Như đã nói ở trên, Ngân hàng đang có xu hướng giảm cho vay đối với ngành này, nhưng vẫn không hạn chế được rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 71 - 73)