ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNNo &

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 75)

PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÁI RĂNG GIAI ĐOẠN 2011-06/2014

Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN giai đoạn 2011-6/2014 của Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 06-2013 06-2014 Nguồn vốn 381.558 419.994 513.608 466.474 588.605 Doanh số cho vay 191.407 232.930 155.690 87.700 65.820 Doanh số thu nợ 158.900 207.746 161.996 84.256 72.859 Dư nợ 126.370 151.554 145.248 154.998 138.209 Nợ xấu 0 700 700 700 3.200 Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) 0 20 43 45 147 Dư nợ bình quân 106.579 139.652 149.482 154.357 142.511 Tổng dự phòng RRTD 105 511 365 168 296 Tỷ lệ nợ xấu (%) x 0,46 0,48 0,45 2,32 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 1,49 1,49 1,08 0,55 0,51 Hệ số dự phòng RRTD (%) 0,10 0,37 0,24 0,11 0,21 Hệ số khả năng mất vốn (%) x 0,01 0,03 0,03 0,10 Hệ số thu nợ (%) 83,02 89,19 104,05 96,07 110,69

Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2011-06/2014

4.5.1. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng được xác định bằng tỷ lệ giữa dự phòng được trích lập trong kỳ và dư nợ bình quân cho biết khả năng bù đắp rủi ro của Ngân

64

hàng. Nếu hệ số này quá cao so với nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng mất hiệu quả trong việc sử dụng vốn do Ngân hàng tốn nhiều chi phí cơ hội cho việc trích lập dự phòng rủi ro.

Qua bảng 4.12 hệ số này nhìn chung có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Điều này cho thấy Ngân hàng đang sử dụng vốn có hiệu quả tốt dần, không tốn nhiều chi phí cho việc trích lập dự phòng.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình bắt đầu thay đổi, dự phòng tăng lên, dự nợ bình quân lại giảm nên đã làm cho hệ số này tăng lên đang kể. Giai đoạn này, Ngân hàng sử dụng vốn thiếu hiệu quả hơn, nợ xấu trong tổng dư nợ có xu hướng tăng hơn so với cùng kỳ.

Tóm lại, hoạt động Ngân hàng thường đối mặt với nhiều rủi ro nên việc trích lập dự phòng là một nghiệp vụ cần thiết trong quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng lớn đã trở thành một quy luật kinh tế nghiệt ngã nhất trong nghề “buôn tiền”. Tuy nhiên, Ngân hàng trích lập dự phòng nhiều quá sẽ làm tăng chi phí cơ hội, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

4.5.2. Hệ số khả năng mất vốn

Chưa bao giờ, kinh doanh ngân hàng trở nên “bấp bênh” trước những khoản nợ xấu đang ngày càng gia tăng như hiện nay, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn – nhóm nợ mà Ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phòng cụ thể 100%. Để đo lường rủi ro mà nhóm nợ này đem lại ta sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng mất vốn.

Từ bảng 4.12 thể hiện nhìn chung hệ số khả năng mất vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm theo tình hình kinh tế. Điều này cho thấy, nợ thuộc nhóm 5 này đang có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguyên nhân có thể xem xét từ nhiều phía, thứ nhất do tình hình kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Thứ hai, do phía Ngân hàng không thẩm định phương án cho vay kĩ càng.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này bắt đầu có xu hướng tăng lên so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do nợ nhóm 5 có dấu hiệu gia tăng, so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, Ngân hàng chưa cho thấy biện pháp để khắc chế.

4.5.3. Hệ số thu nợ

Qua bảng 4.12 thể hiện nhìn chung trong 3 năm hệ số thu nợ có sự tăng trưởng khá tốt, có năm vượt trên 100% (năm 2013), cho thấy các cán bộ tín dụng

65

đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ nhằm giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh. Bên cạnh đó cũng nhờ sự hợp tác của khách hàng trong việc trả nợ.

Tình hình bước sang 6 tháng đầu năm 2014 tình hình còn cho thấy khả qua hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, Ngân hàng đang tiến hành rất tốt công tác thu hồi nợ.

4.5.4. Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung từ bảng 4.12 ta thấy số vòng quay vốn tín dụng có hướng giảm nhưng vẫn còn lớn hơn 1, vẫn chấp nhận được. Có những năm, tốc độ luân huyển vốn tín dụng của Chi nhánh tương đối nhanh (2011, 2012), cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh. Bước sang năm 2013, do doanh số thu nợ giảm, dư nợ bình quân lại tăng làm cho tốc độ vòng quay bắt đầu giảm.

Tốc độ luân chuyển vốn đối với 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng chậm lại và giảm đi so với cùng kỳ và nhỏ hơn 1. Nguyên nhân do các khoản nợ đến hạn vào cuối năm, cùng với đó các khoản nợ trung, dài hạn tăng nên làm cho vong quay chậm và nhỏ hơn 1.

4.5.5. Tỷ lệ nợ xấu

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt, nó đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng Ngân hàng càng cao và ngược lại. Hiện nay, nợ xấu trên tổng dư nợ được NHNN cho phép không vượt quá 3% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng được xem là đạt chất lượng tín dụng tốt.

Từ bảng số liệu ta thấy tỷ lệ này đang có xu hướng tăng qua các năm, nguyên nhân là do nợ xấu của Ngân hàng bắt đầu phát sinh và không được kiểm soát tốt, cùng với đó dư nợ có xu hướng giảm dần làm cho tỷ lệ này gia tăng.

Tình hình này đến 6 tháng đầu năm 2014 thậm chí tăng rất nhanh so với cùng kỳ, chủ yếu là do nợ xấu tăng nhanh. Điều này cho thấy, rủi ro đối với Ngân hàng ngày càng cao.

Để nhìn thấy rõ hơn rủi ro đối với Ngân hàng, ta sẽ đi phân tích sâu hơn tỷ lệ nợ xấu theo từng ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Từ đó, có thể tìm ra được nguyên nhân và hạn chế được phần nào rủi ro đối với Ngân hàng.

66

4.5.1.1. Tỷ lệ nợ xấu của KHDN theo ngành kinh tế

Đánh giá tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế giúp cho Ngân hàng nhận biết được ngành nào có rủi ro cao cần phải có biện pháp phòng ngừa, ngành nào có rủi ro thấp thì mợ rộng hoạt động cho vay đối với đối tượng đó.

Để thấy rõ tình hình này trong Ngân hàng, bảng 4.13 sẽ phân tích rõ cho ta thấy:

Bảng 4.13: Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-06/2014 của Ngân hàng

ĐVT: Phần trăm (%)

Ngành kinh tế Năm

2011 2012 2013 06/2013 06/2014 Nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản 0 0 0 0 0

Công nghệ chế biến 0 0 0 0 0

Xây dựng 0 0 0 0 3,50

Bán buôn, bán lẻ 0 0 0 0 0

Vận tải kho bãi 0 0 0 0 0

Hoạt động dịch vụ khác 0 5,99 6,15 6.11 6,07

Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2011-06/2014

Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy chỉ tiêu này qua 03 năm có xu hướng tăng chủ yếu là hoạt động dịch vụ khác, và tỷ lệ nợ xấu đạt mức trên 3%, điều cho thấy Ngân hàng vẫn chưa kiểm soát được tình nợ xấu đối với lĩnh vực kinh doanh này. Chỉ tiêu này cho thấy công tác tín dụng của Ngân hàng chưa được đánh giá tốt. Vì vậy, Ngân hàng cần xem xét kỹ phương án cũng như thận trọng trong việc đánh giá khách hàng và công tác thẩm định cho vay. Ngoài ra nợ xấu phát sinh do doanh nghiệp không sử dụng vốn theo đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng không kiểm soát được dẫn đến tình trạng khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng do đó rủi ro nợ xấu xảy ra. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn cũng dẫn đến khả năng trả nợ của Ngân hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này vẫn không được kiểm soát thậm chí còn gia tăng, nguyên nhân thì hoạt động ngành xây đang gặp khó, bất động sản ứ đọng nhiều, nợ xấu đối với lĩnh vực này gia tăng.

Tóm lại qua phân tích tình hình nợ xấu cho thấy tỷ lệ nợ xấu đang tăng dần, công tác quản lý nợ của Chi nhánh chưa được chú trọng, chất lượng tín dụng vẫn

67

còn thấp. Ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng, để hạn chế những rủi ro đối với Ngân hàng.

4.5.1.2. Tỷ lệ nợ xấu của KHDN theo thành phần kinh tế

Bảng 4.14: Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011-06/2014 của Ngân hàng

ĐVT: Phần trăm (%)

Thành phần kinh tế Năm

2011 2012 2013 06-2013 06-2014

CTCP 0 0 0 0 23,32

Công ty TNHH 0 1,87 2,03 2,02 1,74

Doanh nghiệp tư nhân 0 0 0 0 0

Hợp tác xã 0 0 0 0 0

Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2011-06/2014

Qua bảng số liệu 4.14 tỷ lệ này đối với thành phần kinh tế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013 nhưng vẫn ở mức chấp nhận được (dưới 3%). Điều này cho thấy, so với ngành kinh tế thì tỷ lệ này được phía Ngân hàng kiểm soát tốt hơn.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do tỷ lệ khoản mục CTCP tăng mạnh nên ảnh hưởng đến tỷ lệ này, chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gặp khó khăn trong tình hình thị trường của ngành không được tốt, dẫn đến Ngân hàng gặp rủi ro khá cao đối với đối tượng khách hàng này. Chi nhánh cần quan tâm sâu hơn vấn đề này và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu, kéo giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể.

Tóm lại: Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy, mặc dù công tác thu

hồi nợ của Ngân hàng diễn ra khá tốt nhưng vẫn không hạn chế triệt để được rủi ro đối với Ngân hàng. Nợ xấu phát sinh, thậm chí còn gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2014, cùng với đó là nợ nhóm 5 cũng tăng theo làm cho rủi ro đối với Ngân hàng cũng tăng theo. Ngoài ra, nợ xấu tăng buộc Ngân hàng phải tăng dự phòng, vi vậy làm cho chi tăng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Nhưng nhìn chung với điều kiện kinh tế hiện nay, việc Ngân hàng có những kết quả như trên cũng là điều đáng khích lệ.

68

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –

CHI NHÁNH CÁI RĂNG

5.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNNo & PTNT - CHI NHÁNH CÁI RĂNG GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014 NHÁNH CÁI RĂNG GIAI ĐOẠN 2011 – 06/2014

5.1.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất: Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng phát

triển của địa phương và chủ trương của ngành, chủ động tiếp cận và nắm bắt tình hình kinh tế thị trường, ưu tiên vốn đầu tư cho các chương trình trọng điểm.

Thứ hai : Hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn ở mức cao trên 80% qua các

năm. Thấy được công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, cũng như ý thức trách nhiệm của khách hàng đối với khoản tiền vay ngày càng cao. Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế được Ngân hàng kiềm hãm dưới mức 3% giới hạn được xem là an toàn của nợ xấu trên dư nợ. Vì thế, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng dần được nâng cao. Tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Ngân hàng NHNNo & PTNT – Chi nhánh Cái Răng đã thực hiện đầy đủ các khoản trích lập dự phòng về rủi ro tín dụng cũng như là phân loại nợ theo các quy định của NHNN nhằm đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng ở thời điểm hiện tại.

Thứ ba: Thực hiện triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của chính phủ,

NHNN và các văn bản chỉ đạo của NHNNo & PTNT Việt Nam.

5.1.2. Những vấn đề tồn tại

Thứ nhất : Doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp còn thấp so với

tiềm năng của nó. Một vài lĩnh vực kinh doanh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng doanh số cho vay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao.

Thứ hai: Công tác kiểm tra, giám sát món vay của một số CBTD trong

Ngân hàng còn chưa thực hiện tốt, từ đó dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích trong phương án vay vốn, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, làm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng, dẫn đến Ngân hàng phải tốn kém nhiều chi phí cho việc xử lý nợ xấu.

69

Thứ ba: Do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, trong những năm gần đây trên

địa bàn nên gây không ít khó khăn cho Ngân hàng trong việc tìm kiếm những khách hàng tin cậy.

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO NHNNo & PTNT - CHI NHÁNH CÁI RĂNG CHO NHNNo & PTNT - CHI NHÁNH CÁI RĂNG

Trong hoạt động của Ngân hàng, việc tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn có quan hệ mật thiết với nhau và luôn tác động cùng chiều với nhau. Việc tạo nguồn vốn ổn định sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng cùng với chất lượng tín dụng cũng là điều mà mỗi Ngân hàng luôn hướng tới và càng được Ngân hàng quan tâm chặt chẽ trong môi trường cạnh tranh gây gắt hiện nay, để có thể vừa hạn chế được những rủi ro về tín dụng, vừa đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp:

5.2.1. Cải thiện công tác cho vay

- Trước sự khó khăn trong việc thu hút khách hàng vay vốn, bởi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các Ngân hàng về hình thức vay, lãi suất. Việc tìm kiếm được những khách hàng tốt là rất khó. Vì vậy, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá hình thức cho vay, lãi suất cho vay cần điều chỉnh thật linh hoạt nhưng vẫn phải tính toán sao cho lợi nhuận vẫn được đảm bảo.

- Hiện nay việc đảm cho vay thực hiện đầy đủ các quy định tín dụng của Ngân hàng thường ít được thức hiện đúng quy trình, do áp lực cạnh tranh. Trước tình hình đó, Ngân hàng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tín dụng, phân loại khách hàng, phân tích mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng để giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro.

- Đối với các khách hàng tốt: Có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để giữ chân họ. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt.

5.2.2. Giảm thiểu nợ xấu

Nợ xấu hiện nay đang là áp lực lớn đối với nền kinh tế cũng như hệ thống NHTM. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, công tác giám sát quản lý nợ xấu, trong đó có việc phát hiện sớm những dấu

70

hiệu của nợ xấu, trở nên rất cần thiết, giúp các NHTM kịp thời có biện pháp ứng phó, giảm thiểu rủi ro nợ xấu cũng như tác hại của nó đối với hoạt động ngân hàng.

Đối với NHNNo & PTNT – Chi nhánh Cái răng ,việc nhận diện sớm các khoản nợ xấu được tiến hành bằng nhiều biện pháp sau:

- Rà soát lại các khoản nợ đã đến hạn của những khách hàng vẫn chưa trả do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Phân loại các khoản nợ này

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 75)