* Mô hình 5C
Nguyễn Đăng Dờn (2009, trang 63-64) nói về mô hình 5C như sau:
(1) “Uy tín (Character): Không chỉ là thiện chí trả nợ mà còn có ý nghĩa là phản ánh sự quyết tâm trong việc thực hiện tất cả thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
(2) Năng lực vay nợ của khách hàng (Capacity): Ngân hàng phải chắc rằng khách hàng đang giao dịch với ngân hàng phải có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý, tư cách thể nhân hoặc pháp nhân của khách hàng để ký hợp đồng tín dụng.
(3) Các điều kiện kinh tế xã hội (Conditions): Cán bộ tín dụng phải có hiểu biết về thị trường, về mặt hàng sản xuất, ngành nghề của người vay và những điều
19
kiện kinh tế đang thay đổi trên thị trường…ảnh hưởng như thế nào đến khoản vay. Các điều kiện chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhưng nó thường nằm ngoài sự kiểm soát của người đi vay, kể cả người cho vay.
(4) Vốn chủ sở hữu của khách hàng (Capital): Vốn chủ sở hữu thực tế của doanh nghiệp có thể dung để bù đắp, chóng đỡ với những khó khăn về tài chính cho nên nó được các chủ ngân hàng đặc biệt quan tâm.
(5) Tài sản thế chấp và cầm cố (Collateral): Để có được tuyến phòng thủ tốt trong quan hệ cho vay, các ngân hàng phải hỏi: Người vay có nắm giữ đủ vốn ròng hoặc có đủ tài sản riêng để cung cấp sự hậu thuẫn đầy đủ khoản vay”.
* Mô hình 5P
Nguyễn Đăng Dờn (2009, trang 65-66) nói về mô hình 5P như sau:
(1) “Mục đích (Purpose): Người đi vay vốn nhất định phải có mục đích. Nếu mục đích sử dụng vốn hợp pháp, phù hợp với nhiệm vụ SXKD của họ thì ngân hàng mới đồng ý cấp tín dụng.
(2) Thanh toán (Payment): Người đi vay phải chứng tỏ mình có khả năng thanh toán đối với những khoản nợ đến hạn.
(3) Bảo vệ (Protection): Một khoản tín dụng được cấp cho khách hàng phải được an toàn cho suốt chu kỳ luân chuyển nếu nó được một hệ thống “bảo vệ” tốt. Hệ thống bảo vệ này không những nằm ngay trong quá trình luân chuyển vốn (hợp pháp, đúng mục đích) mà còn được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
(4) Chính sách (Policy): Chính sách phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
(5) Định giá (Pricing): Thẩm định tín dụng có thể được tiến hành với những nội dung và yêu cầu theo những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể nói đều nhằm mục đích chung là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Trên cơ sở kết quả thẩm định mà ra quyết định tín dụng đúng”.