2.1.7.1. Quan niệm về rủi ro trong cho vay
Theo Nguyễn Thanh Nguyệt và Trần Ái Kết (2001, trang 72-73) “Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn đi ngược lại so với kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên không phải sự không chắc chắn nào cũng có rủi ro. Chỉ những tình trạng không chắc chắn có thể ước tính được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng khác không ước tính được xác suất thì được gọi là bất trắc chứ không phải rủi ro”.
Rủi ro thường được đo lường bằng sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Rủi ro là vấn đề tất yếu không thể loại trừ và gắn liền với hoạt động kinh doanh( HĐKD) của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
2.1.7.2. Các loại rủi ro thường gặp trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại hàng thương mại
Lợi nhuận và rủi ro đi liền với nhau như 2 mặt của một đông xu, muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Mức độ rủi ro càng cao trong một chừng mực nào đó sẽ mang lại lợi nhuận càng cao nhưng nếu rủi ro tiếp tục tăng và vượt quá khả năng cho phép sẽ làm giảm lợi nhuận và nếu rủi ro quá cao thì khả năng kiếm được lợi nhuận sẽ dần bị triệt tiêu.
Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt với nhiều loại rủi ro đi kèm. Bốn loại rủi ro lớn nhất mà các NHTM phải đối mặt là:
* Rủi ro tín dụng
Theo khoản 01 Điều 02 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân
14
hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán.
* Rủi ro lãi suất
Thái Văn Đại (2012, trang 86) “Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu vào từ tài sản sinh lời và lãi suất phải chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất còn thể hiện ở sự chênh lệch kỳ hạn giữa huy động và cho vay trong ngân hàng”.
* Rủi ro tỷ giá
Thái Văn Đại (2012, trang 86) “Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh trong quá trình huy động, cho vay và kinh doanh ngoại tệ, vàng của NHTM khi có biến động về tỷ giá làm ảnh hướng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai”.
* Rủi ro thanh khoản
Thái Văn Đại (2012, trang 86) “Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ về tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao. Rủi ro thanh khoản khiến ngân hàng phải đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới phá sản”.
Rủi ro thanh khoản gần như đi kèm với các loại rủi ro còn lại. Nếu ngân hàng gặp phải các rủi ro khác thì chắc chắn trong một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. Đặc biệt trong cho vay, nếu rủi ro tín dụng xuất hiện thì sẽ kéo theo sự có mặt của rủi ro thanh khoản.