KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNNo & PTNT VIỆT

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 42 - 46)

NAM – CHI NHÁNH CÁI RĂNG TRONG THỜI GIAN 2011 – 6/2014

Quá trình hoạt động của bất kỳ tổ chức kinh tế nào cũng tính đến thu nhập, chi phí và lợi nhuận sau một kỳ hoạt động kinh doanh, thường là quí, năm,…doanh nghiệp nào cũng muốn thu nhập cao với mức chi phí thấp, thế nhưng đó không phải là một vấn đề dễ dàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, NHNNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Cái Răng thì lợi nhuận sau cùng là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì nó là thước đo giá trị hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ về tình hình thu, chi cũng như lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được thì cần phải tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, giúp Ngân hàng có những biện pháp nhằm hạn chế những khoản chi bất hợp lý và đề ra những chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhìn vào các số liệu được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Răng trong giai đoạn 2011 – 6/2014 đạt được những kết quả khá khả quan. Đây là kết quả rất đáng khen ngợi của Ngân hàng khi mà trước những khó khăn dồn tích từ những năm trước đó cũng như những khó khăn phát sinh trong giai đoạn 2011 – 6/2014.

Để thấy rõ hơn, ta sẽ phân tích từng khoản mục như sau:

3.4.1. Thu nhập

Từ bảng số liệu nhìn chung ta thấy thu nhập của Ngân hàng có sự tăng giảm không liên tục trong giai đoạn 2011-2013. Trong đó, thu nhập từ lãi là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là nguồn thu chính của Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% tổng thu nhập. Vì vậy, sự thay đổi của khoản mục này là nguyên nhân chính làm biến động đến tổng thu nhập của Ngân hàng.

31

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 06/2014 của Agribank Cái Răng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 64.577 69.652 58.565 29.683 34.805 5.075 7,86 -11.087 -15,92 5.122 17,26 Thu nhập từ lãi 59.997 64.748 56.033 25.746 28.245 4.751 7,92 -8.715 -13,46 2.499 9,71 Thu HĐDV 722 1.145 1.576 850 822 423 58,59 431 37,64 -28 -3,29 Thu khác 3.858 3.759 956 3.087 5.738 -99 -2,57 -2.803 -74,57 2.651 85,88 Tổng chi phí 55.617 62.050 47.871 29.151 34.395 6.433 11,57 -14.179 -22,85 5.244 17,99 Chi phí từ lãi 43.418 44.360 37.704 17.019 17.531 942 2,17 -6.656 -15,00 512 3,01 Chi phí HĐDV 1.106 546 600 117 121 -560 -50,63 54 9,89 4 3,42 Chi khác 11.093 17.144 9.567 12.015 16.743 6.051 54,55 -7.577 -44,20 4.728 39,35 Lợi nhuận 8.960 7.602 10.694 532 410 -1.358 -15,16 3.092 40,67 -122 -22,93

32

Năm 2012, do có lợi thế từ thương hiệu, mạng lưới khách hàng truyền thống lớn kết hợp với việc không ngừng đẩy mạnh mở rộng thị trường hoạt động, tăng nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng nên thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng kéo theo làm cho tổng thu nhập cũng tăng theo. Đến năm 2013, trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì chỉ có thu nhập từ HĐDV tăng nhưng không đáng kể so với sự sụt giảm của các khoản mục còn lại nên làm cho tổng thu nhập giảm đáng kể. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Ngân hàng giảm tăng trưởng tín dụng, hạn chế cho vay một số ngành nghề kinh doanh nên nguồn thu từ lãi bị ảnh hưởng.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tồng thu nhập của Ngân hàng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài nguồn thu chính từ lãi tăng, Ngân hàng cũng đã đẩy mạnh các hoạt động khác để tăng thêm nguồn thu nhập nên đã làm cho tổng thu nhập tăng.

3.4.2. Chi phí

Theo quy luật tự nhiên, khi mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ làm thu nhập, chi phí tăng cao và để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận thì tốc độ tăng của chi phí phải phù hợp với tốc độ tăng của thu nhập.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khi thu nhập tăng, chi phí cũng tăng theo. Cũng như tổng thu nhập, trong tổng chi phí thì chi phí từ lãi là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trên 70% giai đoạn 2011-2013. Tỷ lệ này có sự biến động không liên tục qua các năm. Cũng chính vì thế làm cho tổng chi phí có sự tăng giảm không đều qua các năm. Điều này có thể lý giải như sau: Năm 2012, Ngân mở rộng hoạt động tín dụng làm cho chi phí tăng so với năm trước. Nguyên nhân là do Ngân hàng phải trả chi phí lãi vay từ nguồn vốn và tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng. Đến năm 2013 do nhận biết được rủi ro lớn từ thị trường hoạt động, Ngân hàng đã chủ động đẩy nhanh công tác đôn đốc thu hồi nợ xấu, giảm quy mô tín dụng và quản lý quá trình sử dụng vốn của khách hàng nên đã làm cho chi phí từ lãi giảm, các chi phí phát sinh khác cũng giảm theo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan đã làm cho thu nhập của Ngân hàng giảm so với cùng kỳ hai năm trước. Mặt khác, chi phí vẫn được kiềm chế ở mức hợp lý.

Đến tháng 6 đầu năm 2014 tổng chi phí tăng hơn so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính là do nợ xấu phát sinh, Ngân hàng phải trích lập dự phòng nên làm cho chi phí dự phòng tăng.

33

3.4.3. Lợi nhuận

Như đã trình bày ở trên, lợi nhuận, là mục tiêu cuối cùng mà các nhà quản trị hướng tới.

Bảng số liệu thể hiện tình hình lợi nhuận của Ngân hàng luôn có sự biến động qua từng năm. Năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng có sự sụt giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của Ngân hàng gặp khó khăn, khi phải tăng chi phí cho nhiều khoản mục, tỷ lệ tăng của chi phí cao hơn so với tổng thu nhập nên đã làm cho lợi nhuận giảm. Đến năm 2013, tình hình này bắt đầu được cải thiện, tuy thu nhập có xu hướng giảm nhưng chi phí hoạt động của Ngân hàng cũng giảm và được Ngân hàng kiểm soát tốt hơn, ở mức phù hợp với xu thế điều này đã làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, nợ xấu gia tăng nên Ngân hàng phải tăng trích dự phòng, phát sinh nhiều chi phí khác nên làm cho chi phí tăng cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Nhìn chung ở giai đoạn kinh tế khó khăn này trong khi hàng loạt ngân hàng tỏ ra yếu kém trong hoạt động, không thích ứng được với các biến động kinh tế bắt buộc phải tái cơ cấu hoặc tự tái cơ cấu lại thì NHNNo & PTNT – Chi nhánh Cái Răng vẫn giữ vững và khẳng định được vị thế trụ cột của mình. Trong giai đoạn nghiên cứu, hoạt động kinh doanh luôn đem lại kết quả khả quan cho Ngân hàng. Tuy nhiên khi đi vào phân tích sâu, chúng ta có thể nhận thấy 2 tồn tại bất cập đáng chú ý của Ngân hàng:

+ Thứ nhất: Lợi nhuận có sự tăng giảm không ổn định, bị chi phối và ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế vĩ mô. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, trong khi các Ngân hàng cạnh tranh khác trong cùng địa bàn liên tục hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng cao thì hoạt động của Ngân hàng vẫn không có dấu hiệu khởi sắc.

+ Thứ hai: Thu nhập từ lãi năm 2013 có dấu hiệu chững lại, mà như đã nói thu nhập từ lãi chiếm trên 90% tổng thu nhập. Điều này cho thấy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả. Ngân hàng cần phải có biện pháp để khắc phục.

34

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)