Từ bảng 4.4 thể hiện thành phần cho vay của Ngân hàng là DNTN, Cty TNHH, CTCP, hợp tác xã. Trong đó, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với DNTN là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng liên tục qua các năm. Mặt khác, giảm tỷ trọng đối với các doanh nghiệp hợp tác xã.
46
Bảng 4.4: Doanh số cho vay KHDN theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 06/2014 của Agribank Cái Răng
ĐVT: Triệu đồng
Thành phần kinh tế Năm
2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014 -06/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % CTCP 10.000 26.040 9.000 4.800 3.720 16.040 160,40 -17.040 -65,44 -1.080 -22,50 Công ty TNHH 26.247 34.300 24.070 15.850 20.700 8.053 30,68 -10.230 -29,83 4.850 30,60 Doanh nghiệp tư nhân 118.400 149.900 109.570 57.100 35.450 31.500 26,60 -40.330 -26,90 -21.650 -37,92 Hợp tác xã 36.760 22.690 13.050 9.950 5.950 -14.070 -38,28 -9.640 -42,49 -4.000 -40,20
Tổng 191.407 232.930 155.690 87.700 65.820 41.520 21,69 -77.240 -33,16 -21.880 -24,95
47
DNTN: là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 60% trong cơ cấu.
Trong năm 2013, mặc dù, doanh số cho vay có xu hướng giảm hơn so với các năm, phù hợp chung với tình hình của Ngân hàng, nhưng so về tỷ trọng đối tượng này chiếm rất cao trên 70%. Điều này cho thấy, DNTN vẫn là đối tượng mà Ngân hàng hướng đến nhất. Vì những doanh nghiệp này đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng lâu năm nên Ngân hàng có thể dễ dàng hiểu được đặc tính kinh doanh và uy tín của khách hàng.
Công ty TNHH: Cũng giống như khách hàng DNTN, năm 2013 số lượng
cho vay giảm so với cùng kỳ các năm trước, nhưng tỷ trọng lại có xu hướng tăng tuy không đáng kể. Cùng với DNTN, đây là đối tượng Ngân hàng nhắm đến trong tương lại.
CTCP: Trong năm 2013, doanh số cho vay đối với CTCP có xu hướng giảm
so với cùng kỳ 2 năm trước. Đặc biệt, so với cùng kỳ năm 2012, giảm khá mạnh, nguyên là do đa phần các CTCP hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Ngân hàng lại có xu hướng giảm cho vay đối với lĩnh vực này nên làm cho DSCV của khách hàng này giảm.
Hợp tác xã: Nhìn chung trong giai đoạn này, DSCV của thành phần này
giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Cũng giống đối tượng khách hàng CTCP, các Hợp tác xã đa phần hoạt động thuộc ngành xây dựng, mặt khác, không cạnh tranh lại với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, nghề. Vi vậy, các Hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, cùng với việc Ngân hàng giảm cho vay nên làm cho số lượng vay vốn ngày càng giảm.
Về tình hình cho vay 6 tháng đầu năm 2014, ở giai đoạn này doanh số cho vay tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân là sự sụt giảm của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, đối với các công ty TNHH bắt đầu có hiệu tăng trưởng trở lại, nguyên nhân là do kinh tế bước đầu phục hồi (còn chậm), doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn nên Ngân hàng bắt đầu có xu hướng tăng cho vay. Mặt khác, đây lại là đối tượng được Ngân hàng hướng đến nên làm cho DSCV tăng theo.
Hiện nay, việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp trong thời điểm cạnh tranh hiện nay là rất khó. Chính vì vậy doanh số cho vay chủ yếu là từ những khách hàng cũ đã gắn bó với Ngân hàng.
4.3.2. Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay
48
không kể về phía Ngân hàng lẫn khách hàng. Vì vậy, cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
Công tác thu nợ đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng, khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng.
Chính vì lẽ đó, Chi nhánh rất chú trọng đến công tác thu nợ. Trước khi chính thức quyết định cho vay vốn, Chi nhánh thường tiến hành quá trình thẩm định chặt chẽ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn của khách hàng có hiệu quả và hợp lý hay không.
4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Doanh số thu nợ phân loại ngành kinh tế cũng tương tự như doanh số cho vay. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế
Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung tình hình thu nợ có sự tăng giảm không liên tục, là do ảnh hưởng từ doanh số cho vay của Ngân hàng như đã phân tích ở trên. Tuy vậy, tình hình thu nợ của Ngân hàng thực hiện khá tốt, doanh số thu nợ đối với từng đối tượng gần bằng với doanh số cho vay.
Theo phân tích ở doanh số cho vay thì cho vay đối với ngành xây dựng, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ, điều này là hợp lý.
Sau đây chúng ta tiến hành phân tích chi tiết như sau:
Nông nghiệp: đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, do đó rủi ro xảy ra đối với các hộ sản xuất là điều không lường trước được. Qua ba năm 2011-2013, doanh số thu nợ tỷ trọng có xu hướng tăng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ khá tốt. Do trong những năm này sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả tốt trong việc mở rộng sản xuất và kinh doanh, thời tiết thuận lợi, tranh thủ sự hỗ trợ của các Viện, trường, các ban ngành, chính quyền địa phương về giống, kỹ thuật và vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp nhằm từng bước công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, các món vay quá hạn đã trả được nợ.
Công nghiệp chế biến: Nhìn chung tình hình thu nợ của ngành tương đối
tốt, tuy nhiên đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân có thể dễ thấy nhất đó là do Ngân hàng giảm cho vay đối với lĩnh vực này nên đã làm ảnh hưởng doanh số thu nợ.
49
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ KHDN theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-6/2014 của Ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng Ngành kinh tế Năm 2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông, lâm nghiệp, thủy sản 950 8.940 8.400 4.200 4.200 7.990 841,05 -540 -6,04 0 x Công nghiệp chế biến 13.150 6.800 500 500 7.000 -5.350 -44,03 -6.300 -92,65 6.500 1300,00 Xây dựng 65.630 115.326 72.453 39.703 22.880 49.696 75,72 -42.873 -37,18 -16.823 -42,37 Bán buôn, bán lẻ 43.910 61.131 53.249 21.659 26.900 17.221 39,22 -7.882 -12,89 5.241 24,20 Vận tải kho bãi 21.240 3.600 2.000 2.000 1.000 -17.640 -83,05 -1.600 -44,44 -1.000 -50,00 Hoạt động dịch vụ khác 14.020 11.949 25.394 16.194 10.879 -2.071 14,77 13.445 112,52 -5.315 -32,82
Tổng 158.900 207.746 161.996 84.256 72.859 48.846 30,74 -45.750 -22,02 -11.397 -13,53
50
Bán buôn, bán lẻ: như đã đã nói ở trên đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay, vì vậy đối với tình hình thu nợ thì điều này cũng tương tự. Khả năng thu hồi nợ đối với ngành là rất tốt, liên tục tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng, có những thời điểm còn vượt cả doanh số cho vay. Nguyên nhân là do tính đặc thù của ngành mà chúng ta đã phân tích ở doanh số cho vay.
Xây dựng: Đây là ngành có tỷ trọng cho vay lớn, vì vậy, việc thu nợ đối với
ngành này là khá quan trọng. Nhìn chung, tinh hình thu nợ cung tương đối, tỷ trọng luôn cao trong tổng doanh số thu nợ, điều này là cần thiết với tình hình tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng cũng cần phải tiến hành đôn đốc, đây nhanh công tác thu hồi nợ đối với các khoản nợ đến hạn để hạn chế rủi ro, vì đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vận tải kho bãi: Khả năng thu hồi nợ với ngành này rất tốt. Vì Ngân hàng
hạn chế cho vay đối với ngành này nên Ngân hàng bắt đầu tiến hành thu nợ, giải quyết các món nợ đến hạn một cách triệt để. Mặt khác, do tình hình kinh tế biến động, Ngân hàng cố gắng thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro về sau.
Hoạt động dịch vụ khác: doanh số thu nơ ở nhóm ngành này tuy có biến
động nhưng tình hình thu nợ trong giai đoạn khá tốt. Tuy có nhưng thời điểm DSTN sụt giảm nhưng được Ngân hàng xử lý kịp thời. Mặc dù vậy, Ngân hàng cần phải xem xét lại đối tượng khách hàng này vì đây là nhóm đối tượng được Ngân hàng ưu tiên trong tương lai.
Kết quả thu hồi nợ của 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm và tỷ trọng của các ngành cũng có sự biến động. Trong đó, ngành xây dựng là ngành có sự sụt giảm mạnh nhất cả, tình hình này cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp liên quan đến ngành xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nhóm ngành hoạt động dịch vụ khác cũng có sự sụt giảm, đây là vấn đề Ngân hàng cần phải xem xét lại.
Tóm lại, doanh số thu nợ biến động qua các năm chủ yếu do sự biến động của những ngành có tỷ trọng lớn như: xây dựng, bán buôn, bán lẻ.
4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đề xem xét tình hình thu nợ đối với từng đối tượng doanh nghiệp có hiệu quả không ta sẽ phân tích theo thành phần kinh tế như sau:
Từ bảng 4.6 thể hiện ta thấy tình hình thu nợ của DNTN là đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy đến năm 2013 có sự sụt giảm nhưng vẫn chiếm trên 60%.
51
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ KHDN theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 06/2014 của Ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng
Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014 -06/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % CTCP 14.000 22.440 8.900 4.700 4.200 8.440 60,29 -13.540 -60,34 -500 -10,64 Công ty TNHH 15.580 25.076 26.993 18.673 14.909 9.496 60,95 1.917 7,64 -3.764 -20,16 Doanh nghiệp tư nhân 98.790 133.560 113.053 50.933 47.650 34.770 35,20 -20.507 -15,35 -3.283 -6,45 Hợp tác xã 30.530 26.670 13.050 9.950 6.100 -3.860 -12,64 -13.620 -51,07 -3.850 -38,69
Tổng 158.900 207.746 161.996 84.256 72.859 48.846 30,74 -45.750 -22,02 -11.397 -13,53
52
Điều này cho thấy cũng khá hợp lí với tinh hình của Ngân hàng. Để thấy rõ hơn ta tiến sẽ phân tích cụ thể từng đối tượng.
DNTN: đa phần là các khách quen thuộc của Ngân hàng. Chất lượng tín
dụng đối với các doanh nghiệp này luôn rất cao nên hoạt động thu nợ đối với các doanh nghiệp này diễn ra thuận lợi trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù vậy, do sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế trong những năm này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng bị ảnh hưởng nên làm cho doanh số thu nợ có thời điểm cung giảm theo.
Công ty TNHH: Tình hình thu nợ đối với đối tượng này tương đối tốt, tăng
trưởng qua các năm, tỷ trọng cũng tăng theo. Nguyên nhân là do Ngân hàng thẩm định kĩ càng, cùng với đó là khách hàng muốn giữ uy tín đối với Ngân hàng để có thể được Ngân hàng tin tưởng cho vay ở những kỳ tiếp theo.
CTCP: Do doanh số cho vay của đối tượng này biến động nên làm cho tình
hình thu nợ cũng bị ảnh hưởng. Nhìn chung thì tình hình thu nợ khá tốt, có những lúc vượt cả doanh số cho vay. Mặc dù vậy, Ngân hàng lại có động thái giảm cho vay với đối tượng này. Đây là điều, Ngân hàng cần phải xem xét lại vì có thể bỏ qua những khách hàng tốt của mình.
Hợp tác xã: Nhìn chung thì doanh số thu nợ đang có xu hướng giảm, phù
hợp với tình hình cho vay của Ngân hàng hiện nay. Ngân hàng cố gắng thu hồi nợ và giảm cho vay đối với đối tượng này để giảm thiểu rủi roc ho Ngân hàng sau này.
Tình hình thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ, trong đó tất cả các đối tượng đều có xu hương giảm. Nguyên nhân là do chủ trương của Ngân hàng đang hạn chế cho vay đối với một số lĩnh vực kinh doanh nên đã lảm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng.
4.3.3. Dư nợ
Để giải thích cho sự biến động của dư nợ chủ yếu là dựa vào mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ta thấy, ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng là một tiêu chí dùng để phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, lớn về quy mô không có nghĩa là tốt về chất lượng, vì trong dư nợ cho vay có bao gồm cả những khoản nợ xấu. Vì vậy, Chi nhánh cần quan tâm đến chất lượng của các khoản cấp tín dụng để vừa đạt được mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn đảm bảo hạn chế được rủi ro quá hạn của khách hàng.
53
Phân tích tình hình dư nợ là một việc làm không thể thiếu trong công tác phân tích tín dụng Ngân hàng. Dư nợ phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, dư nợ cũng phản ánh mức vốn mà Ngân hàng đầu tư và đóng góp vào quá trình phát triển chung của Ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân hàng diễn biến như thế nào trong giai đoạn 2011-06/2014, ta xem xét dư nợ của Ngân hàng theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế như sau:
4.3.3.1. Dư nợ theo ngành kinh tế
Bảng 4.7 thể hiện dư nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh tăng lên nhưng không liên tục theo từng năm, để thấy rõ tững ngành, nghê thay đổi ta tiến hành phân tích cụ thể từng ngành nghề sau:
Nông nghiệp: là ngành có tiềm năng lớn vì vậy nhu cầu về vốn luôn rất cao.
Doanh nghiệp cần vốn để phục vụ trong sản xuất, thay đổi giống vật nuôi, cây trồng. Chính vì điều này dẫn đến dư nợ của ngành có xu tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu. Nếu như được nghiên cứu kĩ càng đây có thể là ngành đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong tương lai.
Công nghiệp chế biến: là ngành chiếm tỷ trọng đáng kể trong dư nợ, nhưng
đang có đà giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng giảm qui mô cho vay đối với ngành vì do tình hình biến động của kinh tế.
Bán buôn, bán lẻ: là ngành có tỷ trọng cao chỉ sau ngành xây dựng. Đặc trưng của ngành này là có thời gian thu hồi vốn nhanh dẫn đến ít có khả năng tồn đọng nợ ở cuối năm. Vì vậy, dư nợ đang có xu hướng giảm qua các năm, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang kinh doanh tốt dần lên qua các năm, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Xây dựng: là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng đang có xu hướng giảm qui mô đối với ngành, mặc dù vậy, dư nợ của lại có xu hướng tăng theo qua các năm. Điều này cho thấy là