Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 55 - 57)

Từ bảng số liệu 4.3 thể hiện doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn này, chủ yếu tập trung vào 2 ngành kinh tế là: xây dựng, bán buôn, bán lẻ. Nhìn chung, doanh số cho vay đối với các ngành nghề điều có sự biến động. Trong đó

Nông nghiệp: là ngành có tiềm năng lớn nhưng tỷ trọng cho vay trong lĩnh

vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, đang có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, Ngân hàng chỉ chú trọng cho vay trong lĩnh vực này đối với khách hàng cá nhân hơn là doanh nghiệp. Là 1 địa phương thuộc khu vực ĐBSCL, Cái Răng có nhiều điều kiện đề phát triển nông nghiệp. Vì vậy, đây là điều cần phải xem xét lại của Ngân hàng để tăng tỷ trọng cho vay đối với ngành này của khách hàng doanh nghiệp.

Công nghiệp chế biến: là ngành kinh tế quan trọng, nhưng hiện đang có xu

hướng giảm. Nguyên nhân là do một phần phía Ngân hàng giảm cho vay để giảm thiểu rủi ro trong tình hình kinh tế hiện nay, một phần phía doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn về tình hình nguyên liệu đầu vào, thị trường sản phẩm đầu ra làm cho doanh nghiệp không dám mở rộng quy mô sản xuất, một vài doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng.

Vận tải kho bãi: Cũng giống như ngành công nghiệp chế biến, do giá cả đầu

vào tăng (xăng, dầu), ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên làm cho các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả không cao. Vì vậy, Ngân hàng có xu hướng giảm cho vay đối với lĩnh vực này.

44

Bảng 4.3: Doanh số cho vay KHDN theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-6/2014 của Agribank Cái Răng

ĐVT: Triệu đồng Ngành kinh tế Năm 2011 2012 2013 06/2013 06/2014 2012-2011 2013-2012 06/2014-06/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông, lâm nghiệp, thủy sản 0 13.140 8.400 4.200 3.720 13.140 x -4.740 -36,07 -480 -11,43 Công nghiệp chế biến 17.800 2.000 0 0 0 -15.800 -88,76 -2.000 -100,00 0 x Xây dựng 89.560 136.590 77.950 45.600 21.100 47.030 52,51 -58.640 -42,93 -24.500 -53,73 Bán buôn, bán lẻ 51.650 55.600 51.070 28.150 30.400 3.950 7,65 -4.530 -8,15 2.250 7,99 Vận tải kho bãi 17.650 3.600 1.000 1.000 0 -14.050 -79,60 -2.600 -72,22 -1.000 -100,00 Hoạt động dịch vụ khác 14.747 22.000 17.270 8.750 10.600 7.253 49,18 -4.730 -21,50 1.850 21,14

Tổng 191.407 232.930 155.690 87.700 65.820 41.523 21,69 -77.240 -33,16 -21.880 -24,95

45

Bán buôn, bán lẻ: Trong giai đoạn này tuy có sự biến động nhưng vẫn là

ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của Ngân hàng.. Tính chất đặc thù của ngành này là mang lại lợi nhuận cao, vốn được xoay trong thời gian ngắn. Vì vậy, việc cho vay vốn đối với ngành này luôn được Ngân hàng ưu tiên phát triển.

Xây dựng: Đây là ngành có nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tỷ

suất sinh lời không ổn định lại có rủi ro cao. Mặt khác, ngành này lại có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Điều này cho thấy đây là đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro với Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần phải xem xét phương án cho vay kĩ càng để hạn chế rủi ro. Năm 2013, nhìn chung doanh số cho vay đối với đối tượng này bắt đầu có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2 năm trước, đây là điều cần thiết đối với Ngân hàng. Bởi vì hiện nay, do thị trường nhà đất tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Hoạt động dịch vụ khác: Doanh số cho vay đối với nhóm ngành này tăng

giảm không liên tục, về mặt tỷ trọng nhóm ngành này đang có xu hướng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu. Điều này cho thấy, nhu cầu về vốn của nhóm ngành này tương đối cao, so với các ngành khác (trừ ngành xây dựng, bán buôn, bán lẻ) nhu cầu vốn ổn định hơn.

Tình hình cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay của Ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Ngân hàng đang có xu hướng giảm tỷ trọng của ngành xây dựng, tăng tỷ trọng ngành bán buôn, bán lẻ. Điều này cho thấy, Ngân hàng đang có ý định chuyển dịch cơ cấu cho vay nhiều hơn với các ngành có tỷ lệ thu hồi vốn nhanh, để giảm thiểu rủi ro .

Nhìn chung tình hình cho vay của Ngân hàng đang có xu hướng giảm, đặc biệt giảm tỷ trọng cho vay các ngành vận tải, xây dựng, công nghiệp chế biến vì những ngành này đang trong thời kỳ khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng (Trang 55 - 57)