Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, tập 7, tr 9.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 142 - 152)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

1Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, tập 7, tr 9.

cán bộ, công chức. Từ đó, tích cực góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền ở nông thôn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận, các đoàn thể nhân dân trên địa bàn; phát huy tính tiền phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; chống lại các âm mưu lợi dựng dân chủ, dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước, hương ước không ít nơi còn hình thức, chất lượng chưa cao, chưa thành nền nếp. Một số xã chưa làm tốt việc công khai, dân chủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá cả đền bù khi chuyển mục đích sử dụng đất, chính sách tái định cư. Không ít cơ quan thiếu công khai, dân chủ về quản lý thu, chi tài chính công, nâng lương, quy hoạch đào tạo, đề bạt cán bộ. Một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của nông dân diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên là do: Nhận thức về dân chủ và trách nhiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức chưa đầy đủ, phong cách làm việc quan liêu, mất dân chủ, thiếu tôn trọng dân còn khá phổ biến trong cán bộ các cấp, các ngành. Đồng thời, chưa phát huy đúng mức vai trò, trách nhiệm của nông dân tham gia xây dựng HTCT ở cơ sở.

Một trong những biện pháp khắc phục những yếu kém trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm xây dựng HTCT ở nông thôn, cần phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động của nông dân trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội; của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về những

quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục mỗi một cán bộ, đảng viên và nhân dân ở nông thôn đều thấm nhuần, tiếp nhận được nội dung, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của Quy chế dân chủ cơ sở. Tuyên truyền, vận động mọi người dân ý thức tự giác thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong tham gia xây dựng HTCT ở nông thôn. Gắn việc giáo dục tuyên truyền Quy chế dân chủ cơ sở với tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, với phong trào xây dựng xóm, ấp văn hóa, gia đình văn hóa. Mỗi địa phương, cơ sở cần xây dựng, cụ thể hóa Quy chế cho phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán, trình độ dân trí của cơ sở mình. Làm được như vậy, chắc chắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ có những bước tiến mới.

Thứ hai, tăng cường phổ biến, tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nông dân. Từ đó, nâng cao trình độ, ý thức pháp luật của nông dân; nông dân hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình có liên quan đến hoạt động của HTCT ở địa phương, hiểu được những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức ở cơ sở. Từ đó, gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nông dân tích cực đóng góp hoàn thiện nội dung lãnh đạo của cấp ủy cơ sở; kế hoạch, quyết định của chính quyền cơ sở cũng như những biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và của mỗi cán bộ, đảng viên trên địa bàn; nông dân tham gia giám sát các hoạt động trên trong thực tiễn; góp ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp về xây dựng nội bộ của từng tổ chức trong HTCT; góp ý phê bình, động viên đối với mỗi cán bộ, đảng viên trong tổ chức ấy.

Hiện nay, một số địa phương đang thí điểm thực hiện việc nhất thể hóa bí thư đảng ủy xã và chủ tịch ủy ban nhân dân xã. Một trong những biện pháp để công tác này đạt hiệu quả là phải đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường phát huy tính tích cực, tự giác của nông dân tham gia xây dựng HTCT cơ sở nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cơ sở có

đức, có tài góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong HTCT ở nông thôn, phát huy cao vai trò làm chủ của nông dân trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn, tiêu cực ở cơ sở; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch kích động, chống đối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phân công rõ trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc phát huy vai trò của nông dân tham gia xây dựng HTCT ở cơ sở.

Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền, trách nhiệm của đại biểu dân cử. Thường xuyên xem xét, đánh giá vai trò lãnh đạo của cấp ủy, việc thực hiện của cán bộ, đảng viên, chỉ đạo của chính quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc phát huy vai trò của nông dân tham gia xây dựng HTCT ở nông thôn gắn với chỉ đạo và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Các cấp ủy cần tăng cường lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân hướng dẫn và vận động nông dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, chủ động, tự giác hơn trong tham gia xây dựng chủ trương, đường lối phát triển KT-XH ở địa phương, tham gia xây dựng tổ chức, hoạt động, lối làm việc của HTCT; đạo đức, lối sống và năng lực, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên, công chức lợi dụng chức quyền để tham nhũng, gây phiền hà cho dân, không thực hiện Quy chế dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhất là những cán bộ, đảng viên chưa coi trọng ý kiến đóng góp của nông dân ở cơ sở.

Cần tăng cường hiệu lực của bộ máy chính quyền ở nông thôn. Hoàn thiện bộ máy nhà nước ở cơ sở phải phù hợp với mục tiêu dân chủ. Quyền dân chủ của nhân dân không thể thực hiện được khi chính quyền quan liêu, thiếu dân chủ. Nói cách khác, bộ máy hành chính quan liêu thì không thể, không bao giờ kêu gọi

được sức dân trong tiến trình dân chủ. Vì vậy phải tiếp tục cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước trước khi kêu gọi nhân dân phát huy dân chủ.

Tăng cường và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp nhằm khơi dậy trí sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, thu thập được nhiều ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt của dân. Để thực hiện tốt dân chủ trực tiếp, cán bộ phải có thái độ cầu thị, tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, để người dân dám nghĩ, dám nói, dám làm. Nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

Thứ năm, gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc nâng cao dân trí và phát triển toàn diện đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội ở nông thôn.

Việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở là nhằm phát triển toàn diện nông thôn, mang lại ấm no hạnh phúc cho nông dân, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân, mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm thêm bền chặt. Đồng thời thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần chống tiêu cực, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Thực hiện tốt tất cả các khâu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", dân quyết định mà Quy chế đã đề ra. Cần đi vào những vấn đề cụ thể như phương hướng phát triển KT-XH ở địa phương, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và những vấn đề bức xúc khác.

Để quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt hơn nữa, vấn đề quan trọng là cần phải nâng cao trình độ dân trí cho nông dân, bao gồm kiến thức về văn hóa, kinh tế, pháp luật, chính trị... Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ...

Cùng với việc phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo kiến thức phổ thông, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trang bị kiến thức và năng lực làm chủ, ý thức làm chủ cho nông dân. Xóa bỏ tình trạng mù chữ, thất học trong nông dân. Bởi vì nông dân chỉ thực sự làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của mình, khi có một trình độ dân trí nhất định.

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để nông dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng HTCT cơ sở thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Nhà nước cần rà soát lại các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Xóa bỏ mọi rào chắn để khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo trong dân vào xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, giám sát hoạt động của HTCT, của mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở; tham gia đóng góp xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chính sách, pháp luật, quản lý tài chính, quy định về các khoản đóng góp của dân cần được nông dân đóng góp ý kiến ngay từ đầu. Qua đó, nông dân nắm vững những quy định đó và giám sát việc tổ chức thực hiện của chính quyền cơ sở. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở không chỉ là vấn đề bảo vệ quyền lợi công dân mà còn nhằm ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi các hiện tượng phản dân chủ. Thực hiện dân chủ phải đi liền với duy trì kỷ cương, phép nước.

KẾT LUẬN

GCND Việt Nam là lực lượng to lớn có vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển của đất nước. Vai trò ấy càng được phát huy cao độ từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Trải qua hơn 80 năm qua, nông dân Việt Nam luôn tin tưởng và hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời GCND ngày càng tích cực tham gia xây dựng Đảng, thực sự là Đảng của dân tộc Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo đất nước phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng luôn coi trọng lãnh đạo xây dựng các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng GCND vững mạnh, thích ứng tốt được với cơ chế thị trường là việc làm có ý nghĩa to lớn.

Thực hiện đường lối đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng qua một số kết quả cụ thể như chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao; giảm tỉ lệ hộ đói, nghèo; hệ thống dịch vụ giáo dục, y tế, bảo hiểm được cải thiện đáng kể, trình độ dân trí, ý thức chính trị, pháp luật của nông dân được nâng lên… Nhiều nông dân sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu cho mình và giúp người khác cùng làm giàu, mô hình nông thôn mới được quan tâm xây dựng là những bằng chứng tích cực thể hiện sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân GCND. Trong đó vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là những quan điểm, chủ trương, chính sách lớn của Trung ương là nhân tố đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: chưa xây dựng được chiến lược phát triển GCND trong điều kiện mới, sự kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn có lúc, có nơi còn buông lỏng; sự chỉ đạo nâng cao trình độ, tay nghề gắn liền với giải quyết việc làm cho nông dân, nhất là ở những nơi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân chưa được quan tâm thỏa đáng; nhiều bức xúc, khó khăn của nông dân chậm phát hiện và giải quyết từ cơ sở, dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, đông người… Những tồn tại yếu kém này do nhiều nguyên nhân, từ ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của mỗi một đảng viên; từ cơ chế, chính sách; sự bị động của chính GCND; những khó khăn của nền

kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện… Trong đó, nguyên nhân chính thuộc về một số cấp ủy đảng, chưa thực quan tâm xây dựng GCND.

Để khắc phục những khó khăn, yếu kém trong sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ công tác tư tưởng – nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về vai trò của nông dân, về trách nhiệm của các tổ chức đảng và đảng viên; công tác tổ chức thực hiện đường lối xây dựng GCND của Đảng như lãnh đạo Nhà nước, đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng nông dân; đến các giải pháp cụ thể về lãnh đạo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đảng ở nông thôn. Trong đó, mỗi hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể phải luôn xuất phát từ lợi ích của nông dân, mang lại lợi ích cho nông dân; vận động nông dân vươn lên, phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng cho gia đình và đóng góp xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu mạnh.

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn hiện nay,Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 1-1999.

2.Ban Dân vận Trung ương, Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

3.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Tài liệu phục vụ họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 05 tháng 01 năm 2010.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 142 - 152)