- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:
2 Hồ Chí Minh (000), Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, tập 7, tr 9.
sức mạnh của tất cả các nguồn lực khác nhau. Trong đó GCND Việt Nam là một lực lượng cơ bản trong liên minh công - nông - trí để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nói chung và là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Họ đang hàng ngày, hàng giờ biến những chủ trương, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành những việc làm cụ thể, sống động.
Ngày nay, GCND Việt Nam với tinh thần cách mạng, với ý chí không cam chịu đói nghèo, ý chí vươn lên vượt khó là tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là phát huy mạnh mẽ sức mạnh của tất cả các nguồn lực khác trong suốt quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nói khác, tất cả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế từng địa phương có được khơi dậy, phát huy một cách tối đa, triệt để hay không phải xuất phát từ chính bản thân nội tại của nó, mà phải qua hoạt động của nông dân với tư cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất. Bởi vậy, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay có thành công hay không, thành công ở mức độ nào, nhanh hay chậm, một phần rất quan trọng do chính GCND quyết định.
Với một lực lượng đông đảo, nông dân là lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện mạo của nông thôn, đưa nông thôn phát triển ngày càng văn minh, tiến bộ. Nếu bản thân nông dân không có ý chí vươn lên vượt khó để làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội, mà lại lười biếng trong lao động, thờ ơ với thời cuộc, ỷ lại trông chờ vào chính quyền và sự trợ cấp của xã hội, thì dù Đảng có đường lối về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đúng đắn tới đâu, tiềm năng nguồn lực về đất đai, về khoa học công nghệ, về vốn,... có mạnh đến mấy thì cũng khó trở thành hiện thực. Đời sống của nông dân khó thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu, kinh tế của địa phương vẫn mãi là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, khép kín và trì trệ. Ngược lại, nếu nông dân nhận thức được các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, thay đổi cách nghĩ, cách làm, đổi mới tư duy kinh tế trong
nền kinh tế thị trường, năng động, sáng tạo thì nông dân sẽ chủ động thoát ra khỏi đói nghèo và lạc hậu. Với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, các tiềm năng nguồn lực to lớn sẵn có cùng với tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết của nông dân sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển nông nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới giành thắng lợi.
Ba là, GCND Việt Nam có kinh nghiệm phong phú khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên biển, rừng một cách hợp lý, hữu ích góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong tất cả các nguồn lực thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt được thể hiện trên hai mặt: đất đai là môi trường tự nhiên tạo ra hệ sinh thái cần thiết cho sự sống; đất đai là đối tượng lao động của nông dân, tại đó, bằng hoạt động lao động của mình, nông dân tác động vào đất đai, cải tạo đất đại để nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi tạo ra các sản phẩm cần thiết cho xã hội. Từ thế kỷ XVII, Wiliam Petty, nhà kinh tế học người Anh đã từng nói: lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của đất đai. Trong nông nghiệp cuộc sống của nông dân luôn gắn với đất đai. Đất đai là nguồn sống của họ. Có đất là có nguồn sống. Vì vậy, đất đai vừa là người bạn đồng hành, vừa là tài sản quý giá của nông dân, từ đất sẽ vươn lên những mầm xanh trái ngọt qua bàn tay lao động cần mẫn của nông dân mà tạo ra của cải cho đời.
Là người gắn bó lâu dài với đất đai nên nông dân có nhiều kinh nghiệm khai thác và sử dụng tiềm năng của đất đai rất hợp lý và hữu ích. Từ trong hoạt động thực tiễn đã giúp cho nông dân hiểu rõ từng loại đất, chất đất thích hợp với các loại cây trồng, vật nuôi. Chẳng hạn: đối với các giồng đất, nông dân trồng nhiều khoai, sắn, rau, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như bông vải, dâu tằm, thuốc lá, mía,... Còn đối với các vùng đất thấp và ven các sông rạch thì người ta đào mương lên liếp để làm vườn. Dưới mương nuôi cá, tôm đồng thời dẫn nước tưới tiêu; trên liếp trồng cau, trồng dừa, các loại cây ăn quả và rau màu.
Toàn Đảng, toàn dân nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong điều kiện đất chật người đông thì việc khai thác tiềm năng của
đất đai một cách triệt để nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững là điều mà GCND Việt Nam luôn trăn trở. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, GCND Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của đất nông nghiệp. Đối với những vùng đất bị nhiễm mặn không trồng trọt được và bị bỏ hoang hoá lãng phí trong nhiều năm trước đây đã được nông dân khai phá, cải tạo chuyển sang nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế rất cao, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Đối với các vùng cây ăn trái, vùng trồng lúa, nông dân đã áp dụng nhiều mô hình như thâm canh, xen canh tăng vụ, một vụ lúa một vụ tôm, trồng xen cây ca cao, cây măng cụt trong vườn dừa ở các tỉnh phía Nam; thực hiện mô hình VAC, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi ở những vùng trũng, vùng ngập mặn… hoặc xen canh, gối vụ ở những diện tích rừng sản xuất, kết hợp trồng cây để phủ xanh đất trống, đồi trọc với một số cây ngắn ngày như dứa, lạc, ngô… và chăn nuôi gia súc nhằm khai thác tối đa hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tránh lãng phí đất đai như những năm trước đây. Trong những năm qua, nông dân nước ta đã khai thác khá hiệu quả tiềm năng đất đai nên đời sống của nông dân dần được cải thiện và góp phần to lớn đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Với kinh nghiệm lâu đời của nông dân vùng ven biển, đã tích cực đầu tư phương tiện tàu thuyền hiện đại để đánh bắt hải sản xa bờ, không chỉ mang lại thu nhập ngày càng cao cho gia đình, cho đất nước mà còn góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế biển của Đảng và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.
Bốn là, giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo góp phần xây dựng khối liên minh công – nông – trí vững mạnh.
Do địa vị KT-XH và bản chất giai cấp của mình, nông dân tự nguyện tìm đến với giai cấp công nhân. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân”1. Nếu không liên kết với công nhân, trí thức thì họ sẽ bị các giai cấp bóc lột lợi dụng, lôi kéo trở lại cuộc sống nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Sự tiến