Những bức xúc chủ yếu của nông dân

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 77)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

3 Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007, tr 50,

2.1.3. Những bức xúc chủ yếu của nông dân

Thứ nhất, hiện tượng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đất đai là tài sản quý giá đối với nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay một bộ phận nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng. Đây là một trong những khó khăn lớn gây ảnh hưởng và làm cản trở việc phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng số hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất như: do lịch sử để lại mà một bộ phận nông dân vốn dĩ không có đất hoặc thiếu đất từ trước; do chủ ruộng đất cũ đòi lại sau khi các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã những năm 1987 - 1990; do Nhà nước thu hồi ruộng đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi,... Đáng chú ý là nguyên nhân chia tách hộ trong những năm gần đây, phần đông số hộ không có đất hoặc ít đất sản xuất tập trung vào các đôi vợ chồng trẻ mới tách hộ, ra ở riêng sau khi xây dựng gia đình. Trong khi đó bố mẹ của họ vốn đã không có hoặc chỉ có ít đất sản xuất, nên cũng không thể chia sẻ đất đai cho con cái của họ khi dựng vợ gả chồng; một nguyên nhân cơ bản không thể không kể đến, đó là chịu ảnh hưởng của mặt trái sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, tốc độ đô thị hóa các làng xã ven đô phát triển nhanh chóng đã làm các hộ không có đất và thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân khác là do cầm cố, sang nhượng - điều này cho thấy, đối với các hộ nông dân này trước đây là có đất nhưng do cầm cố, sang nhượng nên mất đất; bên cạnh đó, còn một số hộ không muốn gắn bó với đất đai, với sản xuất nông nghiệp mà muốn chuyển sang nghề khác xét thấy có lợi hơn, đã chuyển nhượng đất. Nhưng khi chuyển sang nghề khác, do thiếu kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, kinh doanh dẫn đến thất bại trở thành trắng tay, phải đi làm mướn cho người khác, cá biệt có những trường hợp nông dân buộc phải cầm cố hoặc sang nhượng đất đai của mình để chi trả kinh phí do ốm đau, tai nạn… hoặc có trường hợp vì lười biếng lao động lại ham mê cờ bạc, rượu chè nên bán đất để có tiền chi tiêu một cách phung phí.

Thực tiễn cho thấy, những hộ có nhiều đất thì lao động của họ chủ yếu là thủ công, những hộ thiếu đất (hoặc không có đất) để sinh tồn phải đi làm thuê. Do đó, thu nhập của các hộ nông dân không có đất và thiếu đất rất thấp, đời sống vô cùng khó khăn nhất. Việc hưởng thụ các giá trị đời sống văn hoá tinh thần của họ cũng rất hạn chế. Đây là nhân tố làm cho tình trạng thất học hoặc bỏ học sớm cũng như trình độ học lực yếu và thấp ở các hộ nông dân này, nhất là đối với con em của họ gia tăng.

CNH, HĐH trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, mặt tích cực của nó rất lớn nhưng mặt trái của nó cũng gây tác hai không nhỏ, làm cho việc phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc. Bản thân CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng luôn chứa đựng trong lòng nó những nghịch lý, mâu thuẫn vốn có nhưng đó là những nghịch lý, mâu thuẫn của sự phát triển. Điều này hoàn toàn đúng và nó đang diễn ra trên ở nhiều vùng nông thôn hiện nay. Ở đó, một bộ phận nông dân do chịu khó, chí thú làm ăn, có kinh nghiệm trong sản xuất, nhạy bén sáng tạo trong cách làm, biết tranh thủ cơ hội thuận lợi nên khi có điều kiện về kinh tế, họ đạt được kết quả to lớn. Họ tiến hành tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên canh theo mô hình kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi được đẩy mạnh trên quy mô lớn, mở rộng các nghề truyền thống…từ đó đã giàu lên nhanh chóng. Ngược lại một bộ phận nông dân do hạn chế về khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật, có những hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, sức khỏe mà cuộc sống không được cải thiện đáng kể, thậm chí còn nghèo đi. Ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn một bộ phận nông dân sống theo phương thức tự túc, tự cấp; một số nông dân đã đem đất ở, đất sản xuất của mình đi bán, đi cầm cố, sang nhượng từ đó càng làm cho tình trạng thiếu đất sản xuất gia tăng. Chính yếu tố này càng làm cho khoảng cách giàu – nghèo ở nông thôn ngày càng doãng ra, tạo nên những phức tạp trên địa bàn nông thôn. Do vậy, cần hoạch định có tầm chiến lược như chính sách về dân số, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về chuyển đổi ngành nghề,... trên địa bàn nông thôn vì sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho nông dân. Việc khắc phục tình trạng nông dân không có đất và mất đất là vấn đề bức bách đang được đặt ra đối với các vùng nông thôn Việt Nam nói chung. Giải quyết được vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trong việc phát huy sức mạnh của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, việc chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ dân cư nông thôn ở nhiều nơi đang gây nên những ảnh hưởng xấu đến việc phát huy sức mạnh của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nông dân nước ta từ ngàn đời xưa đến nay luôn có tình đoàn kết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn. Nhờ đó những nông dân có sức mạnh chiến thắng và từng bước làm chủ thiên nhiên trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Tinh thần đoàn kết ấy được phát huy mạnh mẽ khi nông dân theo Đảng làm cách mạng, giành thắng lợi vẻ vang thoát khỏi kiếp sống cơ cực bần hàn, làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngày nay tình đoàn kết, nghĩa đồng bào của nhân dân nói chung, trong nông dân nói riêng đang được Đảng tiếp tục khơi dậy và phát huy trong hoàn cảnh mới - CNH, HĐH gắn với kinh tế thị trường và đã giành những thắng lợi to lớn.

Song hoàn cảnh mới cũng đang làm thay đổi, đảo lộn những thang bậc giá trị của cuộc sống. Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường sự thay đổi về văn hóa, lối sống, thay đổi về hệ giá trị cuộc sống ở vùng nông thôn đã làm cho toan tính vụn vặt, thói ích kỷ cá nhân hẹp hòi, tính tư hữu và hám lợi của nông dân lại có cơ hội trỗi dậy ở một số người, lấn át tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái vốn từ lâu đã trở thành văn hoá ứng xử trong cộng đồng dân cư nông thôn. Kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi để chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị kỷ cực đoan nảy sinh và phát triển. Những hiện tượng phức tạp trong quan hệ xã hội, phát sinh những tệ nạn, hiện tượng tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến những truyền thống tốt đẹp, sự cố kết cộng đòng truyền thống vốn có ở nông thôn. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải huy động bằng được toàn bộ sức dân tham gia. Trong khi đó hiện nay nội bộ nông dân đang có hiện tượng chia rẽ, phân hoá, mất đoàn kết làm hạn chế sức mạnh vốn có của nông dân trong việc thực hiện sự nghiệp này. Hiện tượng trên đây, mặc dù chưa phải là phổ biến và rộng khắp, tính chất và mức độ cũng chưa đến mức tạo thành các điểm nóng xã hội làm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân nhưng cũng là điều đáng lo ngại đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần sớm có những hướng xử lý thỏa đáng với các giải pháp đồng bộ, khả thi.

Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn nông thôn.

Thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tất yếu phải gắn với quá trình đô thị hoá. Đây là cơ hội để rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, đem đến những vận hội mới cho nông dân, nhưng đồng thời cũng làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những vấn đề tiêu cực mà trước đây chưa từng có.

Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH là dịp giúp cho nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đặc biệt là nhờ có sự tác động của việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH như mạng lưới điện quốc gia, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc,... làm cho nông thôn từng bước không còn là những ốc đảo biệt lập với thế giới xung quanh. Từ đây nông dân sẽ có nhiều cơ hội vượt qua tình trạng trì trệ, lạc hậu, hướng đến việc giao lưu hội nhập, tiếp cận với ánh sáng văn minh và hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Đời sống một bộ phận lớn nông dân sẽ được cải thiện rõ rệt, mở ra nhiều hơn cơ hội tiếp cận giáo dục, đáp ứng nhu cầu thông tin tăng lên của một bộ phận cư dân nông thôn. Đồng thời góp phần nâng cao dân trí, mở mang tầm nhìn của người dân, và diện mạo của nông thôn có nhiều khởi sắc, nhịp sống mọi mặt ở nông thôn trở nên sôi động hơn.

Song, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng sẽ có những mặt tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Việc nông dân lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh một cách thái quá đang là tác nhân tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng, môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng nề. Nguy hại hơn, việc sử dụng bừa bãi lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh còn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bản thân nông dân và kể cả người tiêu dùng. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, nghiện chơi game… có dịp tràn vào nông thôn, đến từng ngóc ngách kể cả vùng sâu vùng xa. Điều này cũng đã và đang làm đảo lộn, phá vỡ cuộc sống

rất ổn định, phẳng lặng của người dân, làm nguy hại đến các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam

Thực tế phát triển nông thôn hiện nay cho thấy, nơi nào kinh tế nông nghiệp chậm phát triển thì các tệ nạn xã hội sẽ khó thâm nhập. Ngược lại nơi nào kinh tế nông nghiệp phát triển thì kéo theo đó các tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao. Phải chăng để bảo vệ những nét văn hoá đặc sắc vốn có của nông thôn mà chúng ta vẫn duy trì trong trạng thái khép kín để nhờ đó có thể chống chọi lại trước sức công phá mãnh liệt của các mặt trái của nền kinh tế thị trường? Hay là chủ động phá thế biệt lập, tăng cường hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cố nhiên trong quá trình này phải chấp nhận đối mặt với sự hiện diện của các tệ nạn xã hội và tìm cách hạn chế, loại trừ nó. Trong dòng chảy chung của lịch sử, không có con đường nào khác hơn là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế nhưng phải đi liền với phát triển đời sống văn hoá tinh thần, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. CNH, HĐH nông thôn nhưng phải giữ được tính hài hoà giữa bản sắc văn hóa của dân tộc, và vẫn luôn giữ được cốt cách của mình vốn dĩ là một nét đẹp rất đáng trân trọng của nông dân trong quá trình phát triển. Đây thật sự là một thách thức lớn đối với các cấp ủy đảng trong lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân.

Thứ tư, thiếu việc làm và tệ nạn xã hội ở nông thôn đang có chiều hướng gia tăng.

Tình trạng thiếu việc làm là vấn đề nổi cộm ở nông thôn hiện nay, tình trạng nông dân nhàn rỗi còn khá phổ biến. Nhiều người thu hoạch xong mùa vụ là "xả hơi", chờ đến vụ khác mới vào việc, không có việc làm phụ thêm để tăng thu nhập. Đây là lãng phí lớn về nguồn lực ở nông thôn, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng.

Tình trạng thiếu việc làm có nhiều nguyên nhân như do thiếu tư liệu sản xuất, ruộng đất để canh tác ngày càng bị thu hẹp; do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất dự án, đất thổ cư… trong khi dân số nông thôn tiếp tục tăng nhưng người lao động làm nghề nông lại giảm đi; do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, nông dân bỏ đất, đi làm thuê; các ngành nghề dịch

vụ, kinh doanh nhỏ như hàng quán buôn bán nhỏ, sửa chữa điện, các trò chơi giải trí điện tử…đang phát triển mạnh ở các làng quê… Từ đó, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm có điều kiện len lỏi về làng quê. Đây là vấn đề nông dân rất lo lắng, đang làm cho bầu không khí thôn quê vốn trong lành, nay có nguy cơ ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội này.

Tình hình an ninh nông thôn có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng thanh thiếu niên bỏ học, kéo bè cánh, thành lập băng nhóm quậy phá, gây rối trật tự, thậm chí tiến hành cướp giật và đến với ma tuý đang diễn ra trên địa bàn nông thôn là rất đáng lo ngại. Nạn trộm cắp, côn đồ... ở một số vùng nông thông hiện nay đã làm cho nông dân thực sự không yên tâm trong sản xuất cũng như trong cuộc sống.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên nông thôn chậm tiến bộ, trở nên hư hỏng. Đối với những thanh niên là con em của các gia đình nông dân nghèo khó chính vì đời sống quá khó khăn, không có công ăn việc làm, không chịu lao động lại thích chơi bời lêu lổng mà sinh ra hư đốn. Ngược lại đối với con em các gia đình nông dân khá giả thì chính sự nuông chiều thái quá và thiếu sự kiềm cặp giáo dục thường xuyên của gia đình nên hư hỏng. Tuy con đường đến với sự lêu lổng, tự đánh mất mình có khác nhau nhưng tựu trung lại số thanh niên này đang chịu sự tác động quá lớn từ những luồng "văn hoá" độc hại, lối sống thực dụng từ thành thị tràn vào vùng nông thôn hình thành nên tâm lý lười lao động, thích hưởng thụ. Bên cạnh đó sự lơ là, thiếu quan tâm giáo dục định hướng của các bậc cha mẹ trong các gia đình nông dân đối với con em của họ cũng là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho con em của mình trở nên sa ngã.

Tất cả những vấn đề trên đang tồn tại ở nông thôn và trong nông dân, trở thành rào cản rất lớn đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền cần có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những vấn đề trên. Đó cũng là cách nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân góp phần thực hiện thắng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, tâm trạng của một bộ phận nông dân thể hiện một số bức xúc do tình trạng tham nhũng kéo dài chưa được giải quyết triệt để, thậm chí có xu hướng nghiêm trọng của một số vụ án lớn gần đây; hoặc bức xúc khi tiếp túc với

cơ quan công quyền để giải quyết một số thủ tục hành chính như vay vốn sản xuất, hộ tịch, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w