V I Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 47)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

2V I Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

vụ của chính quyền (nhiệm vụ của khách thể lãnh đạo) trong mối quan hệ giữa Đảng và Chính quyền.

Như vậy, từ những phân tích trên đây, ta thấy: lãnh đạo là một quá trình trong đó chủ thể xác định chủ trương, đường lối, mục đích và tổ chức, hướng dẫn động viên, huy động mọi nỗ lực, tiềm năng sáng tạo, khả năng hành động của khách thể hay đối tượng lãnh đạo, đồng thời cũng giám sát đối tượng thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối đã vạch ra nhằm đạt được mục đích chung đã xác định.

Theo phân tích nội hàm khái niệm lãnh đạo trên đây thì, sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng GCND Việt Nam là quá trình Đảng đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, biện pháp xây dựng GCND; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách đó, cũng như tiến hành các hoạt động khác có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng GCND diễn ra đúng theo quan điểm, đường lối, mục tiêu đã đề ra.

Quan niệm trên đây chỉ rõ chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung lãnh đạo của Đảng. Với quan niệm như vậy, trong mối quan hệ lãnh đạo này, chủ thể lãnh đạo xây GCND là Đảng, mà thường xuyên và trực tiếp là Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư. Đối tượng lãnh đạo ( hay khách thể lãnh đạo) là Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị- xã hội và các hội ở Trung ương; là cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp…trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng GCND Việt Nam.

Xây dựng GCND Việt Nam không phải là việc riêng của Đảng cầm quyền, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả HTCT, là trách nhiệm chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng giữ vai trò là người lãnh đạo, người tổ chức toàn bộ sự nghiệp xây dựng GCND Việt Nam. Vì vậy, khi bàn về đối tượng lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng GCND Việt Nam, không chỉ bàn về GCND và các tổ chức chính trị- xã hội của nó, mà là toàn bộ HTCT và xã hội nước ta tham gia vào quá trình này. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Khóa X của Đảng chỉ rõ: “Giai quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là nhiệm vụ của cả HTCT

và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dây tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân”1. Rõ ràng, chỉ có sự vào cuộc thực sự của cả HTCT, sự tham gia tích cực của các giai cấp và tầng lớp xã hội, của các thành phần kinh tế thì chúng ta mới có thể xây dựng GCND trở thành “chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo qui hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”2.

Mục tiêu lãnh đạo xây dựng GCND của Đảng là: Lãnh đạo toàn bộ HTCT và xã hội tham gia vào quá trình xây dựng GCND Việt Nam trở thành một trong những giai cấp nền tảng về chính trị, kinh tế và xã hội, trong liên minh với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức ở nước ta; bảo đảm cho sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt thắng lợi. Với vị thế của một giai cấp xã hội giữ vai trò nền tảng nói trên, GCND Việt Nam phải có trình độ giác ngộ chính trị, giữ vai trò là chủ thể của quá trình phát triển nông thôn trên con đường CNH,HĐH đất nước; có đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao; có khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học - công nghệ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ở nông thôn; có khả năng tham gia tích cực vào các thị trường trong nước và quốc tế; không ngừng đổi mới và nâng cao vị thế của nông dân trong quan hệ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

1.3.2. Nội dung lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân của Đảng

Thực hiện mục tiêu lãnh đạo trên đây, Đảng phải xác định và thực hiện đúng đắn những nội dung lãnh đạo chủ yếu trong quá trình xây dựng GCND nước ta thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm đã qua, đặc biệt là từ thực tiễn cuộc vận động nông dân theo Đảng làm cách mạng ở một nước nông nghiệp lạc hậu, với hơn 80% dân số là nông dân, Đảng ta sớm nhận rõ vị trí vai trò cực kỳ to lớn của GCND Việt Nam trong cách mạng Dân tộc, dân chủ và cách mạng XHCN ở nước ta. Những thành tựu cách mạng vĩ đại mà Đảng và nhân dân ta giành được trong các giai đoạn cách mạng trước đây, cũng như trong giai đoạn hiện nay, luôn có sự đóng góp to lớn, mang ý nghĩa quyết định của GCND Việt Nam. Song, ở một 1Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2006, tr. 125.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 47)