Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 520.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 61)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

1Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 520.

tác kiểm tra, giám sát của Đảng bị coi nhẹ, cán bộ đảng viên dễ có nguy cơ tham nhũng. thoái hoá, biến chất, làm ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng GCND. Phương thức lãnh đạo này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong tình hình hiện nay, khi mà hầu hết các chức vụ quan trọng trong HTCT, đều do đảng viên của Đảng nắm giữ và trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách về đất đai, tài chính của Nhà nước và nhân dân.

Để nắm vững tâm tư nguyện vọng của nông dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất canh tác trong quá trình CNH, HĐH, nắm vững đội ngũ cán bộ đảng viên của mình, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ công tác KT,GS đối với các tổ chức đảng và đảng viên. Nếu chất lượng, tiến độ trong các dự án không tốt, phát sinh những vấn đề phức tạp phải giải quyết quan hệ lợi ích của các bên liên quan, thì thông qua công tác kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức đảng hoạt động trên lĩnh vực này, Đảng có thể nắm vững tình hình mọi mặt để có chủ trương, biện pháp giải quyết đúng đắn vấn đề.

Sáu là, lãnh đạo bằng phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.

Tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên là đặc tính thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản. Sự phân biệt người đảng viên Cộng sản với quần chúng của Đảng, cũng như với tất cả đảng viên của các chính đảng khác, chính là ở tính tiền phong, gương mẫu về lý luận và hoạt động thực tiễn theo đuổi mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự lãnh đạo bằng nêu gương, bằng uy tín và sự thuyết phục quần chúng thông qua tấm gương mẫu mực của mình là phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với nông dân nói chung, do điều kiện sống và làm việc, do kinh nghiệm sống trao chuyền qua các thế hệ, họ tư duy thiên về kinh nghiệm, không quen lối tư duy trừu tượng, nên họ rất chú ý quan sát, đánh giá hành động, việc làm của người cán bộ đang sống và làm việc cùng với họ để có thái độ ứng xử phù hợp; trước hết họ đánh giá qua việc làm, qua sự nhất quán giữa nói và làm của người cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, lãnh đạo thông qua vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên là phương thức lãnh đạo mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN TỪ 1986 ĐẾN NAY

2.1. Thực trạng giai cấp nông dân nước ta từ 1986 đến nay

2.1.1. Về số lượng, chất lượng

Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, nông thôn cả nước đến ngày 1-7-2006 có 13.768. 472 hộ, trong đó số hộ làm nông nghiệp là 9. 149. 118 hộ, lâm nghiệp 31.566 hộ, thủy sản 602.960 hộ. Như vậy, tổng số hộ làm nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm nông, lâm, thủy sản có 9. 783.644 hộ, chiếm 71% tổng số hộ ở nông thôn1, với tổng số dân số ở nông thôn là 61.332.200 người, chiếm 72,88% dân số cả nước2. Số người ở độ tuổi lao động trong nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đến năm 2006 là trên 24 triệu người chiếm 55,7% tổng số lao động xã hội, giảm 9,4% năm so với năm 20003. Với số lao động nông nghiệp còn lớn như vậy nhưng diện tích đất nông nghiệp vốn đã thấp lại luôn bị giảm sút trong những năm gần đây, nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân 1 lao động ngày càng thấp, năm 2006 là 3.317,7 m2, nhưng phân bố không đều giữa các vùng4.

Chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp, thể hiện trước hết qua trình độ học vấn. Số lao động nông nghiệp, nông thôn có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 42%, trình độ trung học phổ thông chiếm 32,5%, trình độ tiểu học chiếm 22,2% và không biết chữ 3,3%. Xét theo vùng, tỷ lệ mù chữ ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ cao nhất (31,4%) trong tổng số người mù chữ, sau đó đến khu vực Tây Nguyên (20%) và Bắc Trung Bộ (13%), miền núi phía Bắc (10%). Trình độ học vấn thấp tất yếu hạn chế khả năng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật, công nghệ và nâng cao tay nghề, khả năng chọn nghề khi cần tìm nghề mới... Chất lượng lao động nông nghiệp còn thể hiện qua trình độ đào tạo. Theo kết quả Tổng điều tra nông

1 Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007, t 2, tr 281. 2007, t 2, tr 281.

2 Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007, t 3, tr 39. 2007, t 3, tr 39.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 61)