Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ ở nông thôn trong lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 109)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

3.2.2.Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ ở nông thôn trong lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội, 008, tr 15.

3.2.2.Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ ở nông thôn trong lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân

nông thôn trong lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân

Chi bộ nông thôn là tế bào của Đảng ở cơ sở, là hạt nhân chính trị trực

tiếp lãnh đạo và tổ chức quần chúng ở thôn, xóm, trong đó tuyệt đại đa số là nông dân để thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ ở nông thôn là nhân tố rất quan trọng để phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và trong xây dựng GCND nói riêng.

Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là những năm gần đây, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở, chất lượng nhiều chi bộ ở nông thôn có chuyển biến rõ rệt. Nhiều chi bộ đã thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, động viên toàn dân phát huy nội lực, đoàn kết, nhất trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít chi bộ nông thôn chưa ngang tầm với vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo xây dựng GCND trong sự nghiệp đổi mới. Năng lực lãnh đạo của chi ủy, nhất là vai trò của đồng chí bí thư ở không ít chi bộ còn nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên. Trong sinh hoạt chi bộ, việc chuẩn bị nội dung cũng như hình thức sinh hoạt còn lúng túng. Ở nhiều nơi, sinh hoạt chi bộ còn hình thức, dập khuôn, không tập trung bàn thảo những vấn đề trọng tâm, thiết thực ở thôn, xã. Nội dung sinh hoạt chi bộ lại ít bàn về phát huy vai trò của nông dân, nên chưa thể hiện được tính chất lãnh đạo của chi bộ trong xây dựng GCND. Việc phân công trách nhiệm và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên thường không cụ thể, rõ ràng. Ý thức sinh hoạt đảng của một bộ phận đảng viên còn ảnh hưởng nặng tác phong nông dân, thiếu nghiêm túc, tuỳ tiện, đi muộn, về sớm. Số lượng đảng viên dự các buổi sinh hoạt thường chỉ đạt 60-70%. Trong sinh hoạt, ý kiến phát biểu hay lan man, thiếu tập trung, gây thắc mắc, tranh cãi, lãng phí thời gian nên hiệu quả thấp.

Nhiều chi bộ thôn, làng ở vùng đồng bằng hiện nay có số lượng đảng viên đông, có chi bộ lên tới 100 đảng viên, trong đó hầu hết là đảng viên hưu trí, tuổi đời khá cao, có nơi bình quân tới 55-60 tuổi. Trong khi đó, công tác tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng chưa được coi trọng. Có chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên. Lực lượng đảng viên trực tiếp lao động gắn bó với nông nghiệp ít, sự hiểu biết thực tiễn trên các mặt hoạt động xã hội nông thôn của nhiều đảng viên hạn chế. Có tình trạng số đảng viên nói nhiều hơn số đảng viên làm. Số đảng viên và lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng ly nông và ly hương ngày càng nhiều. Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt và vai trò lãnh đạo của chi bộ ở nông thôn, đối với nông nghiệp và xây dựng GCND.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ ở nông thôn trong lãnh đạo xây dựng GCND hiện nay, cần thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau:

Một là, kiện toàn tổ chức, nâng cao nhận thức của chi uỷ, đặc biệt là bí thư chi bộ về xây dựng GCND.

Năng lực lãnh đạo xây dựng GCND của các chi bộ ở nông thôn không tách rời năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu nói chung của các chi bộ. Do đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ trong xây dựng GCND, trước hết phải nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của chi bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do các chi bộ tốt”1. Chi bộ có vững mạnh, mới lãnh đạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, trong đó có nhiệm vụ xây dựng GCND. Chất lượng của chi bộ do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó trước hết là sự kiện toàn về tổ chức và chất lượng ban chi uỷ - hạt nhân lãnh đạo của chi bộ.

Thực tế cho thấy, hiện nay mô hình chi bộ, đảng bộ ở nông thôn còn nhiều bất cập. Ở khu vực đồng bằng, nhất là khu vực ven các đô thị, thành phố có nhiều chi bộ thôn, xóm quá đông đảng viên, mô hình tổ chức chi bộ nông thôn chưa đồng đều. Số thôn có từ 3-4 chi bộ còn nhiều, thậm chí có thôn có tới 6 chi bộ. Điều này dẫn tới tình trạng phối hợp, thống nhất giữa các chi bộ trong thực hiện nhiệm vụ ở cùng một cơ sở thiếu chặt chẽ, nhất là khi trưởng thôn không phải là

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 108 - 109)