Đổi mới nội dung lãnh đạo về nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp nông dân

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 118 - 135)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

1 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H 2000, tr 92.

3.2.3. Đổi mới nội dung lãnh đạo về nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp nông dân

và tinh thần của giai cấp nông dân

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và có nhiều chủ trương lớn về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các chủ trương của Đảng đã được Nhà nước thể chế hoá bằng các chính sách và được các cấp, các ngành triển khai trong thực tế. Gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông thôn liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm nghèo là một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là một trong những giải pháp quan trọng

hàng đầu để xây dựng GCND hiện nay. Trong đó, cần chú trọng những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, các cấp ủy đảng chú trọng lãnh đạo giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân. Đây là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn.

- Thực hiện bước chuyển dịch lớn cơ cấu lao động nông thôn từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ (khoảng 70% vào năm 2020). Bộ phận nông dân còn lại là lao động thuần nông, dự kiến đến năm 2015 chỉ còn khoảng 40 - 42% và đến năm 2020 chỉ còn 30% lao động làm nông nghiệp (khoảng 17 triệu người).

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động nông thôn; nắm chắc tình hình lao động và có kế hoạch cụ thể tạo việc làm mới cho nông dân ở các vùng. Có chính sách hỗ trợ tích cực hơn để đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn.

- Phấn đấu mức tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn đến 2020 khoảng 19 triệu đồng/năm.

Thứ hai, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo. Coi xoá đói, giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững.

Nghiên cứu điều chỉnh chuẩn nghèo căn cứ theo nhu cầu chi tiêu cơ bản cả về lương thực, thực phẩm (khoảng 60%); hàng hoá, dịch vụ phi lương thực, thực phẩm, như: mặc, nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội (khoảng 40%) đảm bảo cuộc sống, khả năng lao động và tái sản xuất sức lao động bình thường của con người có tính tới sự biến động của giá cả.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các bộ ngành ở Trung ương tăng cường nguồn lực của Nhà nước đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, trong đó tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các hộ nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, trước hết là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hỗ trợ học tập, đào tạo, chữa bệnh, khắc phục hậu quả

của thiên tai, dịch bệnh. Sử dụng một phần kinh phí xoá đói, giảm nghèo sang hỗ trợ đào tạo để đối tượng nghèo có cơ hội thoát nghèo bền vững. Có chương trình ưu tiên hỗ trợ 58 huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%.

- Phát động phong trào làng, bản "chống lại đói nghèo", huy động sức mạnh cộng đồng, chủ động tổ chức hoạt động xoá đói, giảm nghèo tại địa phương mình. Dựa vào tổ chức của cộng đồng để tiếp nhận và tham gia quản lý các chương trình mục tiêu của Trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế.

Thứ ba, các cấp ủy tập trung lãnh đạo HTCT tăng cường nỗ lực nâng cao nhanh đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số.

Quan tâm đặc biệt tới việc thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao nhanh đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, làm chuyển biến thật sự đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng đồng bào Khơ me ở đồng bằng sông Cửu Long. Có chương trình đồng bộ tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

Đẩy mạnh sự chỉ đạo việc phát triển cơ sở hạ tầng, trước hết là đường giao thông tới các xã, thôn xóm tạo điều kiện đi lại và giao lưu hàng hoá thuận lợi, đồng thời tận dụng tối đa điều kiện cho phép để xây dựng các công trình thuỷ lợi, trước hết để cấp nước sinh hoạt. Quyết tâm đảm bảo đến năm 2010 không còn nơi nào thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Phát triển mạng lưới điện đến từng thôn, bản.

Chỉ đạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát lại và tiến hành quy hoạch các cụm dân cư quá hẻo lánh, xa xôi, ở những vùng bị đe doạ bởi thiên tai hoặc khó có điều kiện tổ chức sản xuất, quy tập hình thành một số cụm dân cư đủ lớn nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù vê văn hoá và phong cách sống của tùng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

Các cấp ủy đảng quan tâm việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về giáo dục, đào tạo; lãnh đạo phát triển giáo dục, đào tạo, xoá mù chữ, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc được học tập, đào tạo. Phát triển các trường bán trú, nội trú, có nhà ở cho thày, cô giáo và học sinh

ở xa trên 5 km, nâng mức cấp học bổng cho học sinh, nâng mức thù lao cho giáo viên các vùng cao, vùng sâu đủ đảm bảo cuộc sống, yên tâm dạy và học.

Phát triển hệ thống y tế cơ sở, xây dựng các trạm y tế với đủ trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, có nhà ở cho nhân viên y tế, đảm bảo đến năm 2012, mỗi xã có ít nhất 1 bác sĩ. Hỗ trợ tích cực để đồng bào có bảo hiểm y tế, được hưởng thụ các dịch vụ y tế nhiều hơn.

Phát triển hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, tín dụng nông thôn. Hỗ trợ bằng phương thức thiết thực và phù hợp để giúp đồng bào phát triển sản xuất, chú trọng phát huy các kỹ thuật bản địa truyền thống. Chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc tại chỗ. Thực hiện cấp gạo để đồng bào vùng cao có đủ lương thực, không phải làm nương rẫy mà tập trung cho trồng và bảo vệ rừng. Kiên quyết đến năm 2010, không còn nơi nào, người nào thiếu gạo ăn.

Khuyến khích bằng các chính sách đặc biệt ưu đãi (đất, thuế, vốn, công nghệ... ) để thu hút các doanh nghiệp đầu tư lên các vùng miền núi.

Thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống... Nghiên cứu xây dựng thành một chương trình đồng bộ, phân cấp nhiều hơn cho các tỉnh để các địa phương tổ chức các cộng đồng nhân dân chủ động tổ chức thực hiện đáp ứng sát yêu cầu và điều kiện của từng địa phương một cách thiết thực, hiệu quả.

Thứ tư, chú trọng lãnh đạo phát triển giáo dục, y tế, văn hoá ở nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 có 75% và đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phát triển công tác y tế dự phòng; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Kiên trì thực hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm y tế, về dân số, đạt mục tiêu về giảm tỉ lệ sinh đẻ ở các vùng nông thôn.

Thực hiện phổ cập giáo dục. Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đưa chỉ số giáo dục và đào tạo ở các vùng này lên ngang bằng trình độ bình quân chung cả nước.

Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá văn hoá; xây dựng và thực hiện tốt các

hương ước, quy ước cộng đồng; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, tình làng, nghĩa xóm tốt đẹp, bài trừ các hủ tục, thức hiện nếp sống mới ở nông thôn. Xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn; là địa bàn trọng yếu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng gia đình nông dân thực sự trở thành tế bào lành mạnh của xã hội. Xây dựng nếp sống văn hoá, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân ở cộng đồng nông thôn nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước, địa phương và quy ước cộng đồng về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hoá và văn hoá - nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, phát triển làng nghề truyền thống ở các cộng đồng nông thôn. Phục dựng và phát huy các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dẫn vũ, nhạc cổ truyền, thể thao và trò chơi truyền thống... góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá cho nông dân.

Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn, nhất là các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trước hết là đảm bảo phủ sóng phát thanh, truyền hình, điện thoại, Internet; tăng thời lượng thông tin băng tiếng dân tộc ít người.

Phấn đấu đạt tỉ lệ 23 - 25% dân số tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Tiếp tục thực hiện rộng rãi chế độ cứu trợ đối với các hộ thiếu đói, trợ cấp lương thực cho các vùng khó khăn thiếu gạo; hỗ trợ hộ bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, hộ chính sách, cô đơn, người già, tàn tật ở nông thôn.

Tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi, từng bước nâng mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi được khám chữa bệnh cho người nghèo. Nghiên cứu ban

hành chính sách bảo hiểm y tế đối với các hộ cận nghèo theo hướng: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho người thuộc hộ cận nghèo để mua bảo hiểm y tế.

3.2.4. Lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tăng cường chuyển giao công nghệ sinh học trong sản xuất hàng hóa của giai cấp nông dân giao công nghệ sinh học trong sản xuất hàng hóa của giai cấp nông dân

Thứ nhất, về đào tạo nhân lực. Để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp - hiện đại hoá đất nước nói chung và cho nông nghiệp - nông thôn nói riêng thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải coi là giải pháp trọng tâm và là khâu đột phá trong thời kỳ tới. Nâng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề từ 15% năm 2010 lên 25% năm 2015 và 50% vào năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020: 70% lao động nông thôn sang làm công nghiệp, dịch vụ - số lao động đó phải được dạy nghề; 30% là lao động nông nghiệp. Hình thành và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về đào tạo nghề đảm bảo hàng năm đào tạo 750. 000 - 1,1 triệu lao động từ nông thôn. Nội dung chính gồm:

Đào tạo nghề nông cho nông dân: Đảng lãnh đạo chính quyền các cấp tiếp tục cụ thể hóa chiến lược và chính sách đào tạo nghề cho nông nghiệp, nông thôn một cách thiết thực và hiệu quả. Ngày 29/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Đây là cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hóa thành đề án đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Theo đó, mục đích của đề án hướng tới đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông nghiệp hiện đại; dạy nghề cho nông dân và con em nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở nông thôn. Mục tiêu của đề án đến năm 2015, trung bình mỗi năm đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo từ 20% năm 2010 lên 50% vào năm 2020. Đây là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và là một bước đi mang tính đột phá. Để đề án có tính thiết thực và mang lại hiệu quả đòi hỏi cần tập trung vào một số điểm sau:

- Xây dựng hệ thống đào tạo nghề quốc gia, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để thanh niên nông thôn có điều kiện học nghề nếu muốn chuyển dịch lao động khỏi nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống đào tạo nghề này có nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó công lập giữ vai trò nòng cốt. Hệ

thống trường dạy nghề được phân bố đều ở nông thôn để thuận lợi cho học viên đi học, ở các rường đó cần tổ chức dạy văn hóa ngoài giờ để thanh niên nông thôn tiếp tục học nâng cao trình độ học vấn, nhất là các em mới qua bậc trung học cơ sở. Hệ thống đào tạo nghề cần được liên thông từ sơ cấp lên trung cấp, cao đẳng và đại học để tạo điều kiện cho những con em nông dân có điều kiện tiếp tục học lên.

Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn để giúp họ chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp, trong đó có dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Hàng năm đào tạo 300 - 600 nghìn người chủ yếu qua các trường dạy nghề, doanh nghiệp, làng nghề.

Phát triển hệ thống dạy nghề theo quy hoạch, phấn đấu đến năm 2010, mỗi huyện có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề. Đổi mới phương thức đào tạo, từng bước xã hội hoá việc đào tạo nghề cho người lao động, mở rộng các loại hình đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo và thu hút lao động tại chỗ. Đầu tư cơ sở vật chất bao gồm trường lớp, trang thiết bị thực tập, thực hành hiện đại để học viên tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Trong đào tạo nghề, cần chú trọng đào tạo kiến thức và tay nghề kỹ thuật và kỹ năng quản lý, quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng, tập huấn kỹ thuật mới, tham quan các mô hình sản xuất tiên tiến, các buổi trình diễn kỹ thuật. Kết hợp lý thuyết với thực hành, coi trọng kỹ năng thực hành.

- Coi trọng đội ngũ giảng viên dạy nghề, tuyển chọn các giáo viên có kinh nghiệm và tay nghề cao, không câu nệ bằng cấp. Có chính sách thỏa đáng đối với giáo viên dạy nghề cả về lương bổng, chế độ bồi dưỡng, học tập, các chế độ nhà ở, điều kiện sinh hoạt.

- Có chính sách thỏa đáng khuyến khích dạy nghề, giảm học phí đối với

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 118 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w