- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:
3 Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007, tr 50,
1.1.2. Những khó khăn, yếu kém của giai cấp nông dân
Thứ nhất, về trình độ, việc làm và thu nhập, đời sống của nông dân.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn còn mang tính tự phát và thiếu sự chuẩn bị. Chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là ở vùng cao, vùng xa. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, chỉ có 8,2% lao động được đào tạo cơ bản, trong đó chỉ có 2,97% lao động có bằng sơ cấp, 2,97% có bằng trung cấp, 1,14% có bằng cao đẳng và chỉ có 1,08% có bằng đại học. Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn chỉ có 12% tốt nghiệp trung học phổ thông và 3,11 % có trình độ chuyên môn kỹ thuật (thấp hơn 4 lần so với thanh niên thành thị).
Tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến ở nông thôn. Năm 2007 tỉ lệ không có việc làm là 5,79%, số người cần việc làm theo thời vụ còn rất lớn.
Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/1 tháng ở nông thôn năm 2006 là 506 ngàn đồng, tăng 1,84 lần so với năm 2002, nếu loại trừ yếu tố lạm phát chỉ còn 1,2 lần. Ở những vùng thu nhập của nông dân chỉ dựa vào nông nghiệp, mức độ tăng thu nhập còn chậm hơn.
Năm 2006, thu nhập bình quân ở thành thị cao gấp 2,04 lần so với nông thôn. Mặc dù trong 4 năm qua, so sánh tương đối mức thu nhập giữa hai khu vực này thì khoảng cách giảm đi nhưng sự chênh lệch tuyệt đối về thu nhập của hai khu vực đó vẫn tiếp tục gia tăng. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng tiếp tục gia tăng, cần nhất là miền Đông Nam bộ (1,065 triệu đồng/tháng/người), thấp nhất là Tây Bắc (chỉ có 372 ngàn đồng/tháng/người).
Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn lớn hơn so với tỉ lệ chung của cả nước. Tỉ lệ tương ứng là 18% và 14,8%. Tốc độ xoá đói nghèo đang có xu hướng chậm lại. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,14%/năm trong giai đoạn 1993 - 1998, nhưng chỉ có 2,24%/năm trong giai đoạn 1998 đến 2004.Kết quả xoá
đói, giảm nghèo chưa bền vững. Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh, rủi ro nhiều hộ lại tái nghèo.
Do tình trạng thu nhập thấp, nghèo khó, thiếu việc làm, giá trị ngày công ở nông thôn thấp, trong khi đó kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh, nên làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị và từ những vùng khó khăn (Tây Bắc) tới những nơi thuận lợi hơn (Tây Nguyên) để kiếm sống ngày càng mạnh. Hàng năm, số người ở nông thôn ra thành thị để sinh sống ngày càng tăng (năm 1997, có 600 nghìn người, đến năm 2007 lên đến 1,1 triệu người). Bên cạnh số dân di cư, còn có nhiều người tuy ở nông thôn nhưng đi làm ăn cả năm hoặc theo thời vụ ở các đô thị. Có xã số lao động chủ yếu là thanh niên đi làm ăn xa chiếm tới 40%, còn lạiở nông thôn chủ yếu là những người lớn tuổi.
Nông dân di cư hoặc làm ăn theo thời vụ ở các đô thị thường làm công việc chân tay, nặng nhọc, không có hộ khẩu, sống tạm bợ, không có sự bảo trợ có hiệu quả của pháp luật nên bị thiệt thòi khi tiếp cận nhiều loại dịch vụ công cộng. Nhiều người sa vào tệ nạn xã hội, gây thêm khó khăn, phức tạp cho các đô thị.
Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đã và đang gây ra tình trạng phá rừng bừa bãi và những khó khăn trong quản lý của các cấp chính quyền địa phương.
Mức độ hưởng thụ văn hoá của nông dân còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng; kết quả đạt được trong xây dựng nếp sống văn hoá chưa bền vững. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng còn nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn, thu hút. Các hoạt động thể dục thể thao ở một số vùng chưa được quan tâm. Tình trạng nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm, cờ bạc có xu hướng phát triển. Một số hủ tục vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi trỗi dậy, nhất là trong ma chay, cưới xin...
Đời sống ở các vùng đồng bào các dân tộc thiểu số: Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ tích cực phát triển vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nổi bật nhất là các chương trình 135, 134.. ., đời sống của nông dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn trong tình trạng chậm phát triển. Thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 40% so với bình quân chung cả nước. Số hộ nghèo vùng dân tộc hiện nay chiếm phần lớn trong số hộ nghèo cả nước (63,7%) và có tỉ lệ cao ở tất cả các vùng.
Hầu hết những vùng khó khăn nhất hiện nay là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm gần đây tốc độ giảm nghèo chậm hơn so với mặt bằng chung của cả nước, kết quả giảm nghèo ở nhiều nơi kém bền vững, tỉ lệ tái nghèo lên tới 3 - 4%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc cao gấp 3 lần người Kinh. Sự phân tầng xã hội diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến phá rừng, di cư tự do, phát triển đạo. Một số nơi, đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo gây mất an ninh, trật tự.
Thứ hai, ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống của nông dân.
Trong 5 năm, từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây Nguyên có trên 138. 291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh: 52.094 hộ. Việc thu hồi đất trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng đến đời sống của 627,5 nghìn hộ gia đình với 2,5 triệu người và 950 nghìn lao động. Mặc dù Nhà nước và các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đền bù, hỗ trợ giải quyết việc làm nhưng 53% thu nhập của số hộ bị thu hồi đất bị giảm và có tới 34,5% số hộ có điều kiện sống thấp hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài ở nhiều địa phương. Nếu chậm khắc phục sẽ làm tổn thương đến quan hệ liên minh công - nông.
Nhiều nông dân không có nghề gì ngoài cái nghiệp cấy cày cha truyền con nối trong thửa ruộng vườn nhà. Khi bị thu hồi đất, họ ngỡ ngàng thấy mình "trắng tay", thậm chí có gia đình còn không hiểu vì sao mình bỗng có cả nắm tiền. việc sử dụng số tiền được đền bù chưa hiệu quả, chưa đầu tư để chuyển đổi nghề, để tạo lập việc làm mới, có đến trên 50% số tiền đền bù đó được nông dân đem sắm sửa những vật dụng sinh hoạt: mua sắm xe máy, ti vi, xây nhà v. v
Trên thực tế, đang có tình trạng một bộ phận nông dân rời khỏi đất canh tác, bỏ nghề truyền thống trong khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề phi
nông nghiệp, và trở thành giai cấp khác. Nhiều nông dân “giàu xổi” nhờ bán đất ở khu vực đô thị hoá nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng nghèo đói.
Về sự biến đổi cơ cấu của GCND: cơ cấu GCND biến đổi đa dạng, phức tạp và hình thành một bộ phận công nhân nông nghiệp, phong cách lao động của người sản xuất nhỏ dần dần sẽ mất đi. Đội ngũ những người lao động thủ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ sinh hoạt và lưu thông tăng lên. Đặc biệt là, một bộ phận nông dân lao động mang tính chất trí thức xuất hiện ngày càng nhiều, do đó, tính chất nông dân thuần tuý ngày càng giảm đi. Tính chất nông dân - công nhân, nông dân - trí thức, nông dân - tiểu thương, nông dân - thợ thủ công,... dần dần hình thành. Đội ngũ những nông dân chuyên đi làm thuê, bán sức lao động xuất hiện và phát triển. Bộ phận nông dân tập thể dưới những hình thức hợp tác mới sẽ từng bước được hình thành và phát triển. “Trung nông” sẽ là nhân vật trung tâm trong GCND, trong nông thôn. Các bộ phận trong GCND gồm: chủ trang trại, nông dân sản xuất cá thể, nông dân làm thuê, xã viên của các hợp tác xã kiểu mới. Đồng thời có sự xuất hiện vai trò kép của nhiều người là công chức nhưng mua ruộng làm chủ trang trại nên họ vừa làm công chức, trí thức vừa làm chủ trang trại.
Thứ ba, khả năng tiếp cận tài nguyên, công nghệ và thị trường của nông dân thấp.
Nhiều nông dân sản xuất giỏi muốn phát triển kinh tế trang trại nhưng khó mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều doanh nghiệp nông thôn có nhu cầu nhưng khó tìm được mặt bằng sản xuất. Tài nguyên nước trở nên hạn chế. Đa số nông dân trồng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp phải tự lo về nước; nông dân miền núi phải lo cả nước ăn. Mức tích lũy của hộ thấp, không đủ tái sản xuất mở rộng, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức còn hạn chế, có nơi phải vay cá nhân với mức lãi suất cao.
Số liệu thống kê gần đây cho thấy, gần 70% hộ nông thôn chưa bao giờ đọc báo. Báo chí phát miễn phí chủ yếu tập trung cho lãnh đạo xã, thôn và nhà văn hoá xã, phần lớn người dân khó tiếp cận. Do đó, Nông dân không có nhiều nơi cơ hội tiếp cận thị trường. Có được thông tin thị trường, nông dân chủ yếu dựa vào đài phát thanh, truyền hình.
Nông dân phải chịu nhiều rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, biến động giá cả, đặc biệt là những người nghèo dễ bị tổn thất nhất. Tính trung bình, thiệt hại về thu nhập hàng năm do những rủi ro kể trên bằng khoảng 1/3 vốn tích lũy hàng năm. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự biến đổi bất lợi của khí hậu, nông dân càng dễ bị thiệt hại hơn. So với dân cư đô thị, nông dân phải chịu nhiều thiệt thòi. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nông dân vẫn phải đóng góp trực tiếp nhiều hơn, có trường hợp phải chịu thiệt thòi để đóng góp cho quá trình công nghiệp hoá.
Hệ thống an sinh xã hội yếu kém: Hiện tại chưa hình thành một hệ thống an sinh xã hội thống nhất và thông suốt cho các vùng nông thôn. Hệ thống an sinh xã hội hiện hành mới nhằm bù đắp cho những người có công, cứu trợ nhất thời cho những người khó khăn khi có dịch bệnh, thiên tai. Đa số nông dân phải tự lo cho bản thân và gia đình khi gặp khó khăn, rủi ro. Hiện tại mới có khoảng 50% dân cư nông thôn có bảo hiểm y tế, những người còn lại phải tự lo khi bị ốm đau.
Thứ năm, sự phân hóa giàu nghèo trong GCND đang có xu hướng tăng, nhất là nông dân ở những vùng có điều kiện phát triển KT-XH thuận lợi và nông dân vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng cao; quan hệ cộng đồng bị tổn thương, tính thụ động của nông dân ở nhiều nơi còn lớn: Trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, ở nhiều vùng nông dân rất năng động, tận dụng thơi cơ, tìm tòi sáng tạo, vượt qua khó khăn xây dựng cuộc sống mới, hàng triệu hộ nông dân trở nên khá giả. Trong khi đó, còn nhiều nơi nông dân và chính quyền cơ sở rất thụ động, trông đợi vào sự trợ giúp từ bên ngoài, của Chính phủ nên chậm phát triển.
Trong nông dân đang diễn ra sự phân tầng xã hội, sự chênh lệch về điều kiện và mức sống gia tăng trong phạm vi cả nước và mỗi làng, xã. Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 10% giàu nhất với 10% nghèo nhất năm 2002 là 12,5 lần, năm 2004 là 13,5 lần.
Trong khi đó các mối quan hệ cộng đồng cổ truyền, nhất là quan hệ làng, xã là yếu tố quan trọng là nền tảng xã hội ở nông thôn, nhưng ở nhiều nơi đã bị xói mòn nghiêm trọng. Các quan hệ cộng đồng làng, xã trước đây được sử dụng rất có hiệu quả thì nay đang bị hành chính hoá. Trong khi đó, mặt tiêu cực của
quan hệ dòng họ tiếp tục tồn tại và có nơi trỗi dậy mạnh mẽ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ ở nhiều vùng nông thôn.
Thứ sáu, tình trạng bất bình đẳng giới: Mặc dù đã đạt được thành tựu bước đầu trong việc huy động sự tham gia của phụ nữ vào việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và các kế hoạch phát triển của cộng đồng, nhưng nhìn chung sự tham gia của phụ nữ chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ đông đảo đang sinh sống ở nông thôn và khả năng đóng góp của họ cho quá trình phát triển nông thôn. Những định kiến giới đã làm hạn chế nhiều sự tham gia của phụ nữ vào các chương trình phát triển cộng đồng.
Trên thực tế, tỉ lệ phụ nữ tham gia công tác chính trị, quản lý, lãnh đạo ở tất cả các cấp, các ngành đều rất thấp. Trong 3 nhiệm kỳ gần đây, tỉ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng không vượt quá 15%, và tỉ lệ nữ tham gia hội đồng nhân dân 3 cấp không quá 25%. Trên cả nước, số phụ nữ là cán bộ lãnh đạo uỷ ban nhân dân xã chỉ chiếm 4,5%, uỷ ban nhân dân huyện 4,9%. Phụ nữ nông thôn giữ cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt còn rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới sự bình đẳng giới. Bên cạnh đó, một số vấn đề như: nạn bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, mức lương bình quân thấp... cũng đang là những vấn đề bức xúc đòi hỏi cần sớm khắc phục.
Những tồn tại, yếu kém trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản cần quan tâm là việc xây dựng GCND chưa được chú trọng đúng mức:
Chậm xây dựng chiến lược về phát triển GCND. Việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của nông dân nhiều nơi chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Chưa có cơ chế, chính sách để bảo vệ một cách hiệu quả những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nông dân. Nhiều nơi quyền lợi của nông dân không được đảm bảo (phải đóng góp nhiều, bị thua thiệt khi bị thu hồi đất, việc thực thi dân chủ chưa được đảm bảo). Tình trạng nghèo khó, chênh lệch thu nhập và cuộc sống, những tiêu cực trong cuộc sống, nhất là tình trạng tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng, thậm chí xói mòn niềm tin của một bộ phận nông dân.