Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, tr 62.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 59)

- Về kết cấu hạ tầng nông thôn:

1Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, tr 62.

Nhiệm vụ xây GCND, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn là nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, có tính quá trình, với nhiều mặt công tác gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để lãnh đạo xây GCND, Đảng cần có tư duy hệ thống và tầm nhìn chiến lược khi ban hành các quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết về công tác này. Khi Đảng đã ban hành đường lối, chủ trương, nghị quyết, và chính sách đúng đắn, thông qua qui chế làm việc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, cho ý kiến kết luận về những vấn đề phát sinh để xử lý và tổ chức thực hiện.

Hai là, lãnh đạo xây dựng GCND thông qua Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp; thông qua Mặt trận và các đoàn thể chính tri-xã hội của nhân dân. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với nhiệm vụ xây GCND, thông qua bộ máy Nhà nước, là một trong những phương thức lãnh đạo cơ bản nhất, có hiệu lực mạnh mẽ nhất, thể hiện đày đủ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Điều 41, Điều lệ ĐCSVN, thông qua tai Đại hội toàn quốc lần thứ X, ghi rõ: “Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước…phải chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị, nghị quyết của Đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản luật pháp của Nhà nước…”. Trong phương thức lãnh đạo này, Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên của Đảng hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thể chế hoá, kế hoạch hoá, chính sách hoá, cụ thể hoá…các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các văn bản có hiệu lực pháp luật, trong lĩnh vực xây dựng GCND, nông nghiệp và nông thôn. Thông qua các văn bản pháp luật đó, các cơ quan Nhà nước tiến hành công tác quản lý về mặt nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng GCND theo đúng đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng.

Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội là bộ phận cấu thành quan trọng của HTCT nước ta, có vai trò rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng GCND, nông nghiệp và nông thôn giai đoạn hiện nay. Do đó, thông qua các tổ chức và đội ngũ đảng viên của Đảng hoạt động trong các cơ quan này, Đảng lãnh đạo cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành các nhiệm vụ, chủ trương công tác của Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội.

Đây là một phương thức lãnh đạo rất quan trọng của Đảng nói chung, đối với nhiệm vụ xây dựng GCND nói riêng. Đối với loại nhiệm vụ đòi hỏi thời gian lâu dài, trên qui mô toàn quốc và rất khó khăn như xây dựng GCND, phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta thời kỳ CNH, HĐH đất nước, thì phương thức lãnh đạo bằng công tác tư tưởng càng có tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, trên thực tế, nhiệm vụ xây dựng GCND có được triển khai thuận lợi, đúng mục tiêu, đúng quan điểm và đường lối hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên, vào ý thức tự giác của chính nông dân. Do vậy, Đảng cần thông qua hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình, sử dụng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nâng cao trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị cho nông dân; giáo dục truyền thống cách mạng, lối sống lành mạnh, tương thân, tương ái của nông dân Việt Nam; đồng thời cần có những nghiên cứu lý luận cơ bản, hệ thống về nông nghiệp, nông dân, và nông thôn Việt Nam (trong quá khứ và hiện tại) làm cơ sở cho quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Mặt khác, cũng cần phải đề cao cảnh giác, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, chống các luận điệu sai trái của kẻ xấu tác động vào lực lượng dân cư đông đảo, còn nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương như GCND để tuyên truyền, kích động quần chúng đấu tranh gây mất đoàn kết, mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội, phá hoại đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng GCND và phát triển kinh té nông nghiệp và nông thôn nước ta.

Bốn là, lãnh đạo xây dưng GCND bằng công tác tổ chức và cán bộ.

Lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ là một trong các phương thức lãnh đạo cơ bản, chủ yếu của Đảng ta nói chung, của các cấp uỷ đảng nói riêng. Trong lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng GCND, phương thức lãnh đạo của Đảng này được thực hiện như sau: Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy lãnh đạo đã có, thành lập mới hoặc xoá bỏ các tổ chức không còn tác dụng trong các đơn vị dân cư nông thôn. Bố trí sử dụng cán bộ có uy tín với quần chúng nông dân trong HTCT cơ sở các làng, xã, thôn bản. Tôn trọng nguyện vọng của nông dân ở cơ sở, khi họ lựa chọn, tiến cử những đảng viên, quần chúng có đủ phẩm chất và năng lực vào bộ máy chính quyền cơ sở. Chính quyền và các đoàn thể xã hội ở nông thôn hầu hết đều là nông dân, hoặc xuất thân từ nông dân. Do vây, việc bố trí những cán bộ có tín nhiệm với nông dân, đủ năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tham gia vào bộ máy chính quyền cơ sở, bảo đảm chính quyền là của người dân(chủ yếu là

của nông dân), do nhân dân bầu nên, và phục vụ nhân dân. Đồng thời sắp xếp lại và điều chuyển những cán bộ yếu kém phẩm chất và năng lực công tác ra khỏi các cơ quan đó có ý nghĩa rất quan trọng.

Phương thức lãnh đạo xây dựng xây dựng GCND thông qua công tác tổ chức và cán bộ của Đảng cũng được thực hiện trong tất cả các đảng bộ trực thuộc Trung ương, nhất là đảng bộ nông thôn các tỉnh, huyện, xã. Phương thức lãnh đạo này cho phép Đảng ta xây dựng nhân tố lãnh đạo ngay trong cơ cấu GCND, trực tiếp đại diện cho quyền lợi của nông dân. Đồng thời phương thức lãnh đạo đó cũng cho phép các cơ quan lãnh đạo của Đảng trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng GCND đi đúng hướng, đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các đảng viên trực tiếp tham gia lĩnh vực công tác này, một mặt, phải tuân thủ nghiêm túc nghị quyết của Đảng và của cấp uỷ cấp mình, mặt khác, phải thực thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao ở các cơ quan mà cán bộ tham gia công tác.

Phương thức lãnh đạo này đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên chăm lo củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ huyện, quận, và các chi bộ ở nông thôn cho xứng với vai trò hạt nhân chính trị trong các đơn vị kinh tế nông nghiệp, trong hệ thống chính quyền cơ sở xã, thôn, làng, bản…

Năm là, Đảng lãnh đạo bằng công tác, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ xây dựng GCND.

Đây cũng là một trong những phương thức lãnh đạo xuất phát từ chính bản chất của khái niệm lãnh đạo. Phương thức này cho phép Đảng ta nắm vững tình hình thực tế, bám sát thực tiễn để có thể, một mặt kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc nếu có của đảng viên và tổ chức đảng trong công tác được giao. Mặt khác, đề ra những chủ trương, nghị quyết và giải pháp thực hiện đúng đắn. Bàn về vai trò của công tác Thanh tra, kiểm tra, Hồ Chủ tịch đã nói: “Khi có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của cán bộ là do nơi thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”1.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với đảng viên và tổ chức đảng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu công

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 59)