Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 63 - 75)

* Kinh nghiệm xây dựng bài giảng và giáo án theo hướng tích cực:

Trong quá trình nghiên cứu soạn bài giảng tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm soạn bài theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh như sau:

- Việc soạn bài g ảng và giáo án theo hướng tích cực trước tiên đòi hỏi người giáo viên cần tìm hiểu và nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Điều này sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng các phương pháp và kỹ

- Trước khi soạn bài theo hướng tích cực hoá giáo viên cần tìm hiểu thật kỹ nội dung và mục tiêu của từng bài học. Việc này sẽ giúp giáo viên sử dụng hợp lý các phương pháp và kỹ thuật tích cực vào từng chủđề một cách tự nhiên.

- Trong quá trình soạn bài giáo viên cần khai thác thật kỹ những chi tiết của bài giảng mà có thể phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Việc này sẽ giúp giáo viên đạt được hiệu quả dạy học cao nhất.

- Trong quá trình soạn bài giáo viên cần chú ý đến lượng kiến thức cơ bản mà học sinh đã biết để có thểđưa ra phương pháp dạy học phù hợp.

- Việc soạn bài theo hướng tích cực sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên, do đó để công tác soạn giảng đạt chất lượng cao thì giáo viên cần phải đầu tư

thời gian một cách hợp lý.

* Kinh nghiệm điều khiển học sinh trong qúa trình giảng dạy theo hướng tích cực.

Mặc dù chỉ thực nghiệm 2 bài giảng theo hướng tích cực, nhưng tác giả

nhận thấy một số kinh nghiệm cần thiết khi điều khiển học sinh trong quá trình giảng dạy như sau:

- Do đối tượng học sinh là học sinh phổ thông, đã rất quen với phương pháp dạy học truyền thống tại nhà trường phổ thông. Do đó quá trình điều khiển học sinh giáo viên cần kiên trì và hướng dẫn thật cụ thể về nội dung phần công việc mà các em phải làm: ví dụ khi dạy bài 1, khi mới đưa ra câu hỏi và hướng dẫn các em làm theo kỹ thuật phòng tranh, thì ánh mắt ngỡ ngàng của các em, nhưng đến khi

được hướng dẫn thật cụ thể lại một lần nữa thì các em đã phản ứng rất tích cực và rất nhiệt tình tham gia vào bài giảng.

- Khi nêu ra câu hỏi mà nhận thấy học sinh im lặng lâu không có câu trả

lời thì có nghĩa là câu hỏi có mức độ khó quá cao. Khi đó giáo viên cần khéo léo gợi ý làm giảm mức độ khó, giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ. Thực chất là chia câu hỏi ra làm nhiều ý nhỏ nhằm đạt tới mục đích dạy học của giáo viên.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý quan sát hoạt động của học sinh nhằm điều chỉnh cho những bài soạn tiếp sau đạt kết quả cao hơn.

- Dạy học theo hướng tích cực hoá tiêu tốn rất nhiều thời gian, để khắc phục nhược điểm này, giáo viên cần chọn lọc những nội dung chính trọng tâm của bài học cần nghiên cứu tại lớp, còn phần nội dung phụ dễ hơn có thể giảng lướt qua hoặc yêu cầu học sinh tự nghiên cứu tại nhà. Bằng cách làm như thế, giáo viên tránh

được "cháy giáo án", đảm bảo tiến độ chương trình và khối lượng kiến thức của học sinh.

Kết luận chương 3

Môn học Mạch điện là môn học cơ sởđề cập đến nhiều nội dung trừu tượng và khó học sinh khó tiếp thu nếu không tích cực học tập, do vậy vận dụng phương pháp dạy học tích cực là rất phù hợp và cần thiết.

Trên cơ sở lý luận về dạy học tích cực, tác giả đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để biên soạn 2 bài giảng của môn mạch điện nghề điện công nghiệp. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm 2 bài giảng này và khảo sát lấy ý kiến GV và HS về tính cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học môn học theo hướng dạy học tích cực.

Kết quả thực nghiệm và khảo sát cho thấy việc vận dụng phương pháp và kỹ

thuật DHTC để dạy học môn Mạch điện là khả thi và tăng cường được tính tích cực, chủđộng của HS trong học tập, nhờ vậy nâng cao được chất lượng dạy học.

Kết luận và kiến nghị

Kết lun

- Có nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tuy nhiên trong dạy học cần lựa chọn, vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực sao cho phù hợp với nội dung dạy học, với cơ sở vật chất sẵn có và phù hợp với đối tượng học sinh-sinh viên mới nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

- Dạy học môn học Mạch điện theo hướng tích cực là phù hợp với đặc điểm môn học và khả thi đối với điều kiện hiện nay của trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.

- Dạy học môn học Mạch điện theo hướng tích cực kích thích được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủđộng của HS trong học tập, nhờ vậy nâng cao

được chất lượng dạy học. - Kiến nghvi trường

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

- Mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học tích cực

- Có chính sách động viên GV vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực - Hàng năm tổ chức Hội thảo và hội diễn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đồng thời đưa việc đổi mới phương pháp dạy học thành thành chỉ tiêu thi đua cho GV và các bộ môn của trường.

Kiến nghvi b môn

- Cho áp dụng rộng rãi trong bộ môn các bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực mà tác giả đã biên soạn và thử nghiệm đồng thời cho phép tác giả tiếp tục soạn thảo và thực nghiệm các bài học khác của môn Mạch điện theo hướng dạy học tích cực.

- Đổi mới việc tổ chức quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng dạy học tích cực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Danh Ánh (2006), Tâm lý học sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp (dành cho lớp cao học ĐHBK Hà Nội), Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn KHCN.

2. Đặng Danh Ánh (1996), Tâm lý học giáo dục nghề nghiệp (dành cho lớp cao học QLGD), Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn KHCN.

3. Lê Khánh Bằng (1996), Phương pháp dạy học đại học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội

4. Lê Văn Bảng (2006), Giáo trình lý thuyết mạch điện, Nhà xuất bản Giáo Dục

5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005). Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới. Tài liệu tập huấn cho giáo viên. Dự án Phát triển THPT. Work Bank – Bộ GD&ĐT, Hà nội.

6. Võ Tiến Dung (2009), Hoạt động nhóm và phương pháp đóng vai trong giảng dạy hóa học, Trường CĐSP Quảng Trị.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Trung ương khoá VII, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội

8. Nguyễn Minh Đường và các tác giả khác (2002). Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tài liệu tập huấn cho giáo viên. Dự án Phát triển THCS. Loan No. 1537VIE (SF) ADB- MOET, Hà nội.

9. Nguyễn Minh Đường, Chủ biên (2006). Đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn cho giáo viên. Dự án Phát triển giáo dục THPT ADB-1979- VIE(SF) ADB- MOET, Hà nội.

10. Lê Văn Hảo, Sổ tay phương pháp giảngdạy và đánh giá, Trường Đại học Nha Trang.

lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm Địa lý, Tạp chí khoa học và công nghệĐại học Đà Nẵng số 2.

12. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp

học tập tích cực trong bộ môn Sinh học, Sách bồi dưỡng thường xuyên

cho giáo viên. Bộ Giáo dục và đào tạo. Chu kỳ 1997-2000, Hà nội. 13. Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 14. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung

tâm, Nxb Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Lạc, Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học - Công nghệ,

Đại học Bách khoa Hà nội.

16. Nguyễn Xuân Lạc, Lý luận và công nghệ dạy học hiện đại, Đại học Bách khoa Hà Nội.

17. Phan Trọng Luận (1995), Về khái niệm học sinh làm trung tâm, tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2.

18. Luật GD (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Lưu Xuân Mới (2000) Lý luận dạy học đại học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

20. Lê Thanh Nhu, Lý luận dạy học các môn chuyên nghành kỹ thuật,Đại học Bách khoa Hà Nội.

21. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học tập 1, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học tập 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

23. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (1969), Cơ sở lý thuyết mạch điện

24. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2002), Học và cách dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

25. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

26. Dương Phúc Tý (2007), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, Nhà xuât bản KH&KT.

27. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học quốc gia, Hà nội.

Phiếu điều tra số 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý)

Để có cơ sở đánh giá nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và dạy học tích cực, xin quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây băng cách đánh dấu x vào cột phù hợp với ý của quý thầy cô.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Câu 1: Theo quý thầy cô việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có tầm quan trọng như thế nào?

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

Câu 2: Theo quý thầy cô việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá nhằm mục đích gì?

Ý kiến TT Mục đích hướng tới Đồng ý Phân

vân

Không đồng ý 1 Tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, Nâng

cao chất lượng và hiệu quả đào tạo

2 Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh

3 Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo

4 Đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của doanh

nghiệp

5 Phát huy tính tích cực của giáo viên

Câu 3: Xin quý thầy cô cho biết thế nào là dạy học tích cực ?

Ý kiến TT Dạy học tích cực là: Đồng ý Phân

vân

Không đồng ý 1 Tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo

viên.

Câu 4: Xin quý thây cô cho biết ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học của giáo viên trong trường hiện nay ?

Mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Không sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng Thường xuyên sử dụng

Câu 5: Xin quý thầy cô cho biết ý kiến đánh giá về mức độ đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng tích cực của các trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường ?

Mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực của các trang thiết bị dạy học hiện có trong trường

Đáp ứng được hoàn toàn Đáp ứng được một phần Chưa đáp ứng được

Câu 6: Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh trong trường Cao Đẳng được tốt quy thầy cô có đề xuất, kiến nghị gì? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô!

Phiếu điều tra số 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ giáo viên khoa Điện - Điện Tử)

Để có cơ sở đánh giá việc sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn Mạch điện hiện nay ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, Xin quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô, cột phù hợp với ý của quý thầy cô.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Câu hỏi: Quý thầy cô đã sử dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học nào dưới đây trong dạy học môn Mạch điện cho học sinh của trường?

Các mức độ thực hiện TT Phương pháp dạy học Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện 1 Phương pháp thuyết trình 2 Phương pháp đàm thoại gợi mở 3 Phương pháp dạy học trực quan 4 Phương pháp nêu vấn đề

5 Phương pháp dạy học theo nhóm 6 Phương pháp trò chơi

7 Phương pháp đóng vai 8 Phương pháp angorit hoá 9 Phương pháp chương trình hoá 10 Phương pháp dự án

11 Dạy học băng Graph 12 Phương pháp mô phỏng 13 Kỹ thuật công não 14 Kỹ thuật phòng tranh 15 kỹ thuật tia chớp 16 Kỹ thuật bắn bia

Phiếu điều tra số 3

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ giáo viên dự giờ)

Để có cơ sở đánh giá sự phù hợp của việc vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy hai bài giảng môn Mạch điện của lớp tiến hành thực nghiệm tại trường Cao đẳng nghề phú thọ mà các thầy cô đã được tham gia dự giờ, Xin quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô, cột phù hợp với ý của quý thầy cô.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Câu 1: Xin quý thầy cô cho biết ý kiến của mình về mức độ phù hợp giữa phương pháp và nội dung học tập của bài giảng cho lớp thực nghiệm so với bài giảng của lớp đối chứng?

Mức độ phù hợp giữa phương pháp và nội dung của bài giảng

Không phù hợp Ít phù hợp Phù hợp hơn Rất phù hợp

Câu 2: Xin quý thầy cô cho biết ý kiến đánh giá về không khí học tập của học sinh lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng?

Không khí học tập của học sinh trong giờ

Không sôi nổi hơn Ít sôi nổi hơn Sôi nổi hơn Rất sôi nổi

Câu 3: Xin quý thầy cô cho biết ý kiến đánh giá về kết quả học tập của các em học sinh lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng?

kết quả học sinh lớp thực nghiệm

Không tốt Binh thường Tốt Rất tốt

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Sơ lược lý lịch:

Họ và tên: Đỗ Thị Loan Phượng Giới tính: Nữ Sinh ngày 21 tháng 10 năm 1984

Nơi sinh: Phú Thọ

Tên cơ quan: Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Quê quán: Khu 1A xã Phú Nham - Phù Ninh - Phú Thọ Chỗ ở riêng: Khu 1 A xã Phú Nham – Phù Ninh - Phú Thọ Điện thoại di động: 0975397226

II. Quá trình đào tạo:

1. Đại hc:

- Hệ đào tạo chính quy ; Thời gian đào tạo: từ 09 / 2003 đến 06 / 2007 - Trường đào tạo Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên - Ngành học: Sư phạm kỹ thuật điện ; Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá

2. Thc sĩ:

- Thời gian đào tạo: từ 10/2008 đến 11/2010. - Chuyên ngành học: Sư phạm kỹ thuật Điện

- Tên luận văn:Dạy học môn học Mạch điện tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ theo hướng dạy học tích cực

- Người hướng dẫn Khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường

4. Trình độ ngoi ng: Tiếng Anh

III. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học:

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)