dạy học tích cực
Phương pháp dạy học truyền thống đang được áp dụng chủ yếu ở nhà trường chúng ta hiện nay so với phương pháp dạy học tích cực có những nét khác biệt đáng kể, có thể tóm tắt như ở bảng 1.
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học thụđộng và phương pháp dạy học tích cực
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỤ ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
- GV tập trung vào hoạt động của mình - GV tập trung vào nội dung truyền đạt cho HS.
- GV chủ yếu dựa vào vốn kiên thức của mình, cung cấp kiến thức cho HS càng nhiều càng tốt.
- GV Cho ví dụ mẫu rồi yêu cầu HS giải bài tập tượng tự.
- GV tập trung vào hoạt động của HS - GV tổ chức hướng dẫn các hoạt động của HS.
- GV huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của HS để hướng dẫn HS phương pháp tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội kiến thức.
- GV cho bài tập mang tính ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong
- GV độc quyền nhận xét. câu hỏi của bạn. - HS lắng nghe lời giảng của GV, ghi chép
bài và học thuộc lòng.
- HS thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt.
- HS hầu như không có cơ hội nêu thắc mắc trong khi nghe giảng.
- HS tự tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động mà GV tổ chức, hướng dẫn.
- Khuyến khích HS nêu những ý kiến cá nhân về vấn đề đang học.
- Khuyến khích HS nêu thắc mắc trong khi nghe giảng.
- Giao tiếp thầy – trò nổi lên hàng đầu. - Bài làm đúng như sách giáo khoa hoặc đúng lời thầy giảng thì mới được điểm cao.
- Giao tiếp trò – trò nổi lên hàng đầu. - Bài làm phải có sự vận dụng kiến thức đã học một cách sáng tạo trong những tình huống đa dạng
Dạy học truyền thống và dạy học tích cực không chỉ khác nhau về phương pháp dạy học mà cũng có những sự khác nhau trên các mặt quan niệm, bản chất, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tỏ chức dạy học như ở bảng 2.
Bảng1.2. Sự khác nhau giữa dạy học truyền thống và mô hình dạy học tích cực
Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm. Học là qúa trình kiến tạo; tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất GV truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
GV tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Mục tiêu Cung cấp đầy đủ nội dung
bài học. Đánh giá kết quả
theo nội dung bài học: "Học gì thi nấy"
Học chủ yếu để đối phó với
thi cử.
Hình thành năng lực cho người học (năng lực hành nghề, sáng tạo, hợp tác,…)
Hình thành phương pháp học, phương pháp lao động khoa học sáng tạo Học để
đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống
hiện tại và tương lai.
Nội dung Từ sách giáo khoa và kiến thức của giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với: - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu
của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ chức dạy học
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực
Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực như Phương pháp nêu vấn đề, Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, Phương pháp trò chơi, Phương pháp đóng vai, Dạy học angorit hoá, Phương pháp chương trình hoá, Phương pháp dự án, v.v..
Sau đây tác giả xin trình bày khái quát về một số phương pháp dạy học tích cực được nhiều nhà giáo dục đề cập đến.