Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 32 - 35)

Dạy học theo nhóm không chỉ là hình thức tổ chức dạy học chia một lớp học thành các nhóm nhỏ mà là phương pháp dạy học được thực hiện qua sự tương tác và hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm theo những nội dung được giáo viên tổ chức cho nhóm thực hiện. Bởi vậy, phương pháp dạy học này còn được gọi là

phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.

1.4.3.1. Mục đích

Dạy học HTTN nhằm các mục đích:

- Về mặt xã hội, nhằm tạo điều kiện phát triển quan hệ giao lưu giữa HS với nhau, góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp cá nhân như nghe, nói, tranh luận và lãnh đạo. Để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, tự ti, ỷ lại thì phương pháp dạy học theo nhóm đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên.

- Về mặt giáo dục, HTTN có ích cho việc phát huy các kỹ năng trí tuệ bậc cao như suy luận và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Mặt khác, HTTN mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công một cách

1b Liều chính 1 Sai Sai Đúng Liều chính 2 1a

chủ động, không cần sự giám sát trực tiếp, tức thời của giảng viên để phát huy tính độc lập và năng lực sáng tạo của mỗi người.

1.4.3.2. Phương pháp thành lập nhóm

Việc thành lập nhóm có thể thực hiện dưới nhiều hình thức tùy thuộc và yêu cầu của GV:

- Theo sở thích: GV giao cho lớp nhiều nhiệm vụ khác nhau, mỗi HS có thể chọn nhiệm vụ theo sở thích của mình để hoàn thàm. Tuy nhiên, theo cách này, GV cần điều chỉnh để cân đối số thành viên của mỗi nhóm.

- Theo thân quen hoặc vị trí ngồi gần nhau: Học viên được chủ động tự ý ghép nhóm, không cần GV chỉ định trước khi được giao công việc Những nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện trong một thời gian dài, cần quan tâm đến phương pháp thành lập nhóm này để để thuận lợi cho việc hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Theo lôgic: Chia nhóm để mỗi nhóm có HS giỏi, trung bình hoặc yếu để có thể giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

- Ngẫu nhiên: Những nhiệm vụ dễ, nhóm làm việc trong thời gian ngắn nên phân nhóm theo ngẫu nhiên. với số Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

1.4.3.3. Số người trong nhóm

Mọt nhóm phải đủ người để giải quyết các nhiệm vụ được giao nhưng không được quá đông làm để một số thành viên không có việc làm, sẽ ỷ lại nhau. Kinh nghiệm thực tế cho thấy một nhóm có khoảng 4-7 người là tốt. Tuy nhiên, số lượng nhóm và số lượng thành viên của mỗi nhóm còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vất, bàn ghế và địa điểm để phân nhóm một cách hợp lý.

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích

trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.

Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: • Làm việc chung cả lớp:

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm • Làm việc theo nhóm:

- Phân công trong nhóm

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm • Tổng kết trước lớp:

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung

- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động

nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 32 - 35)