Phương pháp chương trình hoá

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 30 - 32)

Dạy học chương trình hoá là hình thức dạy học nhằm điều khiển tối ưu việc học của cá nhân học sinh. Ở đây người ta coi sự dạy học là một hệ điều khiển, đối tượng điều khiển là con người. Kết quả điều khiển phụ thuộc vào sự hiểu biết các qui luật và tham số của việc điều khiển, điều chỉnh quá trình tư duy. Các quá trình phản hồi liên tục đảm bảo cho sự điều chỉnh và điều khiển có hiệu quả.

1.4.2.1. Mục đích của dạy học chương trình hoá

- Chú ý đến việc học của học sinh.

- Cá biệt hoá quá trình dạy học theo năng lực của từng học sinh. - Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại (máy dạy học).

1.4.2.2. Đặc điểm của dạy học chương trình hoá

- Tài liệu học được chia thành các " liều" kiến thức.

- Sau khi nhận "liều" thứ nhất, học sinh trả lời câu hỏi kiểm tra.

- Tự kiểm tra, học sinh biết ngay mình đúng hay sai, "liều" kiến thức tiếp theo phụ thuộc vào kết quả của liều trước.

- Việc học nhanh chậm tuỳ thuộc năng lực mỗi người.

1.4.2.3. Sơđồ cấu trúc quá trình dạy học chương trình hoá

(liên hệ ngược bên trong là cơ sở của sự tự điều chỉnh bản thân sự học của học sinh, còn liên hệ ngược bên ngoài giúp cho việc điều chỉnh của giáo viên).

1.4.2.4. Các kiểu chương trình hoá

Để tiện cho việc lập sơ đồ các bước của mỗi kiểu dạy học chương trình hoá, ta ký hiệu như sau: Mỗi liều kiến thức gồm ba thành phần

Bộ các phiếu

học tập Học sinh

Phân tích câu trả lời Liên hệ ngược trong

Liên hệ ngược ngoài Phiếu Trả lời

Thông tin Câu trả lời của học sinh Học sinh biết đúng hoặc sai Có hai kiểu chương trình dùng trong dạy học chương trình hoá là chương trình đường thẳng và chương trình phân nhánh.

- Chương trình đường thng gồm các bước nối nhau liên tục và trong mỗi bước các ô nối nhau liên tục

Bản chất của chương trình này là: sau khi học sinh đã lĩnh hội thông tin ở một ô thông báo nào đó thì phải làm bài tập kiểm tra. Nếu trả lời được câu hỏi kiểm tra, chứng tỏ đã nắm được nội dung đó, tìm nguyên nhân sai, sau đó mới chuyển sang nội dung tiếp theo. Nếu trả lời sai thì phải học lại nội dung đó, tìm nguyên nhân sai, sau đó mới chuyển sang học nội dung tiếp theo. Vì lượng thông tin ở các ô thông báo rất ít nên học sinh chỉ cần so sánh câu trả lời của mình với câu trả lời mẫu là biết được nguyên nhân sai lầm.

Đặc điểm: Chương trình được soạn thảo cho quá trình học diễn ra hầu như

không có sai lầm khi trả lời câu hỏi, muốn vậy việc soạn thảo chương trình phải căn cứ vào trình độ học sinh trung bình yếu. Mọi người cùng học một chương trình cùng phải trải qua các bước, chỉ có nhanh chậm khác nhau tuỳ thuộc năng lực của từng người. Mỗi liều kiến thức chứa một lượng thông tin rất nhỏ. Yếu tố quan trọng trong việc học là học sinh tự tìm câu trả lời. Điều này đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ, tự tìm kiếm câu trả lời đúng - nghĩa là tự lực tích cực thu nhận kiến thức mới.

- Chương trình phân nhánh

Bản chất của chương trình này là:

Kết thúc liều thứ nhất, học sinh chọn một câu trả lời có sẵn. Nếu đúng chuyển sang liều thứ hai. Nếu sai, học sinh được chuyển đến liều bổ sung 1a hoặc 1b để khắc phục sai lầm hoặc phải trở lại nghiên cứu một số thông tin của liều thứ

nhất. Như vậy các câu hỏi với các câu trả lời cho sẵn được soạn căn cứ vào dự đoán những sai lầm điển hình của học sinh.

Như vậy, đối với học sinh có năng lực tốt thì chủ yếu học các liều trên trục chính, còn học sinh năng lực yếu, tiếp thu chậm thì phải đi theo đường vòng.

Đặc điểm: Các liều chính thường là khó nhất. Câu hỏi và câu trả lời được soạn thảo căn cứ vào việc dự đoán những sai lầm điển hình của học sinh. Có nhiều con đường dài ngắn khác nhau ứng với khả năng của mỗi học sinh để đi đến đích.

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 30 - 32)