Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 46 - 49)

Trong bất cứ cơ sở đào tạo nào, đội ngũ giáo viên đều giữ một vị trí rất quan trọng. Bằng lao động nghề nghiệp của mình, họ là những người trực tiếp quyết định chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Vì vậy việc xây dựng và bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là điều có ý nghĩa hàng

đầu đối với nhà trường.

Theo truyền thống lâu nay ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn là cử nhân sư phạm kỹ thuật và kỹ sư tốt nghiệp các trường kỹ thuật trong cả nước. Đối tượng được tuyển chọn vừa phải có nghiệp vụ sư phạm và trình độ chuyên môn vừa phải có phẩm chất của nhà giáo.

Nói đến trình độ nghiệp vụ chuyên môn là nói đến kiến thức và kỹ năng kỹ thuật chuyên ngành và biết vận dụng để giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong thực tiễn giảng dạy. Giáo viên môn "Mạch điện" ngoài trình độ hiểu biết chung có tính chất liên môn, liên ngành họ phải là người am hiểu thực tiễn về bộ môn kỹ thuật đang giảng dạy.

Các giáo trình, tài liệu tham khảo dù được viết tốt đến mấy thì cùng với thời gian nó cũng sẽ lạc hậu so với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ và thực tiễn sản xuất và không phải lúc nào cũng dễ dàng tổ chức, biên soạn lại ngay được. Do đó giáo viên phải là người có khả năng nghiên cứu tìm tòi phát hiện cái mới, mở rộng và làm phong phú, sâu sắc hơn những tri thức khoa học sẵn có trong sách giáo khoa của bộ môn, bổ sung và cập nhật kiến thức vào giáo án bài giảng để hình thành kiến thức, kỹ năng cho người học.

Trình độ chuyên môn của của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ như ở Bảng 2.1.

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

TT HỌ VÀ TÊN NĂM

SINH ĐẠI HỌC CAO HỌC P.T.S T.SỸ

1 Hoàng Đình Tuấn 1962 x

2 Phạm Huy Thêu 1964 x

3 Chu Thị Bích Liên 1982 x

4 Tống Mỹ Linh 1984 x

5 Lê Chí Linh 1984 x

6 Đỗ Thị Loan Phượng 1984 Đang học

C.H.B.K

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Nhìn chung chất lượng trình độ chuyên môn của giáo viên bộ môn "Mạch

điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ về cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn

hoá chức danh cán bộ giảng dạy do Bộ Nội Vụ quy định.

2.2.1.2. Năng lc nghip v sư phm

Năng lực sư phạm là sự thể hiện của năng lực trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp vừa dạy người vừa dạy nghề. Năng lực sư phạm là một phức hợp những thuộc tính tâm, sinh lý của cá nhân, nhờ nó mà người giáo viên dạy nghề đạt

được hiệu quả cao trong các tình huống hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu của

mục tiêu giáo dục.

Năng lực sư phạm không thể tồn tại độc lập và tách rời với những phẩm chất khác của nhân cách, mà nó luôn gắn bó chặt chẽ, không thể phân chia trong một nhân cách sư phạm hoàn chỉnh.

Năng lực sư phạm của GV thường được đánh giá qua trình độ nghiệp vụ sư phạm và kinh nghiệm/thâm niên dạy học. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ như ở Bảng 2 2 .

TT HỌ VÀ TÊN TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 1 Hoàng Đình Tuấn Đã qua lớp bồi dưỡng Sư phạm Cấp 1 2 Phạm Huy Thêu Đã qua lớp bồi dưỡng Sư phạm Cấp 1 3 Chu Thị Bích Liên Tốt nghiệp ĐH sư phạm kỹ thuật 4 Tống Mỹ Linh Tốt nghiệp ĐH sư phạm kỹ thuật 5 Lê Chí Linh Đã qua lớp bồi dưỡng Sư phạm Cấp 1

6 Đỗ Thị Loan Phượng Đang theo học lớp cao học sư phạm kỹ thuật

Bảng 2.2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Số liệu ở Bảng 2.2. cho thấy tất cả các giáo viên bộ môn đều đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận dạy học. Tuy nhiên, giữa trình độ được đào tạo về sư phạm và năng lực hoạt động sư phạm còn là một khoảng cách. Điểm hạn chế trong năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn là một nửa số giáo viên bộ môn chưa

được đào tạo về hoạt động nghiệp vụ sư phạm một cách chính quy có hệ thống, mà chỉ tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Do đó vẫn còn lúng túng trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kỹ thuật hiện đại vào thực tế hoạt động giảng dạy hàng ngày của mình.

Kinh nghiệm giảng dạy của của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ được biểu thị qua thâm niên giảng dạy như ở Bảng 2.3.

Thâm niên giảng dạy

TT Họ và tên Dưới 10 năm 10- 19 năm 20-29 năm Trên 30 năm 1 Hoàng Đình Tuấn x 2 Phạm Huy Thêu x 3 Chu Thị Bích Liên x 4 Tống Mỹ Linh x 5 Lê Chí Linh x 6 Đỗ Thị Loan Phượng x

Bảng 2.3. Thâm niên dạy học của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Số liệu ở Bảng 2.3. Cho thấy phần lớn giáo viên trong bộ môn có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở xuống, chỉ có một giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm. Có thể nhận thấy rằng, kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên trong tổ bộ môn là chưa nhiều. Tuy nhiên với tuổi đời còn rất trẻ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới, đây cũng là một lợi thế trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)