Kỹ thuật "B ắn bia"

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 37)

Kỹ thuật "Bắn bia" thường dùng để thu thập thông tin phản hồi hoặc trưng cầu ý kiến về một vấn đề nào đó. Việc lấy ý kiến này cần được mọi người tham gia một cách nhanh chóng và khách quan.

1.5.3.2. Quy trình thực hiện

- GV nêu các vấn đề cần lấy ý kiến.

- GV phân chia bảng thành từng ô cần thiết và khoanh vùng các ý kiến trả lời - HS lần lượt đánh dấu ý kiến trả lời vào các vùng cần thiết của từng câu hỏi - GV tổng kết ý kiến và nhận xét, đánh giá.

VD: Như hình sau đây được vẽ lên bảng để đánh giá tổng kết một bài học. Mỗi HS được trả lời 1 ý kiến về mỗi câu hỏi được nêu ra. Nếu rất thích thì dùng phấn màu đỏ để đánh dấu chữ thập vào vòng trong cùng (coi như bắn bia đạt điểm 10), nếu thích vừa thì đánh dấu vào vòng thứ 2 (coi như bắn bia đạt điểm khá), nếu không thích thì đánh dấu ra ngoài các vòng tròn (Bắn trượt bia). Sau khi mỗi HS đều đã đánh dấu ý kiến của mình lên bảng ta sẽ có một kết quả rất cụ thể, rõ ràng về định tính và định lượng ý kiến trả lời về các câu hỏi được nêu ra.

1.5.3.3.Ưu điểm, hạn chế

- Ưu điểm: Có thể thu thập được thông tin một cách nhanh chóng, khách quan. Tạo thư dãn khi giờ học quá căng thẳng.

- Hạn chế: Kết quả phụ thuộc vào trình độ nhận thức của từng HS và có HS trả lời theo xu thế chung của lớp.

1.5.4.K thut "Lược đồ tư duy"

Theo BUZAN, Lược đồ tư duy (mind mapping) là một kỹ thuật sáng tạo. Những suy nghĩ được viết ra giấy hay trên máy tính, nhằm trình bày cấu trúc tư duy cá nhân về một vấn đề nào đó được rõ ràng.

1.5.3.1.Mục đích

Lược đồ tư duy có thể được dùng để hình thành tư duy về thiết kế, lắp giáp thiết bị kỹ thuật, hình thành một đề án, giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật nào đó.

1.5.3.2. Quy trình thực hiện

- GV nêu vấn đề cần tư duy để giải quyết

- Phát cho mỗi nhóm HS một tờ giấy, trên đó vẽ một vòng tròn, trong vòng tròn viết vấn đề cần giải quyết

- GV giải thích cách tiến hành: Mỗi nhóm suy nghĩ, trao đổi cách giải quyết vấn đề và hình thành các giải pháp được kiến nghị để giải quyết vấn đề này bằng cách vẽ thành các nhánh từ vòng tròn (vấn đề được nêu ra) và trên mỗi nhánh viết tên một giải pháp xuất phát bằng chữ in hoa. Chỉ sử dụng những thuật ngữ quan trọng để viết ngắn gọn trên các nhánh. Nhánh và chữ trên đó được vẽ và viết cùng một màu.

Tiếp đó, suy nghĩ để kiến nghị các biện pháp để thực hiện từng giải pháp bằng cách vẽ các nhánh phụ và viết tên biện pháp xuất phát từ mỗi giải pháp. Các từ được viết bằng chữ in thường.

Tiếp tục như vậy ở các tầng bậc tiếp theo cho đến khi vấn đề đã được làm sáng tỏ (Thường là 3 - 4 bậc).

Hình vẽ nay hình thành một lược đồ tư duy để giải quyết vấn đề được nêu ra. . - Mỗi HS/nhóm tư duy và thực hiện vẽ lược đồ tư duy của mình để giải quyết vấn đề được đặt ra.

- Các HS/nhóm trình bày ý tưởng và trao đổi thảo luận

- GV nhận xét và kết luận.

1.5.3.3. Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm: Các hướng suy nghĩ ngay từ đầu được để mở để phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS. Các mối quan hệ của chủ đề trở nên ngày càng rõ ràng.

- Hạn chế: Học sinh cần có thói quen tư duy sáng tạo nếu không thì thời gian sẽ kéo dài và cần gợi ý của GV mới hoàn thành được.

1.6. Một số điều kiện để vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học cực trong dạy học

1.6.1. Giáo viên cn được bi dưỡng v phương pháp dy hc tích cc

Để vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một cách có hiệu quả, GV cần có kiến thức về dạy học tích cực, am hiểu về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, có kiến thức và kỹ năng thiết kế bài giảng, tổ chức triển khai dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra GV cần có kỹ năng động viên học sinh cùng tham gia động não, cùng trao đổi, tranh luận, phát hiện vấn đề, kích thích không khí dân chủ, phát huy tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Thu hút sự tập trung theo dõi bài giảng, giúp học sinh hiểu, nắm chắc bài học và đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Muốn vậy, phải tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực để giúp giáo viên nắm vững các phương pháp từ đó có kế hoạch trong việc nghiên cứu soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, gắn giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành ngay trong quá trình đào tạo.

1.6.2. Có nhng phương tin k thut dy hc và cơ s vt cht cn thiết để

thc hin các phương pháp và k thut dy hc tích cc

Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học viên được tốt hơn. Ngoài những phương tiện dạy học chung như Bảng viết (Bảng phấn, bảng phoóc mi ca trắng), bảng giấy lật, bảng ghim, máy chiếu hắt (overheat), Projector, tùy thuộc vào từng phương pháp dạy học, đòi hỏi phải có những thiết bị dạy học tương ứng và cơ sở vật chất cần thiết. Ví dụ: Để tổ chức học tập hợp tác theo nhóm, cần có bàn ghế di động, tốt nhất là bàn hình thang để có thể ghép thành các bàn hình 6 cạnh, hình chữ nhật, hình chữ U theo yêu cầu của hoạt

động học tập theo nhóm. Để sử dụng kỹ thuật công não hoặc lược đồ tư duy cần có bảng rộng hoặc tường lớn để tập hợp ý kiến, v.v…

Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bản thân mỗi phương pháp dạy học tích cực nếu biết áp dụng đúng hoàn cảnh, nội dung bài giảng thì nhiều khi chỉ cần một cái bảng cũng có thể khơi dậy được sự say mê của người học.

1.6.3. Hc sinh cn được quán trit v dy hc tích cc và tích cc tham gia vào quá trình dy hc gia vào quá trình dy hc

Nếu người học không tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học thì không thể thực hiện dạy học theo phương pháp tích cực được và lớp học sẽ rất buồn tẻ, đồng thời giáo viên không thể thực hiện được nội dung và mục tiêu dạy học.

Để làm được điều này, trước hết, học sinh cần có nhận thức đúng đắn về việc cần thiết phải dạy và học theo hướng tích cực, tiếp theo là phải có ý thức tham gia vào hoạt động dạy học tích cực và cuối cùng là cần tạo cho mình thói quen và một số kỹ năng để tham gia vào hoạt động dạy học tích cực.

Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế… Ngoài ra, cần nâng cao tính tự học, cần chủ động tính tích cực sáng tạo trong học tập, tăng cường kỹ năng giao tiếp, hợp tác và khả năng tự điều khiển trong quá trình học tập.

1.6.4. Cn la chn và vn dng phương pháp và k thut dy hc tích cc phù hp vi ni dung và thi lượng các chđề ca môn hc phù hp vi ni dung và thi lượng các chđề ca môn hc

Mỗi phương pháp và kỹ thuật dạy học có những giá trị riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn phương pháp nào, kỹ thuật nào phù hợp với

Không có phương pháp nào là vạn năng, là duy nhất, phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm. Do đó trong dạy học kỹ thuật giáo viên cần kết hợp hài hoà các phương pháp.

Để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp có thể căn cứ vào: - Mục đích dạy học.

- Đặc điểm, tính chất, nội dung môn học.

- Đối tượng học sinh (trình độ, đặc điểt tâm sinh lý người học). - Năng lực, yếu tố chủ quan của giáo viên.

- Điều kiện vật chất, trang thiết bị dạy học. - Thời gian quy định cho nội dung môn học

Kết luận chương 1

Phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của người học và tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học. Dạy học tích cực kích thích được sự hứng thú, tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình tìm kiếm, khám phá và lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kiến tạo lại tri thức của nhân loại thành cái của chính mình, do vậy, đang là một xu thế dạy học ở nhiều nước đồng thời cũng đang được nhiều nhà giáo dục ở nước ta quan tâm.

Có nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy cho học sinh - sinh viên cần chú trọng sao cho phù hợp với nội dung dạy học, cơ sở vật chất sẵn có và phù hợp với đối tượng học sinh - sinh viên. Có như vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC MÔN MẠCH ĐIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ

2.1. Vị trí và nội dung môn học Mạch điện trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Điện công nghiệp Cao đẳng nghề Điện công nghiệp

2.1.1. V trí môn hc Mch đin trong chương trình đào to trình độ Cao

đẳng nghĐin công nghip

Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ thuộc hệ thống trường dạy nghề của tỉnh Phú thọ được thành lập năm 1999. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đến nay trường

được xác định là cơ sở đào tạo cử nhân, công nhân, thợ có tay nghề, đáp ứng nhu

cầu lao động trong và ngoài tỉnh.

Mục tiêu tổng quát của trường là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, nội dung chương trình đào tạo trong 3 năm học được phân thành 3 nhóm:

+ Nhóm các môn học cơ bản. + Nhóm các môn học cơ sở.

+ Nhóm các môn học chuyên ngành.

Môn học mạch điện là một trong những môn học thuộc nhóm cơ sở của chuyên ngành điện - điện tử. Các môn học thuộc nhóm cơ sở sẽ được bố trí giảng

hình mạch điện. Đây là môn học rất quan trọng, cùng với những môn học khác trong nhóm cơ sở, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng để học tốt những môn học chuyên ngành.

2.1.2. Ni dung môn hc Mch đin trong chương trình đào to trình độ Cao

đẳng nghĐin công nghip

Môn học mạch điện với thời lượng là 120 tiết, trong đó 75 tiết lý thuyết và 45 tiết thực hành bài tập. Toàn bộ nội dung môn học gồm 6 chương với nội dung chi tiết như sau:

Chương 1: Các khái nim cơ bn v mch đin

(Thời gian học 6 tiết)

Đây là chương mở đầu có tính chất nhập môn, nội dung chủ yếu là cung cấp các khái niệm cơ bản về mạch điện và mô hình, dòng điện và chiều quy ước dòng điện, các phép biến đổi tương đương. Chương này bao gồm ba bài:

Bài 1. Mạch điện và mô hình.

Bài 2. Các khái niệm cơ bản trong mạch điện . Bài 3. Các phép biến đổi tương đương.

Chương 2: Mch đin mt chiu

(Thời gian học 24 tiết)

Nội dung cơ bản của chương này là trình bày về các định luật và biểu thức có bản của mạch điện một chiều. Đưa ra các phương pháp xác định thông số cơ bản của mạch điện một chiều, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích sơ đồ mạch điện và lựa chọn phương pháp giải mạch điện một cách hợp lý. Trong chương này gồm có hai bài:

Bài 1. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch một chiều. Bài 2. Các phương pháp giải mạch điện một chiều.

Chương 3: Dòng đin xoay chiu hình sin

(Thời gian học 25 tiết)

Chương này đưa ra khái niệm về dòng điện xoay chiều hình sin và giải thích các khái niệm cơ bản trong mạch điện xoay chiều như: chu kỳ, tần số, pha, sự

lệch pha, trị biên độ, trị hiệu dụng…Từ đó học sinh có thể phân biệt các đặc điểm cơ bản về dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện được ứng dụng trực tiếp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, do đó việc tính toán được các thông số của mạch điện. Tính toán nâng cao hệ số công suất cũng như việc lắp ráp, đo đạc các thông số mạch xoay chiều theo yêu cầu là hết sức cần thiết. Nội dung chủ yếu của chương này bao gồm 3 bài:

Bài 1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều Bài 2. Giải mạch xoay chiều không phân nhánh Bài 3. Giải mạch xoay chiều phân nhánh.

Chương 4: Mng ba pha

(Thời gian học 20 tiết)

Trong sản xuất, truyền tải điện năng và sử dụng điện năng, hệ thống điện ba pha có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế. Chương này trình bày cách tính toán thông số trong mạch điện ba pha đối xứng thường dùng trong công nghiệp. Với cấu trúc của chương gồm 4 bài:

Bài 1. Khái niệm chung mạch điện ba pha

Bài 2. Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha cân bằng Bài 3. Công suất mạng ba pha cân bằng

Bài 4. Phương pháp giải mạng ba pha cân bằng

Chương 5: Gii các mch đin nâng cao

(Thời gian học 30 tiết)

Các chương trước đã trình bày khái niệm, phương pháp giải một số mạch điện đơn giản. Trong chương này chương trình giới thiệu một số mạch điện nâng cao như: mạch ba pha bất đối xứng; Mạch xoay chiều có nhiều nguồn tác động; Giải mạch có thông số nguồn phụ thuộc, mạng hai cửa…Đồng thời đưa ra phương pháp xác định thông số đối với từng mạch khác nhau. Nội dung chương này chủ yếu rèn luyện, phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu

Bài 1. Mạng ba pha bất đối xứng

Bài 2. Mạng xoay chiều có nhiều nguồn tác động. Bài 3. Giải mạch có thông số nguồn phụ thuộc Bài 4. Mạng hai cửa

Bài 5. Mạng op-amp Bài 6. Các định lý mạch.

Chương 6: Quá trình quá độ

(Thời gian học 15 tiết)

Đây là chương cuối của chương trình môn học. Trong chương này trình bày việc phân tích và tổng hợp mạch thông qua việc vận dụng lý thuyết về phương trình vi tích phân để xét các mặt về quá trình quá độ trong hệ thống. Nhờ đó có thể nghiên cứu, điều khiển, hiệu chỉnh, chế tạo các hệ thống để quá trình có những tính chất cần thiết. Nội dung chương bao gồm hai bài:

Bài 1. Khái niệm về quá trình quá độ

Bài 2. Tính toán các thông số trong quá trình quá độ.

2. 2. Các điều kiện để dạy học môn Mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 37)