Khả năng vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 57)

dy hc môn hc mch đin hin nay trường Cao đẳng ngh Phú Th

2.3.3.1. Nhận thức của CBQL và GV về dạy học tích cực

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy học tích cực, tác giả đã tiến hành điều tra theo mẫu phiếu số 1 (câu3). Kết quả điều tra như ở Bảng 2.8.

CBQL Giáo viên Tổng số chung Đối tượng điều tra

Dạy học tích cực là: SL % SL % SL %

Dạy học tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo viên.

2 10 0 0 2 1,8 Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của người học.

15 75 80 89 95 86,4 Giáo viên và học sinh cùng tích cực trong

quá trình dạy - học.

3 15 10 11 13 11,8

Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy học tích cực

Kết quả ở bảng trên cho thấy Dạy học tích cực đã được CBQL và giáo viên trong trường nhận thức rất đúng đắn: 75% CBQL, 89% giáo viên đã xác định rằng dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Bên cạnh sự nhận thức đúng đắn của đa số giáo viên và CBQL thì thực tế vẫn còn: 15% CBQL, 11% giáo viên cho rằng dạy học tích cực là dạy học trong đó người thầy giáo và người học cùng nhau tích cực trong quá trình dạy học. Và 10% CBQL cho rằng dạy học tích cực là dạy học tập chung vào phát huy tính tích cực của giáo viên. Nguyên nhân của nhận thức sai lệch trên là do một bộ phận nhỏ CBQL chưa được tiếp xúc với lí luận dạy học tích cực và các giáo viên không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm hoặc các giáo viên đã có thâm niên giảng dạy lâu năm tại trường nhưng chưa được trực tiếp tham gia các lớp học bồi dưỡng năng lực

nghiệp vụ sư phạm, đây là mặt hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

2.3.3.2.Mức độ đáp ứng yêu cầu của trang thiết bị dạy học

Đáp ứng được yêu cầu Đáp ứng được một phần Không đáp ứng được Mức độ đáp ứng yêu cầu

của trang thiết bị dạy học

Đối tượng điều tra SL % SL % SL %

CBQL 5 25 8 40 7 35

Giáo viên 0 0 20 22,2 70 77,8

Tổng số 5 4,5 28 25,5 77 70

Bảng 2.9.Mức độ đáp ứng yêu cầu của trang thiết bị dạy học

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 77,8% GV và 35% CBQL cho rằng trang thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Nguyên nhân của thực trang trên có thể được giải thích một phần là do các trang thiết vị dạy học còn quá cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh - sinh viên.

Bên cạnh đó còn có: 40% CBQL, 22,2% giáo viên đồng tình với ý kiến cho rằng các trang thiết bị trang bị cho giáo viên hiện nay cũng đã đáp ứng được phần nào đó trong công tác giảng dạy theo phương pháp tích cực. Không một giáo viên nào đồng tình vơí ý kiến cho rằng các phương tiện, trang thiết bị hiện có đã đáp

ứng được yêu cầu của dạy học tích cực, và một phần nhỏ chiếm 25% CBQL cho

rằng các trang thiết bị hiện có đã đáp ứng được yêu cầu của dạy học tích cực hoá. Tác giả cũng đã trực tiếp phỏng vấn các CBQL và giáo viên, mọi người đều cho rằng để có thể vận dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy thì phải đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại và phải xây dựng cơ sở vật chất phù hợp.

Mặc dầu vậy, để dạy học theo hướng tích cực, bên cạnh những phương pháp đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại mới có thể thực hiện,

cũng có những phương pháp không đòi hỏi phải có nhiều thiết bị dạy học chuyên biệt, vấn đề là phải tổ chức dạy học theo hướng tích cực. Do vậy, việc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường là một điều cần thiết.

Kết lun chương 2

Môn học mạch điện là môn học rất quan trọng, có nhiều kiến thức trừu tượng và khó, có liên quan đến các kiến thức toán học và vật lý học phức tạp, khó hiểu. Do vậy, dạy học theo phương pháp truyền thống HS/SV thường gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.

Trong khi đó, năng lực về nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn đang còn nhiều hạn chế, một nửa số giáo viên bộ môn chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm một cách chính quy có hệ thống, mà chỉ tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Do đó vẫn còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào thực tế hoạt động giảng dạy hàng ngày của mình.

Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay ngoài phương pháp thuyết trình, GV của trường chỉ mới vận dụng 4 phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan và phương pháp nêu vấn đề.

Về các kỹ thuật dạy học tích cực, mới chỉ có 3 trong số 23 giáo viên khoa Điện - Điện tử thỉnh thoảng vận dụng phương pháp công não trong dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực khác hầu như chưa biết đến. Do vậy, tăng cường việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để cải tiến phương pháp dạy học môn học mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết.

3. 3. Thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Mc đích ca thc nghim sư phm

- Để khẳng định tính khả thi của việc vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn mạch điện.

- Khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học về việc vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

3.3.2. Ni dung ca thc nghim sư phm

Các bài giảng thực nghiệm là bài 1, bài 2 nhưđã trình bày trong phần soạn giảng.

3.3.3. Cách tiến hành thc nghim sư phm

3.3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trong hoạt động thực nghiệm việc chọn đúng mẫu thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng như một căn cứđảm bảo tính khách quan khoa học của công tác đánh giá.

Tác giả chọn lớp thực nghiệm trong số các lớp đang học năm đầu tiên của hệ cao đẳng, khi các em bắt đầu bước vào học các môn cơ sở kỹ thuật. Tiêu chuẩn

để lựa chọn là dựa vào trình độ đầu vào của các em. Theo tiêu chuẩn đó, tác giả

quyết định chọn lớp CĐ3B làm lớp thực nghiệm và lớp CĐ3A làm lớp đối chứng (xem phụ lục số 2) vì có có những đặc điểm giống nhau (xem bảng 3.1 và 3.2)

Tên lớp Lớp CĐ3B Lớp CĐ3A

Tổng số học sinh 38 38

Bảng 3.1: Tổng số học sinh của lớp thực nghiệm và đối chứng

Tên lớp Lớp CĐ3B Lớp CĐ3A

Khu vực thành phố, thị

22 20 Khu vực nông thôn,

đồng bằng

5 8

Khu vực miền núi 11 10

Bảng3.2: Thành phần đặc điểm lớp học

Tuy nhiều chỉ số ở hai bảng điều tra có sự khác nhau nhất định nhưng không phải là những khác biệt cơ bản. Hơn nữa đây là hai lớp có lịch trình học tập giống nhau. So với những lớp cùng khoá thì đây là hai lớp có nhiều điểm tương

đồng nhất.

3.3.3.2. Mời GV tham gia dự giờ để họ góp ý nhận xét giờ giảng (xem bảng 3.3)

Họ và Tên giáo viên Tổ bộ môn Môn học phụ trách

1. Tống Mỹ Linh Lý thuyết cơ sở Mạch điện, Vật liệu điện, An toàn điện

2. Chu Thị Bích Liên Lý thuyết cơ sở Mạch điện, Vẽ điện, Đo lường

điện

3. Lê Chí Linh Lý thuyết cơ sở Thiết bị điện gia dụng, Khí cụ điện, Điện tử cơ bản

Bảng 3.3: Các giáo viên tham gia dự giờ

3.3.3.3. Tổ chức dạy học theo các phương pháp đã xây dựng theo nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Thời gian tiến hành thực nghiệm bài 1 ngày 05 tháng 09 năm 2010 Thời gian tiến hành thực nghiệm bài 2 ngày 15 tháng 09 năm 2010

Lớp CĐ3A , giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống là trình bày khái niệm đã có trong giáo trình rồi đi vào phân tích giải thích khái niệm. Làm bài tập mẫu để hướng dẫn sau đó học sinh bắt trước làm theo một cách thụđộng.

Lớp CĐ3B, giáo viên tiến hành giảng dạy tích cực theo giáo án đã soạn nhưđã trình bày tại phần soạn giảng.

3.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của nhóm thực nghiệm và nhóm

đối chứng.

Để có cơ sởđánh giá chất lượng học tập của học sinh ở nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng, tác giả tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức của học sinh cả hai lớp sau mỗi bài giảng thông qua việc các em cùng làm một đề kiểm tra trong vòng 1 tiết cho mỗi bài. Đề kiểm tra nhưđã trình bày ở phần soạn giảng.

Dựa vào thời gian hoàn thành bài tập, tác phong làm bài và đáp án đã

được thống nhất ở bộ môn trong quá trình chấm bài cho thấy bài làm của học sinh hai lớp như sau:

Lớp CĐ3B hoàn thành bài tập trong thời gian sớm hơn, quá trình làm bài tập các thành viên tự giác ý thức cao hơn, cách lập luận trình bày tương đối chặt chẽ

hơn. Kết quảđiểm cụ thể như sau:(xem bảng 3.4 và 3.5) Điểm Lớp 3 4 5 6 7 8 9 Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Khá, Giỏi Lớp ĐC-CĐ3A 1 4 8 13 9 3 13,1% 55,3% 31,6% Lớp TN-CĐ3B 1 2 5 11 12 6 1 7,9% 42,1% 50%

Bảng3.4:Bài kiểm tra số 1

Điểm Lớp 3 4 5 6 7 8 9 Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Khá, Giỏi LớpĐC-CĐ3A 2 3 10 12 8 3 13,1% 57,9 29% Lớp TN-CĐ3B 1 7 13 10 5 2 2,6% 52,6% 44,8%

Bảng3.5:Bài kiểm tra số 2

* Nhận xét:

Nhìn vào 2 bảng so sánh kết quả trên, tỷ lệ bài kiểm tra đạt yêu cầu trở lên

ở lớp CĐ3B cao hơn chút ít so với lớp CĐ3A (92,1% so với 86,9% và 97,4% so với 86,9%) Nhưng kết quả đạt khá, giỏi thì rõ ràng ở lớp thực nghiệm (CĐ3B) đã vượt chội rất nhiều 50% so với 31,6% và 44,8% so với 29%

Thực ra những kết quả trên còn mang tính tương đối bởi vì với lượng lớn kiến thức môn học, giáo viên mới chỉ vận dụng hai bài vào giảng dạy theo hướng tích cực. Song điều đáng ghi nhận là ở chỗ: Trong quá trình làm bài của lớp CĐ3B

đã có sự độc lập tương đối cao không còn lệ thuộc nhiều vào tài liệu sách vở, và cũng là lớp có thời gian hoàn thành bài sớm hơn. Nếu như tiếp tục xây dựng các bài học khác trong chương trình thì chắc chắn kết quả học tập còn khả quan hơn nữa.

3.3.5. Kho sát ý kiến ca giáo viên d gi

Đểđánh giá chất lượng và hiệu quả giờ học của lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của các giáo viên được mời tham gia dự giờ (3 giáo viên) theo phiếu số 3 (xem phụ lục) và kết quảđược thể hiện trên bảng sau:

Câu hỏi Kết qủa theo số lượng phiếu Không phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Mức độ phù hợp giữa phương pháp và nội dung học tập 66,7% 33,3% Không sôi nổi

Ít sôi nổi Sôi nổi Rất sôi nổi Không khí học tập của học sinh 33,3% 66,7% Không tốt Binh thường Tốt Rất tốt Kết quả học tập 100%

Bảng 3.6: Khảo sát ý kiến của giáo viên dự giờ

* Nhận xét:

Đa số giáo viên tham gia dự giờ đều đánh giá tốt về giờ học của các em lớp thực nghiệm. Các thầy cô đều nhận thấy được vai trò rất lớn của việc tích cực hoá quá trình học tập của các em.

3.5.6. Nhng bài hc kinh nghim

* Kinh nghiệm xây dựng bài giảng và giáo án theo hướng tích cực:

Trong quá trình nghiên cứu soạn bài giảng tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm soạn bài theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh như sau:

- Việc soạn bài g ảng và giáo án theo hướng tích cực trước tiên đòi hỏi người giáo viên cần tìm hiểu và nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Điều này sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng các phương pháp và kỹ

- Trước khi soạn bài theo hướng tích cực hoá giáo viên cần tìm hiểu thật kỹ nội dung và mục tiêu của từng bài học. Việc này sẽ giúp giáo viên sử dụng hợp lý các phương pháp và kỹ thuật tích cực vào từng chủđề một cách tự nhiên.

- Trong quá trình soạn bài giáo viên cần khai thác thật kỹ những chi tiết của bài giảng mà có thể phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Việc này sẽ giúp giáo viên đạt được hiệu quả dạy học cao nhất.

- Trong quá trình soạn bài giáo viên cần chú ý đến lượng kiến thức cơ bản mà học sinh đã biết để có thểđưa ra phương pháp dạy học phù hợp.

- Việc soạn bài theo hướng tích cực sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của giáo viên, do đó để công tác soạn giảng đạt chất lượng cao thì giáo viên cần phải đầu tư

thời gian một cách hợp lý.

* Kinh nghiệm điều khiển học sinh trong qúa trình giảng dạy theo hướng tích cực.

Mặc dù chỉ thực nghiệm 2 bài giảng theo hướng tích cực, nhưng tác giả

nhận thấy một số kinh nghiệm cần thiết khi điều khiển học sinh trong quá trình giảng dạy như sau:

- Do đối tượng học sinh là học sinh phổ thông, đã rất quen với phương pháp dạy học truyền thống tại nhà trường phổ thông. Do đó quá trình điều khiển học sinh giáo viên cần kiên trì và hướng dẫn thật cụ thể về nội dung phần công việc mà các em phải làm: ví dụ khi dạy bài 1, khi mới đưa ra câu hỏi và hướng dẫn các em làm theo kỹ thuật phòng tranh, thì ánh mắt ngỡ ngàng của các em, nhưng đến khi

được hướng dẫn thật cụ thể lại một lần nữa thì các em đã phản ứng rất tích cực và rất nhiệt tình tham gia vào bài giảng.

- Khi nêu ra câu hỏi mà nhận thấy học sinh im lặng lâu không có câu trả

lời thì có nghĩa là câu hỏi có mức độ khó quá cao. Khi đó giáo viên cần khéo léo gợi ý làm giảm mức độ khó, giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ. Thực chất là chia câu hỏi ra làm nhiều ý nhỏ nhằm đạt tới mục đích dạy học của giáo viên.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý quan sát hoạt động của học sinh nhằm điều chỉnh cho những bài soạn tiếp sau đạt kết quả cao hơn.

- Dạy học theo hướng tích cực hoá tiêu tốn rất nhiều thời gian, để khắc phục nhược điểm này, giáo viên cần chọn lọc những nội dung chính trọng tâm của bài học cần nghiên cứu tại lớp, còn phần nội dung phụ dễ hơn có thể giảng lướt qua hoặc yêu cầu học sinh tự nghiên cứu tại nhà. Bằng cách làm như thế, giáo viên tránh

được "cháy giáo án", đảm bảo tiến độ chương trình và khối lượng kiến thức của học sinh.

Kết luận chương 3

Môn học Mạch điện là môn học cơ sởđề cập đến nhiều nội dung trừu tượng và khó học sinh khó tiếp thu nếu không tích cực học tập, do vậy vận dụng phương pháp dạy học tích cực là rất phù hợp và cần thiết.

Trên cơ sở lý luận về dạy học tích cực, tác giả đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để biên soạn 2 bài giảng của môn mạch điện nghề

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)