Để vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một cách có hiệu quả, GV cần có kiến thức về dạy học tích cực, am hiểu về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, có kiến thức và kỹ năng thiết kế bài giảng, tổ chức triển khai dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra GV cần có kỹ năng động viên học sinh cùng tham gia động não, cùng trao đổi, tranh luận, phát hiện vấn đề, kích thích không khí dân chủ, phát huy tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Thu hút sự tập trung theo dõi bài giảng, giúp học sinh hiểu, nắm chắc bài học và đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Muốn vậy, phải tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực để giúp giáo viên nắm vững các phương pháp từ đó có kế hoạch trong việc nghiên cứu soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, gắn giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành ngay trong quá trình đào tạo.
1.6.2. Có những phương tiện kỹ thuật dạy học và cơ sở vật chất cần thiết để
thực hiện các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học viên được tốt hơn. Ngoài những phương tiện dạy học chung như Bảng viết (Bảng phấn, bảng phoóc mi ca trắng), bảng giấy lật, bảng ghim, máy chiếu hắt (overheat), Projector, tùy thuộc vào từng phương pháp dạy học, đòi hỏi phải có những thiết bị dạy học tương ứng và cơ sở vật chất cần thiết. Ví dụ: Để tổ chức học tập hợp tác theo nhóm, cần có bàn ghế di động, tốt nhất là bàn hình thang để có thể ghép thành các bàn hình 6 cạnh, hình chữ nhật, hình chữ U theo yêu cầu của hoạt
động học tập theo nhóm. Để sử dụng kỹ thuật công não hoặc lược đồ tư duy cần có bảng rộng hoặc tường lớn để tập hợp ý kiến, v.v…
Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bản thân mỗi phương pháp dạy học tích cực nếu biết áp dụng đúng hoàn cảnh, nội dung bài giảng thì nhiều khi chỉ cần một cái bảng cũng có thể khơi dậy được sự say mê của người học.