Phương pháp nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 27 - 30)

Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Bản chất của dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước học sinh một hay một hệ thống những vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.

- Giáo viên đưa ra bài toán được cấu trúc một cách sư phạm, nêu vấn đề chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.

- Học sinh được dặt vào tình huống có vấn đề, tự giác chấp nhận như nhu cầu cần thiết mong muốn được giải quyết.

- Qua giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội một cách sâu sắc cả kiến thức và phương pháp lĩnh hội kiến thức.

• Tình huống có vấn đề và phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề

Bằng nghiệp vụ sư phạm, giáo viên đưa học sinh vào một trạng thái tâm lý, trong đó mâu thuẫn khách quan của nhiệm vụ nhận thức được học sinh chấp nhận như một mâu thuẫn nội tại của bản thân. Việc giải quyết mâu thuẫn này không chỉ dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm có sẵn mà đòi hỏi học sinh phải nỗ lực tìm tòi, phát hiện. Tình huống này kích thích học sinh phải suy nghĩ và có sự sáng tạo, bắt đầu một quá trình tư duy. Kết quả là họ đạt được liến thức mới và phương thức hành động mới. Đó chính là tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Tính vừa sức: tình huống đưa ra phải phù hợp với trình độ hiểu biết của học sinh trong việc phân tích các điều kiện của nhiệm vụ đặt ra và được học sinh chấp nhận.

- Trong quá trình giải quyết vân đề học sinh phải gặp những khó khăn hoặc cách giải quyết không tối ưu.

- Tình huống đưa ra phải nhằm mục đích cung cấp kiến thức và có tong nội dung nội dung chương trình. Cần chú ý tới yếu tố mới, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh.

Để tạo ra tình huống có vấn đề ta có thể thực hiện một trong những cách sau:

- Tạo tình huống có vấn đề qua một câu chuyện liên quan đến nội dung dạy học.

- Tạo tình huống có vấn đề bằng cách tiến hành thí nghiệm để tạo ra mâu thuẫn nhận thức.

- Tạo tình huống có vấn đề bằng cách sử dụng bài toán đơn giản.

• Cấu trúccủa dạy học nêu vấn đề

Thông thường cấu trúc của dạy học nêu vấn đề được thực hiện theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1- Tạo ra tình huống có vấn đề

Giai đoạn này gồm hai bước:

Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và dẫn học sinh vào tình huống có vấn đề. Bước 2: Phát biểu vấn đề một cách súc tích

Giai đoạn 2- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

Giai đoạn này gồm hai bước:

Bước 1: Phân tích vấn đề một cách sâu sắc, kỹ lưỡng, tập hợp các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới vấn đề làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề.

Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học để giải quyết vấn đề và lập kế hoạch kiểm chứng giả thuyết.

Giai đoạn 3- Kiểm chứng giả thuyết và tổng kết

Giai đoạn này gồm hai bước

Bước 1: Kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm hoặc bằng cách áp dụng vào sử lý tình huống trong thực tiễn

Bước 2: Kết luận vấn đề

- Nếu kết quả kiểm chứng xác nhận giả thuyết là đúng thì kết luận khẳng định giả thuyết và chỉ ra kiến thức mới cần lĩnh hội.

- Nếu kết quả kiểm chứng phủ nhận giả thuyết thì phải phân tích để chỉ ra sai lầm tư duy khi nêu giả thuyết lần trước và đề xuất giả thuyết mới. Sau đó quay về thực hiện từ bước 2 của giai đoạn 2.

Ưu nhược điểmcủa phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Ưu điểm: Giúp học sinh nắm vững tri thức. Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ. Kích tích hứng thú học tập.

- Nhược điểm: Tính hệ thống chưa cao. Dễ gây mất thời gian nếu xây dựng bai không hợp lý. Việc soạn thảo bài công phu, yêu cầu cao đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)