Vị trí môn học Mạch điện trong chương trình đào tạo trình độ

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 43)

đẳng nghĐin công nghip

Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ thuộc hệ thống trường dạy nghề của tỉnh Phú thọ được thành lập năm 1999. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đến nay trường

được xác định là cơ sở đào tạo cử nhân, công nhân, thợ có tay nghề, đáp ứng nhu

cầu lao động trong và ngoài tỉnh.

Mục tiêu tổng quát của trường là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, nội dung chương trình đào tạo trong 3 năm học được phân thành 3 nhóm:

+ Nhóm các môn học cơ bản. + Nhóm các môn học cơ sở.

+ Nhóm các môn học chuyên ngành.

Môn học mạch điện là một trong những môn học thuộc nhóm cơ sở của chuyên ngành điện - điện tử. Các môn học thuộc nhóm cơ sở sẽ được bố trí giảng

hình mạch điện. Đây là môn học rất quan trọng, cùng với những môn học khác trong nhóm cơ sở, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng để học tốt những môn học chuyên ngành.

2.1.2. Ni dung môn hc Mch đin trong chương trình đào to trình độ Cao

đẳng nghĐin công nghip

Môn học mạch điện với thời lượng là 120 tiết, trong đó 75 tiết lý thuyết và 45 tiết thực hành bài tập. Toàn bộ nội dung môn học gồm 6 chương với nội dung chi tiết như sau:

Chương 1: Các khái nim cơ bn v mch đin

(Thời gian học 6 tiết)

Đây là chương mở đầu có tính chất nhập môn, nội dung chủ yếu là cung cấp các khái niệm cơ bản về mạch điện và mô hình, dòng điện và chiều quy ước dòng điện, các phép biến đổi tương đương. Chương này bao gồm ba bài:

Bài 1. Mạch điện và mô hình.

Bài 2. Các khái niệm cơ bản trong mạch điện . Bài 3. Các phép biến đổi tương đương.

Chương 2: Mch đin mt chiu

(Thời gian học 24 tiết)

Nội dung cơ bản của chương này là trình bày về các định luật và biểu thức có bản của mạch điện một chiều. Đưa ra các phương pháp xác định thông số cơ bản của mạch điện một chiều, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích sơ đồ mạch điện và lựa chọn phương pháp giải mạch điện một cách hợp lý. Trong chương này gồm có hai bài:

Bài 1. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch một chiều. Bài 2. Các phương pháp giải mạch điện một chiều.

Chương 3: Dòng đin xoay chiu hình sin

(Thời gian học 25 tiết)

Chương này đưa ra khái niệm về dòng điện xoay chiều hình sin và giải thích các khái niệm cơ bản trong mạch điện xoay chiều như: chu kỳ, tần số, pha, sự

lệch pha, trị biên độ, trị hiệu dụng…Từ đó học sinh có thể phân biệt các đặc điểm cơ bản về dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện được ứng dụng trực tiếp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, do đó việc tính toán được các thông số của mạch điện. Tính toán nâng cao hệ số công suất cũng như việc lắp ráp, đo đạc các thông số mạch xoay chiều theo yêu cầu là hết sức cần thiết. Nội dung chủ yếu của chương này bao gồm 3 bài:

Bài 1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều Bài 2. Giải mạch xoay chiều không phân nhánh Bài 3. Giải mạch xoay chiều phân nhánh.

Chương 4: Mng ba pha

(Thời gian học 20 tiết)

Trong sản xuất, truyền tải điện năng và sử dụng điện năng, hệ thống điện ba pha có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế. Chương này trình bày cách tính toán thông số trong mạch điện ba pha đối xứng thường dùng trong công nghiệp. Với cấu trúc của chương gồm 4 bài:

Bài 1. Khái niệm chung mạch điện ba pha

Bài 2. Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha cân bằng Bài 3. Công suất mạng ba pha cân bằng

Bài 4. Phương pháp giải mạng ba pha cân bằng

Chương 5: Gii các mch đin nâng cao

(Thời gian học 30 tiết)

Các chương trước đã trình bày khái niệm, phương pháp giải một số mạch điện đơn giản. Trong chương này chương trình giới thiệu một số mạch điện nâng cao như: mạch ba pha bất đối xứng; Mạch xoay chiều có nhiều nguồn tác động; Giải mạch có thông số nguồn phụ thuộc, mạng hai cửa…Đồng thời đưa ra phương pháp xác định thông số đối với từng mạch khác nhau. Nội dung chương này chủ yếu rèn luyện, phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu

Bài 1. Mạng ba pha bất đối xứng

Bài 2. Mạng xoay chiều có nhiều nguồn tác động. Bài 3. Giải mạch có thông số nguồn phụ thuộc Bài 4. Mạng hai cửa

Bài 5. Mạng op-amp Bài 6. Các định lý mạch.

Chương 6: Quá trình quá độ

(Thời gian học 15 tiết)

Đây là chương cuối của chương trình môn học. Trong chương này trình bày việc phân tích và tổng hợp mạch thông qua việc vận dụng lý thuyết về phương trình vi tích phân để xét các mặt về quá trình quá độ trong hệ thống. Nhờ đó có thể nghiên cứu, điều khiển, hiệu chỉnh, chế tạo các hệ thống để quá trình có những tính chất cần thiết. Nội dung chương bao gồm hai bài:

Bài 1. Khái niệm về quá trình quá độ

Bài 2. Tính toán các thông số trong quá trình quá độ.

2. 2. Các điều kiện để dạy học môn Mạch điện ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

2.2.1. Đội ngũ giáo viên

Trong bất cứ cơ sở đào tạo nào, đội ngũ giáo viên đều giữ một vị trí rất quan trọng. Bằng lao động nghề nghiệp của mình, họ là những người trực tiếp quyết định chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Vì vậy việc xây dựng và bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là điều có ý nghĩa hàng

đầu đối với nhà trường.

Theo truyền thống lâu nay ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn là cử nhân sư phạm kỹ thuật và kỹ sư tốt nghiệp các trường kỹ thuật trong cả nước. Đối tượng được tuyển chọn vừa phải có nghiệp vụ sư phạm và trình độ chuyên môn vừa phải có phẩm chất của nhà giáo.

Nói đến trình độ nghiệp vụ chuyên môn là nói đến kiến thức và kỹ năng kỹ thuật chuyên ngành và biết vận dụng để giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong thực tiễn giảng dạy. Giáo viên môn "Mạch điện" ngoài trình độ hiểu biết chung có tính chất liên môn, liên ngành họ phải là người am hiểu thực tiễn về bộ môn kỹ thuật đang giảng dạy.

Các giáo trình, tài liệu tham khảo dù được viết tốt đến mấy thì cùng với thời gian nó cũng sẽ lạc hậu so với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ và thực tiễn sản xuất và không phải lúc nào cũng dễ dàng tổ chức, biên soạn lại ngay được. Do đó giáo viên phải là người có khả năng nghiên cứu tìm tòi phát hiện cái mới, mở rộng và làm phong phú, sâu sắc hơn những tri thức khoa học sẵn có trong sách giáo khoa của bộ môn, bổ sung và cập nhật kiến thức vào giáo án bài giảng để hình thành kiến thức, kỹ năng cho người học.

Trình độ chuyên môn của của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ như ở Bảng 2.1.

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

TT HỌ VÀ TÊN NĂM

SINH ĐẠI HỌC CAO HỌC P.T.S T.SỸ

1 Hoàng Đình Tuấn 1962 x

2 Phạm Huy Thêu 1964 x

3 Chu Thị Bích Liên 1982 x

4 Tống Mỹ Linh 1984 x

5 Lê Chí Linh 1984 x

6 Đỗ Thị Loan Phượng 1984 Đang học

C.H.B.K

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Nhìn chung chất lượng trình độ chuyên môn của giáo viên bộ môn "Mạch

điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ về cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn

hoá chức danh cán bộ giảng dạy do Bộ Nội Vụ quy định.

2.2.1.2. Năng lc nghip v sư phm

Năng lực sư phạm là sự thể hiện của năng lực trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp vừa dạy người vừa dạy nghề. Năng lực sư phạm là một phức hợp những thuộc tính tâm, sinh lý của cá nhân, nhờ nó mà người giáo viên dạy nghề đạt

được hiệu quả cao trong các tình huống hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu của

mục tiêu giáo dục.

Năng lực sư phạm không thể tồn tại độc lập và tách rời với những phẩm chất khác của nhân cách, mà nó luôn gắn bó chặt chẽ, không thể phân chia trong một nhân cách sư phạm hoàn chỉnh.

Năng lực sư phạm của GV thường được đánh giá qua trình độ nghiệp vụ sư phạm và kinh nghiệm/thâm niên dạy học. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ như ở Bảng 2 2 .

TT HỌ VÀ TÊN TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 1 Hoàng Đình Tuấn Đã qua lớp bồi dưỡng Sư phạm Cấp 1 2 Phạm Huy Thêu Đã qua lớp bồi dưỡng Sư phạm Cấp 1 3 Chu Thị Bích Liên Tốt nghiệp ĐH sư phạm kỹ thuật 4 Tống Mỹ Linh Tốt nghiệp ĐH sư phạm kỹ thuật 5 Lê Chí Linh Đã qua lớp bồi dưỡng Sư phạm Cấp 1

6 Đỗ Thị Loan Phượng Đang theo học lớp cao học sư phạm kỹ thuật

Bảng 2.2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Số liệu ở Bảng 2.2. cho thấy tất cả các giáo viên bộ môn đều đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận dạy học. Tuy nhiên, giữa trình độ được đào tạo về sư phạm và năng lực hoạt động sư phạm còn là một khoảng cách. Điểm hạn chế trong năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bộ môn là một nửa số giáo viên bộ môn chưa

được đào tạo về hoạt động nghiệp vụ sư phạm một cách chính quy có hệ thống, mà chỉ tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Do đó vẫn còn lúng túng trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kỹ thuật hiện đại vào thực tế hoạt động giảng dạy hàng ngày của mình.

Kinh nghiệm giảng dạy của của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ được biểu thị qua thâm niên giảng dạy như ở Bảng 2.3.

Thâm niên giảng dạy

TT Họ và tên Dưới 10 năm 10- 19 năm 20-29 năm Trên 30 năm 1 Hoàng Đình Tuấn x 2 Phạm Huy Thêu x 3 Chu Thị Bích Liên x 4 Tống Mỹ Linh x 5 Lê Chí Linh x 6 Đỗ Thị Loan Phượng x

Bảng 2.3. Thâm niên dạy học của giáo viên bộ môn "Mạch điện" trường Cao đẳng nghề Phú Thọ

Số liệu ở Bảng 2.3. Cho thấy phần lớn giáo viên trong bộ môn có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở xuống, chỉ có một giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm. Có thể nhận thấy rằng, kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên trong tổ bộ môn là chưa nhiều. Tuy nhiên với tuổi đời còn rất trẻ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới, đây cũng là một lợi thế trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

2.2.2. Cơ s vt cht, trang thiết b dy hc

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện để giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động dạy và học, là toàn bộ các thành tố vật chất phục vụ cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.

Cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học hiện nay của trường Cao đẳng nghề Phú Thọ bao gồm:

- Diện tích mặt bằng nhà trường đang quản lý và sử dụng: 20000 m2. - Hiện tại nhà trường bố trí:

+ Khu giảng đường gồm 20 phòng học + 10 phòng thực hành.

+ Văn phòng làm việc. + Thư viện, phòng đọc.

+ Nhà đa năng; nhà để xe cán bộ giáo viên, học sinh.

+ Kí túc xá giành cho cán bộ giáo viên và học sinh của trường

Các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo hằng năm đều được nhà trường tăng cường như: Mô hình giảng dạy cho các ngành nghề, máy tính, máy chiếu projector…

Đối với bộ môn "Mạch điện", trường đã trang bị cho các thiết bị và phương tiện dạy học như: Máy tính sách tay, máy chiếu projector, mô hình mô phỏng mạch một chiều, mạch xoay chiều …

Đây là môn học nặng về lý thuyết do vậy, ngoài những thiết bị được nhà trường trang bị, các GV trong bộ môn cũng đã chủ động thiết kế một số phương tiện dạy học đặc thù cho bộ môn như : Các bản vẽ mạch điện, tranh ảnh về mạch điện.

Như vậy, nhìn chung các GV của bộ môn đã có đầy đủ các thiết bị để dạy học theo yêu cầu của môn học.

2.2.3. Tình hình v hc sinh

Đối tượng học sinh của trường cao đẳng nghề rất đa rạng, có thể là các học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở, cũng có một số đối tượng vừa tham gia học văn hoá vừa tham gia học nghề. Do đó yêu cầu về trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng của từng đối tượng học sinh cũng khác nhau. Phân tích tình hình học sinh tham gia học tập môn học "Mạch điện" tác giả có thể đưa ra một số đặc điểm liên quan đến công tác giảng dạy là:

- Mặc dù cùng được tuyển chọn vào học ở trường theo một tiêu chuẩn chung, nhưng các học sinh, sinh viên cùng lớp, cùng khoá cũng có những khác biệt. Những khác biệt đó làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như kết quả học tập của các học sinh, sinh viên khác nhau. Bên cạnh đó chính bản thân học sinh, sinh viên có những biến đổi do tác động của giáo dục - đào tạo, môi trường học tập, xã hội làm cho việc phát triển nhân cách của họ trở nên đa dạng, phức tạp.

- Sự phát triển về mặt tư duy của học sinh, sinh viên chưa đồng đều, có nhiều hạn chế về mặt năng lực tư duy kỹ thuật, năng lực độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong thực tiễn học tập.

- Các em chưa có định hướng rõ ràng về phạm vi nghề nghiệp. Phần lớn học sinh học nghề là đối tượng thi trượt trong các kì thi Cao đẳng, Đại học, việc chọn lựa ngành nghề còn mang tính ngẫu nhiên. Do đó trong quá trình học tập những môn kỹ thuật cơ sở các em chưa thể hiện rõ lòng yêu nghề do vậy chỉ học mang tính chất đối phó, chưa tích cực, chủ động trong quá trình học tập nên kết quả học tập còn nhiều hạn chế.

- Đặc điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở lứa tuổi các em đó là các em đang ở độ tuổi trưởng thành về mặt thể chất, cơ thể các em đang phát triển một cách toàn diện. Mặt khác đời sống tình cảm của các em khá phong phú và đa dạng trong đó có tình cảm bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và cả tình yêu đối với bạn khác giới. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phấn đấu vươn lên trong học tập ở các em.

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của các em chưa cao, các em đã quen với phương pháp dạy học truyền thống ở nhà trường phổ thông. Quá trình học tập chủ yếu là quá trình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm của thầy, các em chỉ

Một phần của tài liệu Dạy học môn học mạch điện tại trường cao đẳng nghề phú thọ theo hướng dạy học tích cực (Trang 43)