Triển vọng phục hồi kinh tế của thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty may nhà bè – công ty cổ phần (nbc) (Trang 67)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.1.1 Triển vọng phục hồi kinh tế của thế giới và Việt Nam

Tình hình thế giới

Theo giới kinh tế trong những năm tới, kinh tế Mỹ vẫn là đầu tàu tăng trưởng, trong khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, còn khu vực đồng euro phục hồi không đồng đều, nhiều nước thuộc khu vực này đang lơ lửng bên bờ phá sản. Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DZ Đức) Stefan Bielmeier cho biết: “Chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm 2015 là 0,8%2.” Dưới sự can thiệp của Ngân hàng trung ương châu Âu, cuộc khủng hoảng của Eurozone đã được kiểm soát, nền kinh tế của các nước gặp khủng hoảng cũng bắt đầu có biến chuyển tốt, hiện nay điều khiến mọi người lo ngại là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của liên minh tiền tệ - Pháp và Italy.

Trong khi đó, kinh tế Mỹ, Anh, khu vực Đông Á và một số nền kinh tế mới nổi sẽ là những điểm tựa vững chắc của nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng của kinh tế thế giới theo nhận định của Liên hợp quốc sẽ là 3,1% trong năm 2015 và 3,3%3 trong năm 2016. Đây là một tín hiệu đáng mừng, kinh tế châu Âu và châu Mỹ, Nhật

2 Lê Sơn 2015), “Phân tích xu hướng kinh tế thế giới năm 2015”,truy cập ngày 31/03/2015

tạihttp://www.nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/4547-phan-tich-xu-huong-kinh-te-the- gioi

3 Hải Đăng 2015), “Dự báo mới cho năm 2015”, Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 1+2-2015 truy cập ngày 31/03/2015 tại http://tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/Du-bao-moi-cho-nam-2015/58661.tctc

55

Bản phục hồi sẽ làm gia tăng nhu cầu về hàng hóa, hơn bao giờ may mặc là một trong những nhu cầu rất thiết yếu vì thế sẽ là một cơ hội để đầu ra của NBC ổn định hơn. Tuy nhiên thách thức có thể tác động đến NBC khi nền kinh tế Pháp và Italy tiếp tục tụt dốc bởi đây là 2 thị trường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng may mặc NBC xuất sang thị trường châu Âu.

Tình hình kinh tế trong nước:

Trong giai đoạn 2015 – 2020, Chính phủ Việt Nam tiếp tục giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ở mức độ hợp lý, phù hợp với tình hình cụ thể ở trong nước và thế giới. Từ đó, tạo sự chủ động tiến tới ổn định vững chắc vào năm 2020.

Ngoài ra, theo Nguyễn Văn Thành4 đã đưa ra 2 kịch bản dự báo kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới thì đối với kịch bản thứ nhất với mô hình tăng trưởng được chuyển đổi chậm, không liên tục; không tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập quốc tế; quản trị Nhà nước chưa được cải thiện đáng kể. Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5%; lạm phát 6,7%; tốc độ tăng đầu tư cho sản xuất (vốn đầu tư/GDP) 13,14%.

Theo kịch bản thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng được thực hiện liên tục theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lợi thế so sánh của nền kinh tế; tận dụng được lợi thế từ các hiệp định FTA song phương và đa phương; quản trị Nhà nước có nhiều tiến bộ. Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 7,1%; lạm phát 7,21%; tốc độ tăng đầu tư cho sản xuất (vốn đầu tư/GDP) 15,30%5.

Nghĩa là nếu theo kích bản thứ hai thì tình hình kinh tế trong nước những năm tới là khả quan và tốc độ phát triển dần ổn định. Đây sẽ là cơ hội để NBC yên tâm đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà giảm thiểu những lo ngại về tình trạng lạm phát hay bất ổn trong chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô như lãi suất của nhà nước.

4 Thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF)

5

Hiếu Minh 2014), “Xác định 2 kịch bản kinh tế cho Việt Nam 5 năm tới”truy cập ngày 13/11/2014 tại địa chỉhttp://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/xac-dinh-2-kich-ban-kinh-te-cho-viet-nam-5-nam-toi-104541.html

56

2.3.1.2 Tình hình chính trị trên thế giới và trong nƣớc

Tình hình thế giới

Theo như những dự báo của Alabama (2014)6

thì tình hình chính trị thế giới được dự đoán sẽ được thiết lập theo hướng đa cực. Hoa Kỳ sẽ vẫn giữ quyền lực toàn cầu vào thế kỷ XXI vì sự giàu có của nó, công nghệ ưu việt, sức mạnh quân sự và khả năng để xây dựng sự đồng thuận giữa các quốc gia khác. Trung tâm quyền lực khu vực khác gồm Đức, đặc biệt là nếu Cộng đồng châu Âu sẽ trở thành một thực thể mạnh mẽ cũng như Nhật Bản, Trung Quốc, và có lẽ là Brazil và Nga sẽ gia tăng sức mạnh chính trị trong những kế tiếp.

Chính sự chênh lệch về tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, môi trường đã khiến cho mâu thuẩn giữa các quốc gia. Hệ quả là xung đột giữa các quốc gia, khu vực được dự báo trong thời gian sắp tới vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp. Đây sẽ là một thách thức lớn cho NBC, vì nếu tình hình chính trị không ổn định sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế cũng như quan hệ ngoại giao giữa các nước, từ đó các rào cản thương mại cũng có thể xuất hiện và thị trường XK của NBC sẽ không ổn định.

Tình hình trong nước

Tình hình chính trị luật pháp trong nước được dự báo tiếp tục ổn định theo phương châm lấy hòa bình hợp tác trong khu vực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Vì thế, vấn đề giải quyết xung đột chính trị, lãnh thổ với các nước khác nhà nước luôn kìm chế và mong muốn tạo một môi trường ổn định để doanh nghiệp hoạt động cũng như thu hút đầu tư vào Việt Nam.

Với chính sách ổn định chính trị trong nước trong thời gian sắp tớ, đây sẽ là cơ hội giúp NBC an tâm đầu tư sản xuất và tin tưởng tiến độ giao hàng cũng như sản xuất không trì trệ do ảnh hưởng của đình công, bạo loạn…

6

Alabama 2014), “Tương lai của thế giới đến năm 2020”, Air University Air Education and Training Command United States Air Force

57

2.3.1.3 Ƣu đãi thuế suất từ các hiệp định thƣơng mại

Ngoài những triển vọng phát triển kinh tế ở các quốc gia nhập khẩu, nền kinh tế thế giới cũng sẽ vận động theo chiều hướng tích cực trong giai đoạn 2015 – 2020 với sự hoàn tất các liên minh trong khu vực và thế giới. Theo như những phân tích được tổng hợp trong “Báo cáo phân tích doanh nghiệp tập đoàn dệt may Việt Nam, 2014)” thì trong giai đoạn 2015 – 2020 ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có. Bên cạnh thị trường nội địa tăng trưởng nhanh, thị phần của Việt Nam tại các thị trường XK chính đều đang tăng trưởng mạnh bất chấp khó khăn do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Đa số các khách hàng lớn nhất của Việt Nam đều nằm trong các hiệp định thương mại tự do đang đàm phán như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do vậy, khi các hiệp định được ký kết, thuế suất giảm dần về 0% từ mức trung bình 10% , do đó sẽ thúc đẩy XK Dệt may Việt Nam vào các thị trường tiềm năng này. Cụ thể là:

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Th i Bình Dương TPP)

Việt Nam là nước XK Dệt may lớn thứ hai vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm 8,5% (sau Trung Quốc chiếm 39,4%). Nếu hiệp định TPP được ký kết (dự kiến là cuối năm 2015), khoảng 1.000 dòng thuế Dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ với thuế suất bình quân là 17,3% được giảm dần còn 0%, vì thế sẽ nâng cao giá trị và lợi nhuận biên đối với hàng Việt Nam xuất khẩu, trong khi đó, hàng dệt may Trung Quốc không được hưởng những lợi thế này.

Nhìn vào hình 2.4 cho thấy khi TPP được thông qua thì dự báo đến năm 2020 XK dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ dự kiến đạt 20 tỷ USD, mức chênh lệch là 6.8 tỷ USD trong trường hợp TPP không được thông qua. Như vậy có thể nói, TPP mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng Công ty May Nhà Bè nói riêng.

58

Hình 2.2 Dự báo XK Dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong trƣờng hợp TPP đƣợc hoặc không đƣợc thông qua (2013-2025)

Nguồn: “Báo cáo phân tích doanh nghiệp Tập đoàn Dệt May Việt Nam” (2014), thực hiện bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt

Nam (BSC)

Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0%, các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng yêu cầu “từ sợi trở đi”, có nghĩa các khâu từ kéo sợi, dệt – nhuộm – hoàn tất và may phải được thực hiện tại các nước thành viên TPP. Điều này đã gây ra nhiều trở ngại cho ngành dệt may Việt Nam vì ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển. Hệ quả là nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài, chiếm gần 88% tổng nhu cầu, nhưng phần lớn những nước mà Việt Nam nhập nguyên phụ liệu lại không nằm trong TPP.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

EU – 7 hiện là thị trường tiêu thụ Dệt may lớn nhất toàn cầu, với quy mô khoảng 350 tỉ USD mỗi năm. Việt Nam là nước XK may mặc lớn thứ 7 vào thị trường EU, với giá trị XK năm 2013 là 2,8 tỉ USD, tăng 14,32% so với năm 2012. Thuế suất giảm dần về 0% giúp đẩy mạnh XK và tăng biên lợi nhuận cho các doanh

59

nghiệp Dệt may: thuế suất trung bình EU áp lên các mặt hàng Dệt may Việt Nam hiện nay là khoảng 11% và sẽ giảm dần về 0% khi hiệp định FTA Việt Nam – EU có hiệu lực. Theo tính toán của EU – MUTRAP (Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu) XK hàng Dệt may của Việt Nam vào EU sẽ tăng trưởng khoảng 20% nhờ hiệp định FTA Việt Nam EU.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan

Liên minh Hải quan, với 3 thành viên hiện tại gồm Belarus, Kazakhstan và Nga là một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20 triệu km2 với khoảng 170 triệu dân. Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có mức tăng trưởng GDP khá và tương đối ổn định. Tổng GDP của khối hiện nay đạt khoảng 2.500 tỷ USD. Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của Liên minh, nên việc ký kết Hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường Liên minh sớm hơn các đối tác khác, với các điều kiện ưu đãi hơn; giúp đẩy mạnh XK hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn chưa ổn định như hiện nay. Về thương mại, theo tính toán sơ bộ, sau khi FTA có hiệu lực, kim ngạch hai chiều của hai bên sẽ tăng bình quân 18-20%/năm, từ mức khoảng 4 tỷ USD năm 2014 lên 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020. Đánh giá tác động của VCUFTA đối với thương mại hàng hóa cho thấy những mặt hàng của Việt Nam có khả năng tăng trưởng XK cao sang Liên minh bao gồm các mặt hàng: thủy sản, gạo, các mặt hàng thực phẩm, hàng may mặc, đồ da, đồ gỗ…Như thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và NBC nói riêng sẽ có cơ hội đẩy mạnh XK vào thị trường Nga giúp đa dạng hóa thị trường và khách hàng.

Sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. Các nước thành viên ASEAN hiện đang rất nỗ lực để đạt được mục tiêu này. AEC ra đời sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng đồng kinh tế - an ninh - xã hội. AEC cũng sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 nước thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực. Từ đó,

60

AEC giúp gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng XK của Việt Nam. Khi AEC được thành lập, DN Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn. Thêm vào đó, khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp dệt may nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh. Theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ “nội khối” 40% được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các ưu đãi khi XK sang các thị trường khu vực ASEAN đã có FTA. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa XK trong nước sang thị trường khu vực.

Nếu như Việt Nam kết thúc tiến trình đàm phán và thành công kí kết các hiệp định thương mại và cộng đồng chung ASEAN có hiệu lực thì doanh nghiệp Dệt May Việt Nam mà cụ thể NBC sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều ưu đãi. Đó là thuế suất XK vào thị trường này sẽ giảm, giá cả hàng hóa NBC sẽ rẻ và có sức cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức khá lớn vì để đạt được các ưu đãi thuế suất như trên đòi hỏi NBC phải thực hiện đúng như quy định về xuất xứ cũng như các quy định chặt chẽ khác tùy vào từng hiệp định. NBC sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ các nước đối tác thành viên của hiệp định.

2.3.1.4 Ngành công nghiệp phụ trợ đƣợc đầu tƣ phát triển

Một trong những hạn chế của hầu hết các doanh nghiệp XK trong nước là không có sự hỗ trợ của ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đối, vì các chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ đối với các ngành XK chủ lực như dệt may, điện tử…trong giai đoạn sắp tới. Hơn nữa, cũng trong những năm tới, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất vải dệt kim và dệt thoi. Trong đó riêng trong 2 năm 2015 – 2016 Vinatex và các công ty con tập trung đầu tư các khu sản xuất nguyên liệu tập trung gồm: Khu công nghiệp Phố Nối B với nòng cốt là công ty Dệt 8-3 đầu tư sản xuất vải dệt thoi công suất 25 triệu mét năm, mở rộng nhà máy dệt kim đang có từ 3000 tấn – 5.000

61

tấn năm, đầu tư thêm nhà máy sợi công suất 5.800 tấn năm; Khu công nghiệp Khoái châu, chuyên làm hàng dệt kim nhẹ đầu tư nhà máy có công suất 3.000 tấn năm, nhà máy sợi 3.000 tấn năm…

Ngoài ra, Vinatex cũng đầu tư thêm trong 2 năm trên 200 dây chuyền may. Theo đó đến năm 2016 tổng năng lực sản xuất vải dệt thoi từ nguồn sợi tại chỗ tăng thêm trên 100 triệu mét tăng 40% so với năng lực hiện nay); vải dệt kim tăng thêm 20,000 tấn năm tăng gấp đôi năng lực hiện nay); sợi các loại thêm 29,000 tấn năm tăng thêm 25% năng lực hiện tại). Với các chương trình đầu tư trên, từ năm 2017 Vinatex có thể chủ động được trên 55%7 vải các loại trong chuỗi doanh nghiệp của mình.

Chính sự tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ của Nhà nước và Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các công ty con trong đó có NBC trong những năm tới sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu vải ngay chính trên thị trường nội địa để phục vụ hoạt động sản xuất hàng may mặc. Nhờ vào đó tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn và hưởng được ưu đãi từ các hiệp định thương mại.

2.3.1.5 Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt

Đối thủ ở nước ngoài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty may nhà bè – công ty cổ phần (nbc) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)