6. Kết cấu của đề tài
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu
1.2.2.1 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS)
Suất sinh lợi của doanh thu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh.
Trong đó:
EBT: Lợi nhuận trước thuế NI: Lợi nhuận sau thuế R: Doanh thu
Suất sinh lợi của doanh thu cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của doanh thu càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi của doanh thu cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm của từng ngành kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.2.2.2 Suất sinh lợi của chi phí (ROC)
Suất sinh lợi của chi phí là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và chi phí sử dụng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó.
Trong đó:
EBT: Lợi nhuận trước thuế NI: Lợi nhuận sau thuế TC: Tổng chi phí
17
Suất sinh lợi của chi phí cho biết cho biết doanh nghiệp cứ bỏ ra một đồng chi phí thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của chi phí càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, cũng như suất sinh lợi của doanh thu, suất sinh lợi của chi phí cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm của từng ngành kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.2.2.3 Suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Suất sinh lợi của tài sản là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó.
Trong đó:
EBT: Lợi nhuận trước thuế NI: Lợi nhuận sau thuế
: Giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
Trong đó:
: Giá trị tài sản bình quân tăng trong kỳ kinh doanh
: Giá trị tài sản bình quân giảm trong kỳ kinh doanh
=
;
=
Cách tính này phản ánh chính xác giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm là khá phức tạp, vì trong kỳ kinh doanh có thể diễn ra nhiều lần tăng,
18
giảm tài sản với giá trị rất khác nhau. Bởi thế, trong một số trường hợp, để đơn giản có thể tính giá trị tài sản bình quân bằng công thức:
Trong đó:
AĐK : Giá trị tài sản đầu kỳ kinh doanh ACK : Giá trị tài sản cuối kỳ kinh doanh
Về ý nghĩa, suất sinh lợi của tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của tài sản càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi của tài sản cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành hàng kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.2.2.4 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012, tr.81), đứng trên góc độ cổ đông, tỉ số quan trọng nhất là tỉ số suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE). Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và bình quân giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó.
Trong đó:
EBT : Lợi nhuận trước thuế NI: Lợi nhuận sau thuế
: Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
19 Trong đó:
: Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân tăng trong kỳ kinh doanh
: Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân giảm trong kỳ kinh doanh =
=
Cách tính tính này phản ánh chính xác giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng khá phức tạp và tốn kém thời gian, vì trong kỳ kinh doanh có thể diễn ra nhiều lần tăng, giảm vốn chủ sở hữu với giá trị rất khác nhau. Trong một số trường hợp, để đơn giản có thể tính giá trị vốn chủ sở hữu bình quân bằng công thức:
Trong đó:
EĐK : giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ ECK : giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ.
Về ý nghĩa, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm ngành hàng kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3.1 Nhóm các nhân tố môi trƣờng vĩ mô
Các nhân tố môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế; môi trường chính trị - pháp luật; môi trường văn hóa - xã hội; môi trường khoa học - công nghệ; môi trường tự nhiên. Trong đó:
20
1.3.1.1 Môi trƣờng kinh tế
Môi trường kinh tế được đặc trưng bởi: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập bình quân đầu người; quy mô và tốc độ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế; tỉ giá hối đoái, tỉ lệ lạm phát… Về bản chất, môi trường kinh tế nói lên mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng đầu vào và đầu ra của thị trường.
Chẳng hạn, số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người. Từ đó, cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,… dẫn đến tăng quy mô thị trường do đó việc GDP của các quốc gia nhập khẩu tăng lên là cơ hội tốt cho các nhà XK đẩy mạnh hoạt động XK của mình.
1.3.1.2 Môi trƣờng chính trị, luật pháp và chính phủ
Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ được đặc trưng bởi: chế độ chính trị; hệ thống pháp luật; chính sách đối nội và đối ngoại; đường lối phát triển kinh tế, xã hội…Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội kinh doanh và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị và pháp luật được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho ngành hàng, hay nhóm doanh nghiệp này, hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành hàng, hay nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế, thương mại có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược XK của doanh nghiệp.
Thêm vào đó là chính sách đối ngoại của nhà nước có tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu. Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, tham
21
gia vào các tổ chức kinh tế, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, hay ký kết hiệp định đối tác chiến lược có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ ngoại giao, từ đó ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu, làm tăng khả năng xâm nhập vào các thị trường mới..
1.3.1.3 Môi trƣờng văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội được dặc trưng những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nghề nghiệp; những phong tục tập quán truyền thống, những quan điểm; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… Khi tìm hiểu về môi trường văn hóa – xã hội ở nước xuất khẩu, các nhà quản trị cũng đặc biệt quan tâm đến các yếu tố về dân số, mật độ phân bố dân cư tại thị trường đó. Bởi lẽ, các đặc điểm về dân số không tách rời với môi trường văn hóa – xã hội. Người xưa có câu “Nhập gia tùy tục”, việc chúng ta XK hàng vào quốc gia khác cũng phải thấu hiểu cách họ sống, suy nghĩ, nhu cầu và thị hiếu của họ, vì thế chúng ta cần nghiên cứu kĩ các tác động của yếu tố này ở từng thị trường khác nhau không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả xu hướng vận động của nó.
1.3.1.4 Môi trƣờng khoa học công nghệ
Môi trường công nghệ được đặc trưng bởi sự ra đời của những công nghệ mới, những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), những vấn đề về bảo vệ sở hữu trí tuệ…Trong một thế giới phẳng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão, thì môi trường khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của doanh nghiệp. Thay đổi công nghệ cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới với tính năng, chất lượng vượt trội nhưng cũng chính thay đổi công nghệ có thể làm những sản hẩm hiện hữu bị lạc hậu chỉ sau một đêm.
Có thể nói khoa học công nghệ có thể giúp doanh nghiệp sản phẩm chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra các thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Mặc nhiên, sự thay đổi khoa học công nghệ sẽ tăng cường tính ưu thế của sản phẩm thay thế, đe dọa sản phẩm truyền thống, làm tăng áp lực cạnh tranh trong ngành. Sự bùng nổ của khoa
22
học công nghệ làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, đòi hỏi doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian khấu hao, rút ngắn quy trình R&D so với trước.
Như vậy, chỉ có những doanh nghiệp nào biết nắm bắt nhanh nhạy và áp dụng kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới tránh khỏi những thách thức của sự đổi mới công nghệ mang lại, từ đó tận dụng cơ hội thành công trên thương trường.
1.3.1.5 Môi trƣờng tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các đặc điểm như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ…có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh doanh XK của doanh nghiệp.
Ta có thể thấy rõ rằng một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên sẽ có điều kiện phát triển sản xuất trong nước thậm chí dư thừa để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như Việt Nam ta với điều kiện đất, nước, địa hình, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa. Nhờ đó đẩy mạnh sản xuất lương thực không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà có XK ra thị trường nước ngoài.
Tuy thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều giá trị nhưng cũng mang đến những thử thách. Hàng năm vẫn có rất nhiều cơn bão, sóng thần, động đất...Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động XK của doanh nghiệp. Ví dụ thấy rõ nhất là việc hàng hóa trên của các doanh nghiệp XK thường được vận chyển bằng đường biển, thiên tai bất ngờ xảy ra làm chậm chễ tiến trình giao hàng, và có thể làm tàu gặp nạn, gây tổn thất nặng nề. Bởi thế, trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
Tóm lại, các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu, trực tiếp tạo nên những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp phải thấu hiểu và dự báo được sự thay đổi của các yếu tố này trong từng giai đoạn để có những chiến lược XK phù hợp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
23
1.3.2 Nhóm các nhân tố môi trƣờng vi mô
Các nhân tố cơ bản thuộc môi trường vi mô gồm: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các ngành công nghiệp phụ trợ.
1.3.2.1 Nhà cung cấp
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu, đến chi phí, thậm chí cả sự khác biệt hóa sản phẩm. Trong hoạt động xuất khẩu, nhà cung cấp trước hết và đóng vai trò đặc biệt quan trọng là các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Doanh nghiệp XK phải tìm cách bảo đảm có được nguồn cung ứng nhập lượng đều đặn, chất lương cao với giá hạ. Bởi các nguồn nhập lượng đầu vào có thể ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, XK cà về số lượng, năng suất, chất lượng và hiệu quả do đó thể làm giảm độ tin cậy của doanh nghiệp XK trên thị trường quốc tế. Vì thế, cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
1.3.2.2 Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng được xem là tối cần thiết của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp muốn tồn tại phải đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Trong hoạt động xuất khẩu, khách hàng của doanh nghiệp càng có quy mô rộng và có nhiều nhu cầu, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Hơn thế, mỗi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở bảng danh sách khách hàng hiện tại mà còn phải thường xuyên cập nhật, nghiên cứu khách hàng tiềm năng nhằm gia tạo ra cho sản phẩm đón đầu thị trường xuất khẩu.
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trong đó đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh nghiệp đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp có
24
khả năng gia nhập ngành trong tương lai. Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Vì thế, theo Porter (1985, tr. 42), lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được; mức độ khó khăn, hay thuận lợi của việc gia nhập ngành phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Trong mậu dịch quốc tế, đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn, do đó khả năng thâm nhập thị trường càng khó khăn và thị phần của doanh nghiệp càng có nguyên cơ bị thu hẹp. Vì thế, các nhà kinh doanh XK cần xác định cho riêng mình một chiến lược cạnh tranh tối ưu thì mới có thể đứng vững trên thị trường quốc tế. Các chiến lược giúp doanh nghiệp có thể tận dụng được các ưu thế và hạn chế đối thủ hiện hữu và tiềm ẩn có thể là chiến lược khác biệt hóa, chi phí thấp, hoặc tận dụng các hiệu ứng về đường cong kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô.
1.3.2.4 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có c ng tính năng, giá trị dụng, hoặc