4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN
4.2. Mức độ ô nhiễm vi khuẩn nguồn nuớc sử dụng tại cơ sở giết
giết
mổ gia súc
Nước có vai trò quan trọng trong hoạt động giết mổ gia súc. Nước được dùng để tắm rửa gia súc trước khi giết mổ, vệ sinh trong quá trình giết mổ, vệ sinh nơi nuôi nhốt gia súc, nia thân thịt,...Giết mổ một con lợn trung bình cần 100 - 150 lít nước; trâu, bò cần 300 - 500 lít nước. Vì vậy, chất lượng vệ sinh nguồn nước sử dụng cho hoạt động giết mổ động vật có liên quan trực tiếp tới sự vấy nhiễm vi sinh vật vào thịt gia súc. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5452 - 1991) [42] quy định nguồn nước dùng cho giết mổ động vật phải là nước sạch (tổng số vi khuẩn hiếu khí < 300, chỉ số Coliindex: 20, và tuyệt đối không được có vi khuẩn Clostridium per/ringers và Salmonella, cũng như các vi khuẩn gây bệnh khác).
Kết quả kiểm tra nguồn nước sử dụng trong giết mổ tại các cơ sở giết mổ cho thấy, trong tổng số 30 mẫu nước kiểm tra đều chứa một lượng vi khuẩn hiếu khí và E.coli cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép, có 5/30 mẫu phân lập được vi khuẩn Staphylococcus aureus (chiếm 16,67%). Đặc biệt, có 3/30 mẫu phân lập được vi khuẩn Salmonella - một loại vi khuẩn không được phép có trong nguồn nước sử dụng cho hoạt động giết mổ. Trương Thị Dung (2000) [10] cho biết nguồn nước sử dụng cho hoạt động giết mổ động trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiễm khuẩn nặng, tổng số vi khuẩn hiếu khí cao hơn 2,55 - 3,44 lần tiêu chuẩn quy định, chỉ số coliindex cao hơn rất nhiều lần tiêu
Nguồn
nước Sô
mẫ
X±mx
Đánh giá X±mx Đánh giá Dươn Tỷ Dươ Tỷ
M ẫ u Tỷ lệ % M ầ u Tỷ lệ % Nước máy 10 464 ±6,81 04 40,00 79,1 ±2,81 03 30,00 0 00,00 0 0,00 Nước giếng 10 656 ±8,10 03 30,00 114,9 ±3,39 02 20,00 02 20,00 01 10,00 Nước bể chứa 10 1106 ± 10,52 0 00,00 168,5 ±4,10 0 00,00 03 30,00 02 20,00 Tổng 3 0 07 23,33 05 16,67 05 16,67 03 10,00
cao hơn 1,5 lần so với tiêu chuẩn. Có 3/10 mẫu đạt tiêu chuẩn E.coli (không tìm thấy vi khuẩn E.coli trong mẫu phân tích) chiếm 40%, chỉ số coliindex trung bình là 79,1 E.coliỊlít, cao gấp 4 lần tiêu chuẩn quy định. Không tìm thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus và Salmonella. Lê Thắng (1999) [35] cho biết nguồn nước máy sử dụng cho giết mổ động vật tại Khánh Hoà có tổng số vi khuẩn hiếu khí cao gấp 1,4 lần tiêu chuẩn vệ sinh, chỉ số coliindex cao gấp 11,9 lần so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân nguồn nước máy không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là vì nước được lấy chủ yếu từ các giếng khoan, các biện pháp xử lý tiệt trùng chưa được tốt, hệ thống ống dẫn, đầu vòi chưa được tiêu độc thường xuyên.
Kết quả kiểm tra mẫu nước giếng sử dụng tại các cơ sở giết mổ cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình là 656 vi khuẩn /ml (gấp 2,2 lần tiêu chuẩn vệ sinh), hầu hết các mẫu kiểm tra đều vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh, coliindex là 114,9 (gấp 5,7 lần so với tiêu chuẩn), có 2/10 mẫu nhiễm khuẩn
Staphylococcus aureus, có 1/10 mẫu nhiễm khuẩn Salmonella. Trong các mẫu nước giếng, có 3/10 đạt chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí (chiếm 30%), có 2/10 mẫu đạt chỉ tiêu vi khuẩn E.coli (chiếm 20%), có 9/10 mẫu đạt chỉ tiêu vi khuẩn Salmonella. Nguyễn Thị Thuý Nga (1997) [21] cho biết nguồn nước giếng sử dụng cho giết mổ tại Buôn Ma Thuột có chỉ số coliindex gấp 32,6 lần tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước giếng sử dụng cho giết mổ động vật tại Khánh Hoà có tổng số vi khuẩn hiếu khí cao gấp 2,3 lần tiêu chuẩn vệ sinh, chỉ số coliindex cao gấp 30 lần so với tiêu chuẩn [35]. Ngô Văn Bắc (2007) [2] chí có 13,33% số mẫu nước giếng khoan tại Hải Phòng đạt chỉ tiêu E.coli.
Nguyên nhân nước giếng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh là do nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng khơi, nông; nước không được lọc, khử trùng; một số gia đình đào giếng gần các công trình phụ và ao hồ nên nguồn nước
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra vi khuẩn nguồn nước sử dụng cho hoạt động giết mổ động vật
TCVS 5452-1991 <300 vk/ml <20 vk/lít 0
Ghi chú: TSVKHK: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, vk: Vi khuẩn
66
Kết quả kiểm tra các mẫu nước trong bể chứa tại các điểm giết mổ cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình là 1106 vi khuẩn /ml (gấp 3,7 lần tiêu chuẩn vệ sinh), coliindex là 168,5 (gấp 8,4 lần so với tiêu chuẩn). Trong các mẫu nước bể chứa, có 100% số mẫu không đạt chí tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí và coliindex, hầu hết các mẫu kiểm tra đều vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh, có 3/10 mẫu nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (chiếm 30%), đặc biệt có 2/10 mẫu nhiễm khuẩn Salmonella (chiếm 20%). Nước bê sử dụng cho giết mổ tại Buôn Ma Thuột có chỉ số coliindex gấp 49,5 lần tiêu chuẩn cho phép [21]. Tại Khánh Hoà có tổng số vi khuẩn hiếu khí cao gấp 5,1 lần tiêu chuẩn vệ sinh, chỉ số coliindex cao gấp 43,8 lần so với tiêu chuẩn [35]. Nguyên nhân nước bể chứa khôn2 đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh là vì nguồn nước sử dụng được chứa trong bể đặt ngay trong khu giết mổ, các bể chứa không có nắp đậy, quá trình sử dụng không đảm bảo vệ sinh, khi giết mổ thường dùng xô múc thẳng vào bé sau đó lại đặt xuống nền nhà, sàn giết mổ. Mặt khác một số cơ sở không thực hiện tốt vệ sinh định kỳ bể chứa, để nước lưu cửu lâu ngày...đó chính là các nguyên nhân làm ô nhiễm vi sinh vật vào nước.
Kết quả tổng hợp cho thấy, trong 30 mẫu nước kiểm tra chỉ có 7 mẫu đạt chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, chiếm 23,33%; 5 mẫu đạt chỉ tiêu coliindex, chiếm 16,67%; 5 mẫu dương tính với Staphylococcus aureus,
chiếm 16,67% và 3 mẫu dương tính với Salmonella, chiếm 10%. Như vậy, chỉ có 5/30 mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm tỷ lệ 16,67%.
Để khắc phục những tồn tại trên, các cơ sở giết mổ cần xây bế chứa ở trên cao đế dự trữ nước, bế phải có nắp đẩy, không xây bể quá gần nơi giết mổ,