Phưong pháp kiểm tra vi khuẩn có trong nước sử dụng cho giết mổ

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, một sô chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phô bắc giang và một sô huyện lân cận (Trang 32 - 34)

3. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.3.2.1. Phưong pháp kiểm tra vi khuẩn có trong nước sử dụng cho giết mổ

dụng cho giết mổ

Sử dụng phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm vi khuẩn nguồn nước theo

quy trình của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002) [47] và tiêu chuẩn Việt Nam 2680 (TCVN, 1978) [37].

* Phương pháp lấy mẫu

- Lấy mẫu nước tại vòi nước máy: cần mở nước chảy hết cỡ trong vòi 2 - 3 phút. Đóng vòi và khử khuẩn kỹ vòi nước bằng nhiệt độ bông cồn. Mở vòi cho nước chảy mạnh 1 - 2 phút rồi điều chính chảy vừa đủ để lấy mẫu vào chai nút mài 500 ml đã được hấp, sấy tiệt trùng. Thao tác lấy mẫu cần phải

trong chai mẫu, đậy nút mài và ghi nhãn lấy mẫu. Bao gói, bảo quản lạnh và đưa mẫu về phòng thí nghiệm.

* Phương pháp xác định vi khuẩn hiếu khí

Sử dụng phương pháp rót thạch để xác định vi khuẩn. Mẫu nước được pha loãng ở các đậm độ khác nhau: 10'1, 10'2, 10'3,...tuỳ theo độ sạch bẩn để quyết định mức độ pha loãng. Sử dụng pipet vô trùng chuyển 1 ml nước mẫu pha loãng vào giữa đĩa Petri, mỗi độ pha loãng cấy vào 2 đĩa. Rót vào mỗi đĩa pha loãng 12 - 15 ml môi trường thạch thường 45°c, xoay tròn đĩa theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay ngược lại để trộn đều môi trường với mẫu nước kiểm tra. Để địa thạch đông tự nhiên, lật úp đĩa Petri chuyển vào tủ ấm 37°c trong 24 giờ.

Đếm số khuẩn lạc mọc trên bề mặt đĩa thạch. Để tránh nhầm lẫn cần đưa đĩa thạch lên giá kính chia ô để đếm. Nếu vượt quá 300 khuẩn lạc /đĩa Petri thì loại bỏ và mẫu cần được pha loãng tiếp.

n

Trong đó: N: số lượng vi khuẩn trong 1 ml nước

A: Số khuẩn lạc trong 1 ml nước nguyên không pha loãng B: Số khuẩn lạc trong 1 ml nước ở độ pha loãng 10'1 C: Số khuẩn lạc trong 1 ml nước ở độ pha loãng 10'2 D: Số khuẩn lạc trong 1 ml nước ở độ pha loãng 10'3

n: Đậm độ pha loãng

- Mẫu pha loãng ở các đậm độ khác nhau: 10'1, 10'2, 10'3,...tuỳ theo độ sạch bẩn. Thông thường một mẫu nuôi cấy ở 3 đậm độ liên tiếp.

- Mỗi độ pha loãng phải nuôi cấy 5 ống môi trường canh thang CLP, để tủ ấm 42°c trong 24 giờ. Sau đó các ống môi trường chuyển màu từ hồng đỏ sang màu vàng và sinh hơi trong ống Durham thì ria cấy chuyển sang thạch Endo để tủ ấm 42°c trong 24 giờ.

Trên môi trường Endo khuẩn lạc xuất hiện màu ánh kim, đó có thể là khuẩn

lạc E.coli có nguồn gốc từ phân. Làm phản ứng IMVIC để định danh vi khuẩn.

Tính kết quả: ghi chép số liệu các ống dương tĩnh, tra bảng MPN tính số E.coli trong 1 lít nước (coliindex).

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, một sô chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phô bắc giang và một sô huyện lân cận (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w