5. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Tình hình lao động của công ty Cổ phần Thiên Tân giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Mặt hàng tiêu thụ
Công ty Cổ phần Thiên Tân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, ngành nghề kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú với nhiều nhóm hàng kinh doanh khác nhau trong đó chủ yếu là sản xuất đá và các sản phẩm khác như ngói, gạch, Domilote...
- Các loại đá chủ yếu:
+ Đá hộc: Kích cỡ đá bình quân 40cm3x40cm3x50cm3. Loại đá này phục vụ cho các công trình làm móng, kè chắn đất cát.
+ Đá hộc Xi măng: Loại đá này dùng để nghiền làm phụ gia xi măng. + Đá xúc ngang: Loại đá này bao gồm đất, đá, cát.
- Các sản phẩm khác
+ Sản phẩm ngói màu được công ty sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất với nhãn hiệu TITACO.
+ Các sản phẩm gạch Block, Terrezzo dùng cho trang trí ngoại thất với kích cỡ, mẫu mã, màu sắc phong phú.
+ Sản phẩm Dolomite và Super canxi phục vụ nuôi trồng thủy sản đang được tiêu thụ trên thị trường khắp cả nước đặc biệt là miền Tây Nam Bộ.
- Ngoài ra công ty còn có kinh doanh xăng dầu và vật liệu xây dựng, dịch vụ khoan, nổ mìn, phá đá; dịch vụ vận tải; lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước.
2.2.2. Tình hình lao động của công ty Cổ phần Thiên Tân giai đoạn 2012-2014 2014
Tình hình lao động của công ty Cổ phần Thiên Tân giai đoạn 2012-2014 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty Cổ phần Thiên Tân giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: người)
(Nguồn: Công ty Cổ phần Thiên Tân, xử lý số liệu)
Kết quả phân tích ở bảng 2.1 cho thấy số lượng lao động của công ty giai đoạn 2012-2014 đều trên 225 người (từ 200 đến 300 người được coi là công ty có quy mô vừa). Nhìn chung trong giai đoạn này số lượng lao động của công ty không có biến động nhiều. Năm 2013 số lao động là 240 người tăng 15 người so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 6,67%. Nguyên nhân là do trong năm 2013, công ty làm ăn có hiệu quả nên số lao động tăng lên, lượng tăng chủ yếu là thuộc đối tượng lao động phổ thông. Năm 2014 số lượng lao động là 230 người giảm 10 người so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,16% do việc kinh doanh không được hiệu quả như trong năm 2014, số lượng lao động được cắt giảm đi.
Cơ cấu lao động phân theo các yếu tố như trình độ, tính chất công việc, giới tính, hình thức tuyển dụng là khác nhau. Cụ thể là:
Phân theo giới tính:
Do đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp nên số lượng công nhân chủ yếu là nam, lao động nữ chiếm tỷ trọng thấp. Lao động nam năm 2013 là 172 người tăng 8 người tương ứng với tỷ lệ tăng 4,88% so với năm 2012, sang năm 2014 số lao động nam là 165 người, giảm 7 người tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,3% so với năm 2013. Số lượng lao động nữ qua các năm cũng biến động tăng giảm tương ứng với sự biến động của số lượng lao động. Năm 2013 con số này là 68
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh l2013/2012 ệch Chênh l2014/2013 ệch Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ % (+/-) % (+/-) % Tổng lao động 225 100 240 100 230 100 15 6,67 (10) 4,16 Phân theo trình độ học vấn Đại học và sau đại học 22 9,78 25 10,42 27 11,74 3 13,64 2 8 Cao đẳng 7 3,1 4 1,66 2 0,87 (3) (29,2) (2) 50,0 Trung cấp chuyên nghiệp 18 8,0 19 7.92 19 8,26 1 (5,5) 0 0 Lao động phổ thông 178 79,11 192 80.0 182 79,13 14 7,86 (10) (5,2)
Phân theo giới tính
Nam 164 72,89 172 71,67 165 71,74 8 4,88 (7) (4,3) Nữ 61 27,11 68 28,33 65 28,26 7 11,47 (3) (4,9)
người tăng 7 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,47%, năm 2014 con số này là 65 giảm 3 người so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,9%.
Phân theo trình độ:
Lực lượng lao động trong công ty đa phần được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn và kinh làm việc lâu năm. Trong 3 năm từ 2012-2014 công nhân viên có trình độ đại học, sau đại học là 27 người tăng 2 người so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ là 13,46%. Năm 2014 lao động có trình độ đại học và sau đại học là 27 người tăng 2 người so với tỷ lệ tăng là 8%. Bên cạnh đó số lượng lao động có trình độ cao đẳng lại giảm xuống, năm 2013 là 4 người giảm 3 người so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,2%, năm 2014 con số này là 2 người giảm 2 người so với năm 2013. Điều này cho thấy công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động ngày càng được chú trọng.