Nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn trong các văn bản pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để cha, mẹ và những đối tượng liên quan áp dụng thực hiện. Mặc dù quan hệ pháp Luật HN&GĐ có chứa đựng yếu tố tình cảm và đạo đức, nhưng quan hệ này vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Sau khi ly hôn, con là đối tượng bị ảnh hưởng rất lớn về cả tâm lý và điều kiện sống; vì vậy cần được pháp luật bảo vệ. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là cơ sở pháp lý để các con được bảo vệ khi mái ấm gia đình của của chúng không còn tồn tại, hạn chế tối đa các trường hợp khi cha mẹ không tự nguyện thực hiện trách nhiệm của họ với con. Ngoài ra, quy định này còn tạo điều kiện cho các tổ chức, cơ quan chức năng có quyền can thiệp khi có hành vi vi phạm quyền trẻ em trong quan hệ này. Đồng thời phản ánh đầy đủ được tinh thần của các nguyên tắc và nội dung của các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên. Các ngành luật có liên quan đến nội dung quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn chính là một phần nội dung của quyền trẻ em nhiều hơn cả là Luật BVCS&GDTE, Luật trẻ em, Luật HN&GĐ, Bộ luật lao động…Mỗi ngành luật đều cụ thể hóa vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong một lĩnh vực nhất định. Tất cả đều dựa trên tinh thần các nguyên tắc và các nhóm quyền quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Hệ thống pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn chính là một phần nội dung của pháp luật về bảo vệ quyền và trẻ em ở nước ta đã góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cùng với các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật khác, pháp luật về trẻ em đã liên tục được đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
72
cầu của cuộc sống. Qua đó, thấy được tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. BVCS&GDTE là đường lối nhất quán, xuyên suốt sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc đã khẳng định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là do con người, cho con người và vì con người. Trong đó, vấn đề BVCS&GDTE được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em trong đó có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn góp phần thực hiện chủ trương, đường lối này. Đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính phù hợp, khả thi của các quy định pháp luật ngày càng được nâng cao, nhằm dành cho trẻ em những lợi ích tốt nhất trên cơ sở trách nhiệm đạo đức và pháp luật của cha mẹ, gia đình và toàn xã hội. Trên cơ sở đảm bảo thực thi, các quy định của pháp luật vừa thể hiện được tính nghiêm minh, vừa có tính giáo dục sâu sắc.
Thứ nhất,Luật HN&GĐ năm 2014 đã có hẳn một điều luật quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn “Việc trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này”(Điều 58). Đây là một điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000. Việc thâu tóm tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về chăm sóc nuôi dưỡng con sau ly hôn này đã khẳng định rõ trách nhiệm mà cha mẹ phải thực hiện với con trong một điều luật mang ý nghĩa bắt buộc cao hơn. Điều này cho thấy vai trò của cha mẹ ngày càng được đề cao và tránh trường hợp cha, mẹ thực hiện thiếu sót do điều luật còn rải rác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Thứ hai, quyền trực tiếp nuôi con thuộc về ai sau khi ly hôn, các Tòa án đã áp dụng chính xác những quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, khi giải quyết vấn đề này phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của con. Ví dụ: Trường hợp ly hôn của anh Lê Phước Lâm (sinh năm 1986) và chị Trần Thị Minh Sương (sinh năm 1985) đều có hộ khẩu thường trú tại: xã Trung An, huyện Củ Chi, thành
73
phố Hồ Chí Minh. Chị Trần Thị Minh Sương và anh Lê Phước Lâm kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn theo giấy chứng nhận kết hôn số 24, quyển số 01/2008 do Ủy ban nhân dân xã Trung An, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh cấp. Trong quá trình chung sống với nhau anh Lâm và Chị Sương phát sinh nhiều mâu thuẫn, thường xuyên bất đồng quan điểm nên đã sống ly thân từ năm 2010 đến nay. Đến năm 2013, anh Lâm khởi kiện xin ly hôn và mong muốn được nuôi 02 con chung là cháu: Lê Thị Hồng Yến, sinh ngày 19/4/2008 và Lê Trần Nhật Quy, sinh ngày 17/6/2010 do chị Sương trực tiếp nuôi dưỡng từ năm 2010 cho đến nay, anh Lâm yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con chung với lý do chị Sương đi làm về muộn, thường xuyên tăng ca không có thời gian lo cho con và chị Sương hiện đang chung sống cùng người đàn ông khác sẽ không chăm sóc tốt cho các con và các con phải sống với người đàn ông không thương yêu các con. Đồng thời anh Lâm cũng không yêu cầu chị Sương cấp dưỡng nuôi con. Theo Bản án số 11/2014/HNGĐ-ST ngày 24/03/2014 thụ lý ngày 10/02/2013 của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, xét thấy sau khi anh Lâm và chị Sương ly thân từ năm 2010 đến nay hai con chung đều do chị Sương trực tiếp nuôi dạy tốt, hai con chung được ăn học và phát triển bình thường. Hiện nay chị Sương có công ăn việc làm ổn định, mức lương thu nhập khoảng từ 3.500.000 đồng (ba triệu năm trăm ngàn đồng) mỗi tháng cho đến 4.500.000 đồng (bốn triệu năm trăm ngàn đồng) mỗi tháng. Mặt khác, cháu Yến hiện mới 06 tuổi, cháu Quy 04 tuổi còn nhỏ. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của anh Lâm là đề nghị được trực tiếp nuôi hai con chung và giao cho chị Sương có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng hai cháu Yến và Quy. Về cấp dưỡng nuôi con: chị Sương không yêu cầu anh Lâm cấp dưỡng nuôi con, còn anh Lâm cũng không đồng ý cấp dưỡng nuôi con nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết. Trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện Củ Chi đã quyết định việc nuôi con trên cơ sở lợi ích của con vì sau khi ly thân trong một khoảng thời gian dài hai con chung là do chị Sương nuôi dưỡng và chăm sóc và anh Lâm không quan tâm đến con nên để anh Lâm nuôi con, các con của anh sẽ không được chăm
74
sóc một cách tốt nhất. Đồng thời con chung của của anh chị còn nhỏ rất cần có sự chăm sóc, giáo dục phù hợp với người phụ nữ.[31]
Việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung của vợ chồng khi Bản án có hiệu lực được coi là một bước ngoặt lớn của con. Bởi lẽ, con chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của người nuôi dưỡng chúng. Nhưng vì lý do nào đấy mà người trực tiếp nuôi con không thể tiếp tục nuôi dưỡng con trong hoàn cảnh tốt nhất và tạo điều kiện cho con phát triển hơn. Do đó, bên cạnh vấn đề ai là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn, thì việc thay đổi người thực hiện quyền này cũng là vấn đề đang được quan tâm trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay.
Ví dụ: Vụ án ly hôn giữa bà Nguyễn Thị Mon và ông Hoàng Văn Đỉnh. Theo đơn khởi kiện về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con, ngày 16/10/2015, bà Mon và ông Đỉnh đã ly hôn theo Bản án số 30/2014/HNGĐ-ST ngày 30/09/2014 của Tòa án nhân dân Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định của Bản án về con chung, ông Đỉnh được quyền trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con chung của ông bà là Hoàng Minh Anh sinh ngày 17/08/2006 và Hoàng Minh Anh Nam sinh ngày 08/06/2008. Tuy nhiên, ông Đỉnh không trực tiếp nuôi con mà lập giấy ủy quyền có chứng thực ngày 30/06/2015 cho em gái là bà Hoàng Thị Kim nuôi cả hai con vì lý do ông Đỉnh bận công việc. Bà Mon đến thăm hai con nhưng bị cản trở, gây khó khăn trong tiếp cận với con và việc học hành của con. Sau khi có đủ điều kiện để nuôi dạy các con tốt hơn vì bà có nhà đất riêng, có thu nhập ổn định từ nhiều nguồn khác nhau, nghề nghiệp của bà không bị giới hạn về thời gian nên có thể chăm sóc con tốt. Do vậy, bà yêu cầu được trực tiếp nuôi cả hai con là Anh và Nam cho đến khi con đủ 18 tuổi, yêu cầu ông Đỉnh cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng là 3.000.000đ (ba triệu đồng). Tại Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST ngày 22 tháng 01 năm 2016, Tòa án nhân dân Quận 2 đã xử: Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn là bà Mon được trực tiếp nuôi con chung tên Hoàng Minh Anh. Ông Đỉnh trực tiếp nuôi con chung tên Hoàng Minh Anh Nam. Ngày 01/02/2016 bà kháng cáo yêu cầu sửa toàn bộ Bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Mon là được
75
nuôi cả hai con chung. Tại cấp phúc thẩm, Tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ vào các tài liệu chứng cứ để xác định ai là người có đủ điều kiện để nuôi con. Cụ thể, theo trình bày của nguyên đơn, bà Mon có hoàn cảnh kinh tế đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con là có cơ sở. Về phía bị đơn, căn cứ vào biên bản của Công an phường Trung Dũng và kết quả xác minh của Tòa án Quận 2, ông Đỉnh đã nhiều lần có hành vi hạn chế quyền thăm nom hai con của bà Mon và không chứng minh được việc bà Mon thăm con làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của con. Do vậy hành vi hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con theo Khoản 3 Điều 82; Khoản 2 Điều 83 Luật HN&GĐ năm 2014. Việc ông Đỉnh ủy quyền cho bà Kim là trái với Quyết định tại Bản án số 30/2014/HNGĐ-ST của Tòa án nhân dân Quận 2 và không phù hợp với Điều 81, Điều 106 Luật HN&GĐ năm 2014 và thể hiện ông Đỉnh không đủ khả năng tự mình nuôi dưỡng, chăm sóc con. Vì vậy Tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận cho bà Mon được trực tiếp nuôi hai con chung là Hoàng Minh Anh và Hoàng Minh Anh Nam.
Như vậy, kể từ sau khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành, việc giải quyết các vụ án ly hôn nói chung và việc đảm bảo quyền lợi con khi cha mẹ ly hôn nói riêng đã được Toà án giải quyết hợp lý và chính xác. Quyền lợi của con được đảm bảo trên thực tế. [29]
Thứ ba, về vấn đề cấp dưỡng, Luật HN&GĐ năm 2014 đã căn cứ vào sự công bằng, lợi ích của cả cha mẹ và con để đưa ra những quy định mới, sửa đổi những hạn chế của quy định cũ.
Về đối tượng được cấp dưỡng, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Theo quy của Luật HN&GĐ năm 2000, đối tượng là các con được pháp luật
bảo vệ khi cha mẹ ly hôn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lại bao gồm "con chưathành
niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Có thể thấy, đối tượng được
76
bảo vệ khi cha mẹ ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 quá rộng một cách không cần thiết và có sự trùng lặp. Thực tế không phải người thành niên khuyết tật nào cũng phải sống dưới sự nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ, rất nhiều người khuyết tật vẫn có khả năng lao động, có công việc ổn định với thu thập hoàn toàn có thể nuôi sống bản thân thậm chí còn đem lại nguồn thu để sinh hoạt cho cả gia đình.
Điển hình là trường hợp của anh Dương Đồng trú tại thôn Phú Long, Kỳ Phú, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là một trong số những người thành niên khuyết tật cả đôi chân. Mặc dù bị liệt cả hai chân do gặp tai nạn nhưng anh Đồng đã tự mình làm việc, có tài sản riêng thông qua việc mở trang trại chăn nuôi. Kết quả là anh Dương Đồng đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí mỗi năm vợ chồng anh chị thu về gần 300 triệu đồng, không phụ thuộc vào cha mẹ và chính anh còn nuôi được cả gia đình của mình và hỗ trợ lao động trong xóm. [33]
Nhận thức được những vấn đề chưa thật sự hợp lý trong quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000nên nhà làm luật đã sửa đổi quy định đó cho phù hợp với thực tiễn về đối tượng được cha mẹ cấp dưỡng sau ly hôn là: con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc sửa đổi này mang ba ý nghĩa quan trọng.
Một là, về mặt hình thức để áp dụng điều luật thì được quy định chặt chẽ và
rõ ràng hơn đối với đối tượng thành niên thông qua cụm từ “không còn khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Bởi lẽ, ngoài người khuyết tật ra thì
theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2005 thì: “Khi một người do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”. Mặt khác, đối với con là người thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ cho con chính là cha hoặc mẹ khi họ chưa có vợ hoặc chồng. Nhưng trong trường hợp người con này lại có tài sản riêng và số tài sản này có đủ khả năng nuôi sống chính bản thân người đó. Lúc này, con thành niên bị mất năng lực hành vi tuy không có khả năng lao động nhưng vẫn có thể tự nuôi mình thì họ cũng không được
77
coi là phụ thuộc vào gia đình. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã thay đổi quy định của luật một cách linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát thực tế.
Hai là, nếu như theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000 thì đối tượng được cấp dưỡng rộng và không phù hợp thì Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra quy định đúng đắn và hợp lý đã phần nào giảm bớt gánh nặng quyền và nghĩa vụ về tài chính của cha, mẹ đối với con sau ly hôn về việc cấp dưỡng.
Ba là, việc sửa đổi, bổ sung của Luật HN&GĐ hiện hành này không chỉ thúc đẩy con thành niên bị khuyết tật còn khả năng lao động hay người thành niên mất năng lực hành vi dân sự có tài sản nuôi sống bản thân có ý chí vươn lên và không tạo cho họ thói quen dựa dẫm vào cha, mẹ. Theo đó những đối tượng này sẽ không cảm thấy bị áp lực tâm lý từ bên ngoài khi nghĩ bản thân họ là gánh nặng cho cha, mẹ.
Về đối tượng yêu cầu cấp dưỡng: Tại Điều 119 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là: người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ đều có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con sau ly hôn. Có thể hiểu: không chỉ có người trực tiếp nuôi con mới có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 107Luật HN&GĐ năm 2014 thì: “Nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này”. Như vậy, nếu nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa ông bà với cháu, giữa anh chị em với nhau trong trường hợp con của cha mẹ không có người cấp dưỡng thì họ cũng có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ. Quy định này không những đảm bảo cho quyền và