So với quyền và nghĩa vụ về nhân thân thì quyền và nghĩa vụ về tài sản được tiếp cận khá sớm, ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, trong các bộ dân luật đã có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của cha mẹ khi ly hôn. Tại Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn nội dung này tiếp tục được đề cập đến: “Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng nhau chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tùy theo khả năng của mình” (Điều 6)[2]. Quy định này còn mang tính chất chung chung và chưa có những ràng buộc trách nhiệm cụ thể, cả hai vợ chồng phải cùng chịu phí tổn nuôi con nhưng với mức đóng góp lại “tùy theo khả năng”. “Tùy theo khả năng” là một cụm từ khá mơ hồ khi nhìn nhận dưới khía cạnh pháp luật, bởi việc xác định khả năng của vợ và chồng là rất khó khăn trên thực tế. Hạn chế này đến văn bản pháp luật HN&GĐ đầu tiên của Việt Nam năm 1959 vẫn không có
30
giáo dục con, mỗi người tùy theo khả năng của mình. Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc góp phần vào phí tổn nuôi nấng giáo dục
con” (Điều 32).
Luật HN&GĐ năm 1986 có nhiều điểm tiến bộ đã khắc phục được những
khó khăn trong việc xác định trách nhiệm đóng góp nuôi con: “Nếu trì hoãn hoặc
lẩn tránh việc đóng góp thì Tòa án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó”. Ngoài ra Luật còn mở rộng thêm một số nội dung như: Cha mẹ quản lý tài sản của con chưa thành niên, cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành thay thế Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện sự tiến bộ và hoàn thiện của pháp luật về các nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em cũng như quy định cụ thể vấn đề quyền và nghĩa vụ về tài sản của cha mẹ đối vớicon sau ly hôn.[21, tr28-30]