Hạn chế quyền củacha mẹ đốivới con chƣa thànhniên

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 71 - 75)

Thực tế cho thấy bên cạnh những người cha, người mẹ luôn dành tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chu đáo, thì cũng có những người cha người mẹ không làm tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với con, thậm chí còn có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của con hoặc có lối sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của con. Đặc biệt là đối với con chưa thành niên. Bởi chúng là những đứa trẻ đang ở độ tuổi hình thành và phát triển về thể chất và nhân cách, chúng rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo do khả năng nhận thức còn bị hạn chế, tầm nhìn còn hạn hẹp. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của con chưa thành niên nói riêng, cho trẻ em nói chung có được cuộc sống khỏe mạnh về thể chất cũng như lành mạnh về tinh thần pháp luật đã quy định biện pháp chế tài khi cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền của con hoặc khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những công việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con.

Tại Điều 85 Luật HN&GĐnăm 2014 quy định:

“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc

66

đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này

Theo quy định tại Điều 85 nêu trên, có thể thấy Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con.

Mỗi cá nhân đều có quyền đối với sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình. Quyền này được nhà nước bảo vệ thông qua quy định của pháp luật. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và sức khỏe của người khác là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Đối với con chưa thành niên cha, mẹ là người có trách nhiệm đầu tiên tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, rất nhiều cha, mẹ có hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con chưa thành niên bằng những hành động như: hành hạ, ngược đãi, đánh đập, hoặc những hành vi khác gây tổn hại đến sức khỏe hay những hành vi lăng mạ, chửi mắng…với mục đích xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con chưa thành niên làm cho con xấu hổ trước đám đông. Theo quy định của BLHS thì tất cả những hành vi cố ý nêu trên của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có thể sẽ cấu thành các tội như: tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe (Điều 104), tội làm nhục người khác (Điều 121), tội ngược đãi, hành hạ (Điều 151),…Vì thế, sau khi ly hôn cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con chưa thành niên nhưng họ lại không những không bảo vệ mà còn có hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ này thì họ sẽ bị kết án về các tội này, bên cạnh việc kết án về mặt hình sự thì đay cũng là một trong các căn cứ để Tòa án hạn chế quyền của họ đối với người con mà họ đã vi phạm.

Thứ hai, cha mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đối với con chưa thành niên việc tự bảo vệ và nuôi sống bản thâncòn rất hạn chế. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cha, mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, khi cha mẹ vi phạm về nghĩa

67

vụ này đối với con chưa thành niên ở mức độ nghiêm trọng sẽ là căn cứ để Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ. Vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chưa thành niên được thể hiện dưới hình thức như: Cha, mẹ bỏ rơi con; cha, mẹ lạm dụng và bóc lột sức lao động của con…hay vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng do có tài sản điều kiện nhưng lại không dùng tài sản đó để cung cấp đủ vật chất, nhu cầu thiết yếu đảm bảo cuộc sống thường ngày cho con gây hậu quả nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con chưa thành niên. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm không thực hiện nghĩa vụ về giáo dục hoặc quá lạm dụng quyền giáo dục gây ảnh hưởng xấu đến trí tuệ và đạo đức gây hại cho bản thân, cho người khác và xã hội hoặc ép con học khiến con vào trạng thái trầm cảm, khủng hoảng tâm lý nặng nềdẫn đến những hành động dại dột như tự tử, bỏ nhà đi…hay khi con có những hành động sai trái cha, mẹ đã không quan tâm, lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân mà dùng những lời nói xúc phạmcon. Tuy nhiên việc đưa ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong trường hợp này là vấn đề khó với Tòa án. Bởi giáo dục mang tính trừu tượng, để nhận định hành vi của cha mẹ có vi phạm nghiêm trọng hay không là vấn đề phức tạp.

Thứ ba, cha, mẹ có hành vi phá tài sản của con.

Sau khi ly hôn, tài sản riêng của con chưa thành niên sẽ do người trực tiếp nuôi dưỡng quản lý và điều này đã được Luật HN&GĐ năm 2014 công nhận. Do con chưa thành niên chưa phát triển toàn diện về khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi nên khả năng quản lý khối tài sản còn bị hạn chế. Vì vậy khi quản lý tài sản riêng của con cha, mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, không cho khối tài sản đó bị xâm hại, không để tài sản bị mất mát, hư hỏng hay giảm sút. Thực tế có rất nhiều cha, mẹ hay người trực tiếp nuôi con khi tài sản của mình không đủ sử dụng cho việc cá nhân nên đã lấy tài sản của con ra để đảm bảo cho nhu cầu của bản thân. Vậy đối với những trường hợp cha, mẹ có hành vi cố ý dùng tài sản của con không đúng mục đích vì lợi ích của con chưa thành niên mà dùng để phục vụ cho bản thân người quản lý tài sản sẽ bị coi là căn cứ để Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

68

Thứ tư, cha mẹ có lối sống đồi trụy.

Cha, mẹ chính là tấm gương sáng cho con soi, học hỏi và dạy cho con những kiến thức cơ bản của cuộc sống giúp con vượt qua những khó khăn mà con vấp phải trong cuộc sống. Đồng thời cha, mẹ chính là người có trách nhiệm tạo cho con một môi trường sống lành mạnh để con phát triển về nhân cách và đạo đức. Do đó, khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy, tức cha, mẹ có lối sống lệch lạc, có những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, người con sẽ có môi trường sống không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của con. Bởi con đang ở lứa tuổi chưa thành niên, đang phát triển về tâm sinh lý và nhân cách chúng sẽ rất dễ tiếp thu lối sống lệch chuẩn đó từ cha, mẹ dẫn đến đạo đức không tốt và có những suy nghĩ sai lầm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của người chưa thành niên là người có cha, mẹ thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật.

Thứ năm, cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Hiện nay có không ít cha, mẹ vì lợi nhuận, vì sức hút đồng tiền mà quên đi trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình họ không những không bảo vệ cho con một môi trường sống tốt, hướng và giáo dục cho con tuân thủ pháp luật, các chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn xúi giục con, ép buộc con, lôi kéo con thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạncha, mẹ ép con bán dâm, buôn ma túy, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, ép con đi ăn xin…Đối với trường hợp cha mẹ có những hành vi, lời nói, thái độ thể hiện sự kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh…tác động đến ý chí, tư tưởng, gây ra những vết thương khó lành cả về thể chất lẫn tinh thần cho con chưa thành niên, Tòa ánsẽhạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con được đặt ra đối với cả người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con, nếu có những hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên theo Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014. Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích của con chưa thành

69

niên khi người trực tiếp nuôi dưỡng con bị hạn chế quyền của cha, mẹ thì vấn để thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được đặt ra.

Mặt khác, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn chế một số quyền của cha, mẹ chứ không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha mẹ với con. Bởi mối quan hệ giữa cha mẹ và con là mối quan hệ cùng huyết thống thiêng liêng và gắn bó sâu sắc với nhau và rất khó chia cắt. Vì thế, khi cha mẹ bị Tòa án kết án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì họ sẽ không được thực hiện một số quyền với con của mình như: không được chăm sóc, giáo dục, đại diện theo pháp luật cho con...Cha mẹ chỉ không được thực hiện một số quyền này trong một thời gian nhất định chứ không kéo dài mãi mãi và chấm dứt mối quan hệ giữa cha mẹ với con. Và khi hết thời hạn đó, cha mẹ lại được thực hiện những quyền với con của mình.

Như vậy, việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được hiểu là: Tòa án ra quyết định buộc cha, mẹ không được thực hiện một số quyền đối với con khi cha, mẹ không thực hiện một số quyền đối với con khi cha, mẹ cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, có lối sống đồi trụy…Các cá nhân hay cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án ra quyết định này.

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)