Nghĩavụ và quyền củacha mẹ trong việc quản lý, định đoạt tài sản riêng của

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 63)

Về quản lý tài sản của con: Sau khi cha mẹ ly hôn thì người quản lý tài sản cho con là người cha (người mẹ) trực tiếp nuôi dưỡng con. Vì người trực tiếp nuôi con là người chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo nhu cầu ăn, mặc học hành hàng ngày của con. Tài sản riêng của con được dùng để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai của con nên quyền quản lý tài sản của con thì khi con còn nhỏ hay đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự mà được người khác tặng cho hay được thừa kế di sản thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về người con; cha mẹ sẽ được quyền quản lý tài sản cho con. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2014, nếu con đã đủ 15 tuổi trở lên thì có quyền tự mình hoặc nhờ người khác quản lý tài sản của riêng mình. Cha mẹ không có nghĩa vụ phải quản lý tài sản riêng cho con trong trường hợp này. Nếu con có yêu cầu cha mẹ quản lý thì khi đó nó trở thành quyền chứ không phải nghĩa vụ của cha mẹ. Do đó, đối với trường hợp con đủ 15 tuổi trở lên có tài sản riêng mà không yêu cầu cha mẹ, cụ thể là người trực tiếp nuôi con để mình quản lý thì người đó cũng không có quyền ép buộc con để mình quản lý số tài sản đó. Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, ở độ tuổi này con đã có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tương đối đầy đủ. Theo Điều 20 BLDS năm 2005 thì người đủ 15 tuổi có thể tự mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trừ một số trường hợp. Như vậy, người con ở độ tuổi này được pháp luật thừa nhận có điều kiện để tạo ra tài sản, thì cũng được pháp luật đảm bảo quyền quản lý, định đoạt tài sản do chính mình làm ra hoặc có được. Tuy nhiên trong trường hợp, con từ đủ 15 tuổi trở lên không tự quản lý tài sản riêng của mình thì có thể nhờ cha, mẹ quản lý.

Trong trường hợp con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì tài sản riêng của con được giao cho người cha, người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con quản lý, hoặc cha, mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý. Con dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự không nhận thức đầy đủ, hoặc không nhận thức được hành vi của mình, nên việc quản lý, định đoạt tài sản có thể gây ảnh hưởng không

58

tốt, thiệt hại về tài sản. Do vậy, pháp luật quy định quản lý tài sản của con trong trường hợp này là nghĩa vụ của cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản của con, nhưng việc quản lý tài sản của cha mẹ phải dựa trên sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng của con, tránh hiện tượng xâm hại, lạm dụng quyền làm cha, mẹ để quản lý, định đoạt tài sản của con ảnh hưởng quyền sở hữu tài sản của con.

Theo quy định của pháp luật, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng có quyền quản lý tài sản của con. Tại khoản 3 Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con nếu người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trong trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014 thì cha mẹ cũng có thể không được quản lý tài sản riêng của con từ một đến năm năm, nếu cha mẹ đã bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con.

Về quyền định đoạt tài sản riêng của con, Điều 77 Luật HN&GĐ năm2014

quy định: “1.Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con

dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.”

Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi do cha, mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng quản lý. Người trực tiếp nuôi dưỡng là người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hàng ngày nên pháp luật cho phép cha hoặc mẹ không những có quyền quản lý mà người trực tiếp nuôi dưỡng còn có quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng của con dưới 15 tuổi. Cha mẹ chỉ được sử dụng tài sản của con để chăm sóc con và sử dụng cho những nhu cầu cần thiết, hợp lý như: về ăn, mặc, ở, học hành…của con để đảm

59

bảo cho con phát triển bình thường về tâm sinh lý. Khi thực hiện quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới 15 tuổi cha mẹ phải chi tiêu vì mục đích đảm bảo quyền lợi về kinh tế của con. Tuy nhiên, trong trường hợp con đủ 09 tuổi trở lên, việc định đoạt tài sản của con phải tính đến nguyện vọng của con. Quy định này xuất phát từ trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng, quyền được bày tỏ ý kiến của con. Do vậy, mọi quyết định về định đoạt tài sản riêng của con đủ 09 tuổi cần phải tính đến nguyện vọng của con.

Theo khoản 2 Điều 77 nêu trên thì khi con đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng của mình. Nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì cần có sự đồng ý của cha mẹ. Điều này cũng nhằm bảo vệ tài sản cho người con. Bởi ở độ tuổi dưới 18, con người vẫn chưa thực sự tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống để tham gia các hoạt động kinh doanh sản xuất. Do đó rất cần có sự tư vấn giúp đỡ của cha mẹ, tránh gây ra những thiệt hại đáng tiếc.

So với Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật hiện hành đã mở rộng đối tượng có quyền định đoạt tài sản đối với con. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý và định đoạt theo quy định về quyền của người giám hộ tại Điều 68 của BLDS năm 2005:

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc con có tài sản riêng không còn xa lạ, cha mẹ phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền này của con. Trong việc quản lý, định đoạt tài sản của con, cha mẹ có nghĩa vụ thực hiện vì quyền lợi hợp pháp của con và tuân thủ theo những quy định của pháp luật.

2.2.3. Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của một người phát sinh khi có đầy đủ yếu tố: Có thiệt hại xảy ra - Có hành vi trái pháp luật - Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật - Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại (theo Điều 604 BLDSnăm 2005). Nhằm đảm

60

bảo quyền lợi của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra, pháp luật buộc cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với hành vi có lỗi gây thiệt hại của con.

Mặt khác, tại Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2014 thì: “Cha mẹ phải bồi thường

thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự”. Pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không căn cứ cha, mẹ có lỗi hay không trong việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng con. Căn cứ vào khả năng nhận thức nhất định tùy theo độ tuổi của con, pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra được xác định như sau (Điều 606 BLDS năm 2005):

Một là: con chưa thành niên dưới 15 tuổi, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của chính mình. Trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có tài sản riêng thì lấy tài sản đó đề bồi thường phần còn thiếu.

Hai là: con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý mà các cơ sở này có lỗi trong việc quản lý để người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải hên đới cùng với cha, mẹ bồi thường; nếu các cơ sở này không có lỗi thì cha mẹ phải tự bồi thường.

Ba là: con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; chỉ khi tài sản riêng của con không đủ để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của minh. Ở độ tuổi này, con đã có năng lực hành vi dân sự tương đối đầy đủ có thể tự mình tham gia, xác lập giao dịch dân sự và phải tự chịu trách nhiệm pháp lý do những hành vi của mình gây ra, nên pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi có lỗi gây thiệt hại của mình gây ra. Cha, mẹ chỉ có trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu nếu tài sản của con không đủ để bồi thường.

61

Quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra thực chất là việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong BLDS năm 2005 vào Luật HN&GĐ, nó giúp chúng ta nhận biết rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ đối con. Sau khi ly hôn, dù cha mẹ không thể cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con nhưng về bản chất nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con vẫn không hề thay đổi. Vì thế khi con gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ đối với hành vi gây thiệt hại có lỗi của con gây ra trong các trường hợp trên vẫn không hề thay đổi. Người trực tiếp nuôi dưỡng và người không trực tiếp nuôi dưỡng đều phải có trách nhiệm bồi thường ngang nhau đối với khoản bồi thường thiệt hại của con gây ra. Cha mẹ có thể thỏa thuận với nhau để việc bồi thường thiệt hại do hành vi có lỗi của con gây ra được nhanh chóng kịp thời, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.3.Nghĩa vụ của cha mẹ trong một số trƣờng hợp khác 2.3.1. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiên từ yếu tố tình cảm, xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi. Người nuôi con nuôi muốn thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ để thoả mãn những nhu cầu nhất định của bản thân và gia đình. Bản thân người nhận nuôi con nuôi mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong muốn của mình trong việc nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là do chính bản thân người nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ động và hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lí của nó. Song sự tự nguyện đó phải xuất phát từ nhu cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi con nuôi và phù hợp với lợi ích của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp pháp. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lí. Vì thế để bảo đảm quyền và lợi ích cho

62

người được nhận nuôi pháp luật nước ta đã quy định về quyền và nghĩa vụ của cha

mẹ nuôi với con nuôi như sau: “Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ

của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi”(Điều 78 Luật HN&GĐ

năm 2014). Ngoài ra, Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Kể

từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về HN&GĐ, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan’’ . Như vậy, điều này điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và kế thừa Điều 78 của Luật HN&GĐ năm 2014. Nghĩa là kể từ thời điểm đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên, mất năng lực hành vi...Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ bị mất đi khi việc nuôi con nuôi bị chấm dứt. Tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này’’.

Trên thực tế, ngay sau khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã được chuyển giao cho cha mẹ nuôi. Do đó, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi như quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con đẻ. Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, nếu như

63

cha mẹ nuôi sau khi ly hôn mà mà không có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thì con nuôi hiển nhiên có quyền hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ như con đẻ khi cha mẹ nuôi ly hôn. Ví dụ:

+Nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con + Nghĩa vụ và quyền được giáo dục

+ Nghĩa vụ và quyền đại diện cho con + Nghĩa vụ và quyền cấp dưỡng

+ Nghĩa vụ và quyền bồi thường thiệt hại do con gây ra

Điều này là phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ được quy

định tại khoản 3 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014:“Xây dựng gia đình ấm no, tiến

bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.”

2.3.2. Nghĩa vụ và quyền của bố dƣợng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc chồng (trƣờng hợp sau khi cha mẹ ly hôn và kết hôn với ngƣời khác)

Quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng được hình thành khi cha mẹ ly hôn và kết hôn với người khác. Trên thực tế, quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ, chồng không phải là quan hệ huyết thống nhưng quan hệ này lại có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Tại Điều 79 Luật HN&GĐnăm 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:

“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Theo quy định nêu trên thì khi sống chung cùng nhau cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng…Điều đó thể hiện, tinh thần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, không phân biệt đối

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 63)