Nghĩavụ và quyền giáo dục con

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 48 - 49)

Khoản 1 Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

“1.Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.”

Điều 16 Luật trẻ em có hiệu lực từ ngày 01/06/2016 quy định về quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Nếu trẻ em là người có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện thì giáo dục trẻ em lại là nghĩa vụ của cha mẹ là người đã sinh ra chúng. Đồng thời dưới sự phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng gia đình trẻ em đó là nhà trường và xã hội. Giáo dục trẻ em không chỉ là nghĩa vụ của gia đình chúng mà còn là trách nhiệm của nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân.

Sau khi ly hôn việc một người là cha hoặc mẹ không thường xuyên gần gũi để chia sẻ những vấn đề mà con hay mắc phải sẽ ảnh hưởng rất lớn suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận vấn đề của trẻ. Bởi đằng sau những cuộc hôn nhân đổ vỡ luôn

43

để lại những vết thương về tinh thần cho trẻ. Thực tế cho thấy, không ít trẻ rơi vào tình trạng mặc cảm, xấu hổ với bạn bè cùng trang lứa, thầy cô do cha mẹ ly hôn. Xuất hiện tình trạng ngại giao tiếp, tự ti về hoàn cảnh gia đình nên không muốn đến lớp hay thường xuyên nghỉ học dẫn đến thành tích học hành không đạt kết quả cao. Mặt khác, do thiếu sự quan tâm, tình yêu thương từ cha hoặc mẹ là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành có thể sa ngã do bị bạn bè lôi kéo. Chính vì vậy, người trực tiếp nuôi dưỡng mặc dù không muốn người kia tham gia vào việc giáo dục con chung thì họ cũng không có quyền ngăn cản bởi bên cạnh nghĩa vụ đó cũng là quyền của người không trực tiếp nuôi con đối với con của họ. Do đó, vai trò giáo dục của cả cha và mẹ trong việc động viên, quản lý con học tập và rèn luyện bản thân là rất quan trọng đối với trẻ em.

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)