Nghĩavụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch,

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 43)

Đối với trẻ em, vấn đề khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chỗ ở được quy định trong Luật Quốc tế và nội luật hóa trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 7 Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc có hiệu lực

từ ngày 02/9/1990 quy định “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được

sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”.

Tại khoản 1 Điều 11 Luật BVCS&GDTE năm 2004 nêu rõ: “Trẻ em có

quyền được khai sinh và có quốc tịch”

Điều 26 và 29 BLDS năm 2005 cũng quy định: “Cá nhân có quyền có họ,

tên”; “cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh”.

Như vậy, các văn bản pháp luật đều đưa ra những quy định bảo vệ quyền nhân thân cho trẻ em trong vấn đề khai sinh đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch trên cơ sở bình đẳng. Việc đăng ký giấy khai sinh cho trẻ em là rất quan trọng. Bởi nó không chỉ là quyền đầu tiên khẳng định trẻ em là công dân của một quốc gia, là một công dân bình đẳng như mọi công dân khác mà nó còn là căn cứ để được hưởng các quyền và nghĩa vụ mà trẻ em đáng được hưởng.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai là người có trách nhiệm thực hiện quyền đăng ký khai sinh? Nếu như được đăng ký khai sinh và có họ tên là quyền của trẻ em, thì trách nhiệm đi đăng ký khai sinh là của cha mẹ, ông bà, hoặc những người thân khác của trẻ. Tại Điều 15 của Luật hộ tịch năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016

38

trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”. Đối với những trường hợp có người có trách nhiệm phải đi đăng kí khai sinh cho trẻ em không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/11/2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, hành chính tư pháp, HN&GĐ.

Khi đăng ký khai sinh trẻ em sẽ được cấp Giấy khai sinh, những thông tin về bản thân người được đăng ký sẽ được ghi trên Giấy khai sinh như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi sinh và thông tin về cha mẹ của người được đăng ký khai sinh...(Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014). Giấy khai sinh được ví như giấy thông hành vào đời, nó gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra lớn lên và đến khi chết đi. Chính vì thế, các thông tin về bản thân người được đăng ký khai sinh cần phải chính xác, cụ thể.

Việc đặt tên cho con là do cha mẹ quyết định và pháp luật không quy định yêu cầu cha mẹ phải đặt tên trong phạm vi hay khuôn khổ nào. Tuy nhiên, khi đặt tên cho con cha mẹ nên chú ý họ và tên của con sao cho ngắn gọn, dễ nghe để tránh gặp phiền phức sau này. Đặt họ và tên cho con có ý nghĩa là thể hiện sự quan tâm và yêu thương đến với con của những người làm cha làm mẹ.

Một trong các thông tin quan trọng được xác định trên giấy khai sinh đó chính là quốc tịch cho trẻ mới chào đời. Việc ghi nhận quốc tịch của đứa trẻ nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của công dân khi ở trong nước và khi xung đột ở quốc tế. Thế nên, pháp luật nước ta đã quy định mọi người sinh ra đều có quốc tịch và những trẻ em sinh ra có cha mẹ đều là người công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 15 Luật Quốc tịch năm 2008). Trong trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tịch Việt Nam và người kia không có quốc tịch Việt Nam thì áp dụng theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008.

39

Mặt khác việc xác định dân tộc cũng được coi là một trong những đặc điểm

về nhân thân của cá nhân. Tại Điều 28 BLDS 2005 quy định: “cá nhân khi sinh ra

được xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ…”. Đối với trường hợp cha mẹ đẻ người cả hai dân tộc khác nhau thì dân tộc người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc mẹ đẻ theo phong tục tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ.

Bên cạnh việc cha mẹ đẻ và con đẻ có quyền và nghĩa vụ trong việc xác định họ tên, quốc tịch, dân tộc thì cha mẹ nuôi và con nuôi cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ này theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 13 Luật hộ tịch 2014 thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Như vậy, dù là trẻ em khi mới sinh ra hay trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc đăng ký khai sinh là điều quan trọng và mang ý nghĩa sâu sắc về quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ emđồng thời thể hiện trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bậc cha mẹ đối với con một cách tự nguyện trong thực tế.

2.1.2. Nghĩa vụ và quyền thƣơng yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con

Trên thực tế, có rất nhiều gia đình sau khi kết hôn họ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, bất đồng về quan điểm sống dẫn đến tranh cãi không thể hòa giải. Cuộc sống trở lên bế tắc khi giữa họ không có điểm chung, không còn chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và họ đưa ra quyết định ly hôn. Việc Tòa án xét xử cho ly hôn một bên yêu cầu hoặc công nhận thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ chồng và con. Đặc biệt, đối với con chưa thành niên thì việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần và thể chất. Vì vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích của những đứa trẻ đó Luật BVCS&GDTE năm 2004

quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí

tuệ, tinh thần và đạo đức”.

Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được cha mẹ thỏa thuận với nhau và được Tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên (dưới

40

18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu hai người (với tư cách là cha, mẹ) không thể thoả thuận được với nhau thì Toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con như: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…Chính vì vậy, người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc…thì sẽ được coi là có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Mà như vậy, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn. Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con. Trên thực tế trong các vụ án ly hôn, các bên sẽ căn cứ vào điểm mạnh của mình và điểm yếu của đối phương để thuyết phục Tòa án chấp nhận việc giành quyền nuôi con.

Ở nước ta, với quy định nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, đủ khả năng nhận thức về việc ở với ai là thuận tiện hơn thì Toà án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con. Đây cũng là một lợi thế cho người mẹ, vì người mẹ dễ gần gũi, thân thiện hơn với con. Ngoài ra, nếu con chưa đủ03 tuổi thì, về nguyên tắc, tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con.

Như vậy, dựa vào lấy quyền lợi của con là nguyên tắc cơ bản để xác định người nào có thẩm quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Đây là quy định thể hiện rõ nét của nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014.

Điều 15 Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 01/06/2016 thay thế Luật

BVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

để phát triển toàn diện” hay khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐnăm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”. Sau khi ly hôn họ không thể

41

cùng nhau thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con như trước, mà quyền và nghĩa vụ này sẽ được thực hiện bởi người trực tiếp nuôi con. Đối với người không trực tiếp thực hiện việc này thì họ sẽ gián tiếp thực hiện thông qua việc thăm nom và cấp dưỡng nuôi con theo quy định tại Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, BLDSvà các luật khác liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Nếu như Luật HN&GĐ năm 2000 quy định con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con thì Luật HN&GĐ năm 2014 lại giảm độ tuổi của con xuốngđủ07 tuổi sẽ phải xem xét nguyện vọng của con. Điều này cho thấy sự tôn trọng, đề cao vai trò và ý kiến của con khi con được trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình. Ở độ tuổi này, đứa trẻ đã có thể nhận thức được cha hay mẹ là người quan tâm, chăm sóc mình nhiều hơn, ở với ai thì tốt hơn cho chúng. Quy định này là không giống nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Đối với Hà Lan, độ tuổi xem xét nguyện vọng của trẻ là 12 tuổi; ở Mỹ sẽ căn cứ vào các tiểu bang, thường là 12, 13 hay 14 tuổi. Pháp luật Mỹ cho rằng đây là độ tuổi người con đã đủ khả năng nhận thức để xác định ai là người phù hợp để nuôi dưỡng, chăm sóc mình tốt nhất. Tại tiểu bang Michigan, không quy định cụ thể tuổi mà người con lựa chọn người trực tiếp nuôi con mà xem xét sở thích của trẻ để lựa chọn cha hay mẹ là người trực tiếp nuôi con. [41]

42

Tuy nhiên, dù có tăng hay giảm độ tuổi xem xét nguyện vọng của trẻ thì đó cũng là sự cố gắng đem đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy, dù không chung sống cùng nhau nhưng cha mẹ sau khi ly hôn thì nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ con vẫn được đặt ra cho cả cha và mẹ. Mặc dù việc chăm lo cho cuộc sống hằng ngày của con thuộc nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con.

2.1.3. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

Khoản 1 Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

“1.Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.”

Điều 16 Luật trẻ em có hiệu lực từ ngày 01/06/2016 quy định về quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Nếu trẻ em là người có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện thì giáo dục trẻ em lại là nghĩa vụ của cha mẹ là người đã sinh ra chúng. Đồng thời dưới sự phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng gia đình trẻ em đó là nhà trường và xã hội. Giáo dục trẻ em không chỉ là nghĩa vụ của gia đình chúng mà còn là trách nhiệm của nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân.

Sau khi ly hôn việc một người là cha hoặc mẹ không thường xuyên gần gũi để chia sẻ những vấn đề mà con hay mắc phải sẽ ảnh hưởng rất lớn suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận vấn đề của trẻ. Bởi đằng sau những cuộc hôn nhân đổ vỡ luôn

43

để lại những vết thương về tinh thần cho trẻ. Thực tế cho thấy, không ít trẻ rơi vào tình trạng mặc cảm, xấu hổ với bạn bè cùng trang lứa, thầy cô do cha mẹ ly hôn. Xuất hiện tình trạng ngại giao tiếp, tự ti về hoàn cảnh gia đình nên không muốn đến lớp hay thường xuyên nghỉ học dẫn đến thành tích học hành không đạt kết quả cao. Mặt khác, do thiếu sự quan tâm, tình yêu thương từ cha hoặc mẹ là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành có thể sa ngã do bị bạn bè lôi kéo. Chính vì vậy, người trực tiếp nuôi dưỡng mặc dù không muốn người kia tham gia vào việc giáo dục con chung thì họ cũng không có quyền ngăn cản bởi bên cạnh nghĩa vụ đó cũng là quyền của người không trực tiếp nuôi con đối với con của họ. Do đó, vai trò giáo dục của cả cha và mẹ trong việc động viên, quản lý con học tập và rèn luyện bản thân là rất quan trọng đối với trẻ em.

2.1.4. Nghĩa vụ và quyền đại diện cho con

Đại diện được hiểu là việc một người nhân danh người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.

Tại khoản 1 Điều 141, BLDS năm 2005 quy định: Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên; theo Khoản 1 Điều 73 Luật HN&GĐ

năm 2014: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con

đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cha mẹ là người đại diện đương nhiêncho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, trừ một số trường hợp. Vì ở độ tuổi này trẻ em chưa đủ trình độ cũng như kinh nghiệm thực hiện các giao dịch dân sự. Trường hợp ly hôn, nếu mẹ là người được Tòa án quyết định giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung thì mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con; trường hợp người mẹ chết thì người cha sẽ là đại diện theo pháp luật cho con và đương nhiên cũng được quyền trực tiếp nuôi

dưỡng, chăm sóc con. Trong trường hợp cha mẹ ly hôn thì quyền đại diện của cha

mẹ vẫn không đổi. Đối với conchưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì, cha mẹ saukhi ly hôn vẫn thực hiện quyền đại diện cho con.

44

Quyền đại diện cho con là bình đẳng như nhau đốivới cả cha và mẹ, dù là người trực tiếp nuôi dưỡng hay không trực tiếp nuôi con. Đối với các giao dịch dân sự có giá trị nhỏ, giản đơn nhằm phục vụ những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như mua đồ ăn vặt, mua sắm sách vở...thì con có thể tự mình xác lập, thực hiện. Đối với những giao dịch dân sự có giá trị lớn, ảnh hưởng tới quyền lợi của con hoặc khi con tham gia tố tụng nhưng do chưa đủ năng lực hành vi hoặc không có năng lực hành vi dân sự nên cha mẹ đại diện cho con trước người thứ ba hoặc trước pháp luật, để bảo vệ quyền lợi của con.

Người trực tiếp nuôi con là người hàng ngày chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)