Ýnghĩa về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 30 - 31)

Con chưa thành niên, con đã thành niên tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi sống bản thân vốn đã cần được bảo vệ nhưng việc bảo vệ ấy càng có ý nghĩa hơn khi chúng phải sống trong hoàn cảnh có cha mẹ ly hôn.

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là đảm bảo cho tương lai của trẻ cũng là đảm bảo an ninh xã hội. Trẻ em chính là đại diện cho tương lai, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội trong tương lai. Bảo vệ trẻ em luôn được xã hội quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, cả xã hội luôn cố gắng tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện. Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chủ trương, chính sách và nâng lên thành luật. Rất nhiều quyền lợi của trẻ được pháp luật bảo vệ như quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, được vui chơi và phát triển toàn diện...Trẻ em có cha mẹ ly hôn có hoàn cảnh đặc biệt hơn những đứa trẻ khác nhưng không vì thế mà vị trí, vai trò của chúng với tương lai bị thay đổi. Chính vì vậy việc quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng càng có giá trị đối với việc bảo vệ và phát triển tương lai của đất nước.

Hơn nữa, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn đặc biệt là quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đầy đủ sẽ hạn chế được số lượng trẻ em rơi vào các tệ nạn xã hội, thực hiện các hành vi phạm pháp, do đó góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là thể hiện tính công bằng, dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi vợ chồng mâu thuẫn đến mức không thể hàn gắn và tiếp tục cuộc sống hôn nhân, việc tiếp tục quan hệ hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến tâm lý vợ chồng và trách nhiệm nuôi dạy con. Vì vậy pháp luật quy định vợ chồng có quyền tự do ly hôn để giải quyết

25

những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và ràng buộc quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Quy định về giao con cho ai nuôi cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Việc giao con cho ai nuôi là vì lợi ích của con chứ không phải căn cứ vào lỗi của cha mẹ.

Khi cha mẹ ly hôn, con dễ rơi vào những tình huống xấu, bị tổn thương về thể chất và tinh thần. Vì vậy việc quan tâm, bảo vệ quyền của trẻ em có cha mẹ ly hôn là thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước, thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật bảo vệ quyền trẻ em.

Không chỉ trẻ em mà người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cũng thuộc đối tượng được pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn vừa thể hiện tính công bằng vừa thể hiện tính nhân đạo của pháp luật,góp phần tiếp nối truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

1.4. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển các quy định về hiệu lực của ly hôn đối với con trong Hệ thống pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)