Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 47)

3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.Hiện trạng môi trường không khí

Bụi:

Nguồn gây bụi chủ yếu trong sản xuất là từ các công đoạn cắt xẻ (máy cưa CD), pha gỗ nguyên liệu (máy vanh, bào, khoan) và công đoạn đánh bóng gia công bề mặt (máy chà, máy đánh nền, máy đánh giấy ráp). Bụi từ các máy cưa xẻ, pha gỗ có kích thước lớn thường dễ lắng. Bụi từ các máy chà, máy đánh giấy ráp có kích thước nhỏ và dễ phân tán nên là nguồn gây ô nhiễm bụi đáng quan tâm nhất không chỉ đối với vị trí sản xuất mà còn đối với môi trường không khí chung của thôn.

Theo đề tài KC 08.09 (2005) cho thấy nồng độ bụi ở làng nghề thủ công mỹ nghệ tại khu vực sân của xưởng sản xuất là 0,83 mg/m3; nồng độ bụi tại xưởng sản xuất trước máy chà là 6,42 - 7,05 mg/m3 đều vượt TCCP nhiều lần.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2012-2013, thì nồng độ bụi khí CO, SO2, NO2 có giá trị đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Riêng với chỉ tiêu bụi TSP thì nồng độ dao động từ 0,21 - 0,32 mg/m3. Như vậy chất lượng môi trường không khí khu vực làng nghề đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.

41

Hơi dung môi và bụi sơn:

Theo điều tra thực tế tại làng nghề có 3 xưởng phun sơn và các xưởng sơn này đã xây dựng phòng phun sơn và có ống thoát khí cao nhưng chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ. Đối với các hộ gia đình tự phun sơn chủ yếu vẫn phun ở ngoài đường làm ảnh hưởng lớn tới người dân.

Mô tả công nghệ của các xưởng sơn:

Hiện tại ở các xưởng sơn, công nhân phun sơn theo phương pháp phun không khí (sử dụng súng phun sơn), nhờ dòng khí nén dung dịch sơn thành dạng sương mù bám đồng đều trên bề mặt sản phẩm cần sơn. Đặc điểm của phương pháp này là hiệu suất cao, gia công thuận tiện. Hiệu suất gia công này cao hơn 5-10 lần so với phương pháp quét. Phương pháp này thích ứng với các sản phẩm có bề mặt phức tạp, hay sản phẩm có diện tích bề mặt lớn, khô nhanh, màng sơn phân bố đồng đều, bằng phẳng, bóng. Phương pháp này có nhược điểm tiêu tốn một lượng dung môi pha sơn lớn. Toàn bộ lượng dung môi này sẽ bay hơi gây ra tổn thất lớn với môi trường.

Ở các xưởng phun sơn này, chủ hộ không xây dựng buồng phun sơn mà chỉ lắp đặt quạt hút ở tường sau đó hút bụi và dung môi đưa qua ống khói và phát thải ra ngoài môi trường. Ống khói được tận dụng từ các thùng phuy chứa nhiên liệu.

42

Hình 2.5: Xưởng phun sơn trong làng nghề

Ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ, tại khu vực sơn, nồng độ hơi xăng tại khu vực xưởng sơn là 25,1 mg/m3 vượt TCCP nhiều lần [2]. Nồng độ bụi, THC, đều vượt TCCP.

Bảng 2.8: Chất lượng môi trường không khí làng nghề gỗ mỹ nghệ [4]

Vị trí Bụi mg/m3 Axeton mg/m3 Butyl acetat mg/m3 THC mg/m3 Hộ phun sơn1 0,24 0,224 0,21 39,225 Hộ phun sơn 2 0,413 0,258 0,32 35,122 QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT 0,3 - - 1,5 2.3.4. Tiếng ồn:

Trong quá trình sản xuất thì tiếng ồn được phát ra từ mọi khâu, đặc biệt khi sử dụng máy móc như máy xẻ gỗ, máy cưa, máy vanh, máy đục, máy chà...thì càng lớn. Cùng với đặc thù của thôn là hầu hết các gia đình đều làm nghề, khoảng cách giữa khu vực xưởng và các hộ gia đình xung quanh rất nhỏ, thậm chí san sát nhau, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Theo điều tra, khảo sát tại các hộ gia đình, cho thấy mỗi ngày xưởng sản xuất làm khoảng 10 – 12 tiếng, buổi sáng từ 7h – 11h30’, buổi chiều từ 1h30 – 6h30’, buổi tối từ 8h – 10h30’. Cá biệt trong khoảng thời gian từ tháng 8 âm lịch đến tết

43

nguyên đán, thời gian làm việc có thể còn nhiều hơn.

Tiếng ồn tại làng nghề Đông Giao dao động từ 60,2 -65,4 dBA [8] chưa vượt TCCP của QCVN 26:2010/BTNMT. Tuy nhiên việc sống trong môi trường có tiếng ồn lớn và thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng xấu tới thính giác sau này.

2.3.5. Hiện trạng môi trường đất

Tại làng nghề thủ công mỹ nghệ Đông Giao môi trường đất bị ô nhiễm chủ yếu bởi nước thải sinh hoạt và bụi gỗ nằm trên bề mặt. Bên cạnh đó, đất còn có khả năng bị ô nhiễm bởi sơn do lưu trữ các vỏ hộp sơn, dung môi thải không đúng quy trình kỹ thuật.

2.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường

Trong những năm qua dưới sức ép của vấn đề môi trường của làng nghề, nhân dân và chính quyền thôn Đông Giao đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên vẫn còn ở bước đi ban đầu, chưa nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tổ chức của các ban ngành liên quan.

2.4.1. Hệ thống luật pháp và văn bản có tính chất luật về BVMT môi trường làng nghề

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hải Dương đã ban hành các văn bản, chính sách nhằm BVMT làng nghề một cách hiệu quả như sau:

- Quyết định số 55/2008QĐ-UBND, ngày 19/11/2008 về việc ban hành Quy định về quản lý an toàn chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Quyết định 56/2008/QĐ-UBND, ngày 19/11/2008 về việc ban hành quy định về Bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Phát triển TTCN và LN gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”.

- Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 phê duyệt Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn"; triển khai có hiệu quả Quy định về quản lý an toàn chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh; Quy định về bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn.

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

- Kế hoạch số 1469/KH-UBND ngày 06 tháng 08 năm 2014 thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của luật pháp và chính sách BVMT đối với làng nghề còn thấp. Các văn bản pháp lý về BVMT chưa đi vào cuộc sống của ngươi dân. Sự thiếu hụt các chính sách quản lý vĩ mô chuyên biệt về BVMT làng nghề đã gây ra sự thiếu hụt các quy định cụ thể về BVMT làng nghề trong các chính sách quản lý hiện hành đối với làng nghề ở Hải Dương.

2.4.2. Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý môi trường làng nghề ở tỉnh Hải Dương

- Đơn vị quản lý về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện. Tuy nhiên tại cấp huyện rất ít cán bộ có chuyên môn về môi trường.

- Hiện tại xã Lương Điền và thôn Đông Giao chưa có đội ngũ chuyên trách môi trường. Trách nhiệm này thường được giao cho cán bộ địa chính theo hình thức bán chuyên trách cùng với các đoàn thể xã hội.

- Ở cấp thôn, trưởng thôn là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường.

Như vậy, nhân lực để quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã hiện nay còn thiếu và hạn chế chuyên môn về môi trường.

45

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CHO LÀNG NGHỀ ĐÔNG GIAO 3.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả

3.1.2. Các cơ hội thực hiện RE-CP tại làng nghề Đông Giao

a. Biện pháp quản lý nội vi:

Bảng 3.1: Các giải pháp quản lý tốt nội vi

TT Các giải pháp Chi phi đầu tư Lợi ích

1.

Bố trí máy cưa, chà, đánh nền... ở cuối hướng gió, đặc biệt là gió hướng bắc trong mùa đông

Không cần chi phí đầu tư

Có thể giảm một cách đáng kể ảnh hưởng của bụi và mùn cưa đối với thợ trực tiếp sản xuất trong xưởng.

2. Bố trí khu vực sơn, đánh vecni ở nơi thoáng mát

Không cần chi phí đầu tư

Giảm thời gian lưu của hơi dung môi trong không gian sản xuất.

3.

Sắp xếp khu vực để mùn cưa và gỗ vụn... phân riêng mùn cưa và gỗ vụn

Không cần chi

phí đầu tư Để tiện cho việc tận dụng lại.

4

Che chắn tốt tránh nước mưa làm ướt nơi để gỗ vụn, mùn cưa, vỏ bào

Che kín bằng bạt Chi phí : 300.000- 500.000 VNĐ

Thuận tiện cho vận chuyển và tận dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5

Mài sắc lưỡi cưa, thường xuyên bảo dưỡng máy cưa, liên tục bồi dầu vào lưỡi cưa sau mỗi mẻ gỗ

Chi phí cho dầu bôi trơn (30.000 đồng tương đương khoảng 2 lít

- Nâng cao độ chính xác theo mẫu cưa giảm mức độ gia công ở các công đoạn bào thẳng, gia công

46

dầu /tháng) bề mặt, chỉnh sửa; giảm thiểu bụi gỗ phát sinh

- Giảm ma sát khi cưa, tăng hiệu quả cưa lên nhanh hơn trước 10%

- Giảm tiếng ồn.

6

Tăng cường tận dụng gỗ vụn để làm các chi tiết nhỏ hơn và dùng khi sửa chữa khuyết tật của các chi tiết

Chủ yếu là do ý thức của công nhân, sau mỗi ca làm việc cần tiến hành nhặt và sắp xếp riêng các loại gỗ vụn. Không cần chi phí đầu tư Có thể tận dụng được lượng gỗ vụn thải 7 Phân loại gỗ vụn và mùn cưa đối với hoạt động sản xuất sử dụng gỗ lim Không cần chi phí đầu tư Do muốn tận dụng gỗ thải từ làng nghề để làm viên nén gỗ cung cấp cho nồi hơi để đốt… nếu đốt gỗ lim rất độc. Do đó cần phân loại ngay từ nguồn để tận dụng hiệu quả nguồn gỗ thải.

47 gò, hàn bộ phận che kín phần bệ máy cưa, kích thước D x R x C= 1,2x 0,8x 0,6 m Chi phí: 80.000VNĐ/ Máy

được bụi mùn cưa. Kết hợp với hệ thống quạt hút được lắp đặt, giải quyết được bụi của khâu cưa xẻ; máy vanh

b. Thay thế nguyên vật liệu:

Hiện nay, các hộ dân trong làng nghề sử dụng keo Epoxy trong công đoạn sửa chữa khuyết tật. Loại keo này chứa nhiều thành phần độc hại đối với sức khỏe của người sử dụng. Do đó các hộ dân sẽ sử dụng các loại keo thân thiện với môi trường.

Hiện nay trên thị trường có một số loại keo và vật liệu thân thiện đối với môi trường như:

+ Keo Okabond là keo gốc E.P.I (Emulsion Polymeric Isocyanate) là hệ keo nhiệt rắn 02 thành phần, dạng nhũ, không chứa độc tố formaldehyde, phenol, amin. Hệ keo EPI không thấm nước, chịu nhiệt và hoá chất, khả năng kết dính cao ở nhiệt độ thường – đạt tiêu chuẩn D4 (DIN EN 204 – tiêu chuẩn của Châu Âu - Phân loại chất kết dính gỗ nhiệt dẻo cho các ứng dụng phi kết cấu)

+ Sử dụng bột trám khuyết tật gỗ: với thành phần chính là Cellulose; chất độn; dung môi như Butyl acetate –ethyl acetate – acetone.

+ Nhựa Poly là một hợp chất đặc biệt (vật liệu Composite) có gốc là một Polymer nhiệt rắn, gồm hai thành phần là hỗn hợp Polyester và chất làm cứng. Đây là loại chuyên dùng để xử lý hay sửa chửa mắt gỗ, lỗ hở, đường nứt, kẽ hở các khuyết tật trên bề mặt của sản phẩm gỗ kháng nhiệt, nước và dung môi tốt .

c. Cải tiến thiết bị

Bảng 3.2: Các giải pháp cải tiến thiết bị

TT Các giải pháp Chi phi đầu tư Lợi ích

1

Giảm tốc độ lưỡi cưa bằng cách thay thế puli lắp ở trục động cơ đường kính cũ Ф150

Chi phi thay thế khoảng 20.000- 25.000 đ/máy

Giảm được tiếng ồn và bụi, song không phù hợp vì làm giảm năng

48 bằng puli mới có đường kính

nhỏ hơn Ф 100- 120.

suất làm việc

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giảm tốc độ vòng quay của máy chà bằng cách thay thế động cơ cơ tốc độ quay 2800 v/ph bằng động cơ có tốc độ quay 1450 v/ph.

Chi phí thay thế khoảng 300.000 đ/máy

Giảm được tiếng ồn và bụi. Nhưng không phù hợp vì năng suất bị giảm đi nhiều

3

Thay thế súng phun sơn hiện đại với độ xịt sơn ra khỏi nòng đều, mức độ lan tỏa phù hợp tiêu tốn ít điện năng và thời gian sử dụng lâu.

Chi phí 1.800.000 VNĐ/máy

Làm giảm lượng bụi sơn trong quá trình phun sơn

4

Cưa, đục mộng và vào khung, vào ván chính xác theo thiết kế bằng cách bảo dưỡng và mua thay thế, bổ sung thêm các dụng cụ, thiết bị mới. Chi phí cho một bộ lưỡi cưa (30.000 đ), đục (10.000 đ), mũi khoan (5.000 - 15.000 đ) Giảm được một phần mức độ gia công bằng máy chà, giảm thời gian hoạt động của máy hút bụi máy chà

d. Thay đổi công nghệ

Sử dụng phương pháp đánh giấy ráp ướt kể cả đối với đánh giấy ráp bằng tay và bằng máy (Chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao). Sử dụng vòi phun nước nhỏ đặt ngay bên cạnh sản phẩm cần đánh giấy ráp, khi nào cần thì tưới nước vào. Chi phí mua ống khoảng 10.000 VNĐ. Có thể giảm được đến 100% lượng bụi sinh ra khi đánh giấy ráp. Nâng cao được chất lượng bề mặt sản phẩm. Hạn chế chính là giảm năng suất, phức tạp hơn trong thao tác và phát sinh nước thải chứa nhiều bụi gỗ từ quá trình này. Do đó thực tế chỉ áp dụng cho những mặt hàng có yêu cầu cao

49

e. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ

Thu hồi và tận dụng gỗ vụn, mùn cưa để làm các chi tiết nhỏ hơn và dùng khi sửa chữa khuyết tật của các chi tiết

f. Tạo ra sản phẩm phụ có ích

Gỗ thải của làng nghề bao gồm: đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa, bụi gỗ, thanh phôi gỗ hỏng, với khối lượng vào khoảng 852 m3/tháng.

Gỗ thải này có thể tận dụng để sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích như: sản xuất đồ chơi trẻ em, sản xuất viên nén mùn cưa, thanh củi mùn cưa… sẽ giúp làng nghề sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm, gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu phát thải chất thải ra môi trường ngoài.

50

3.1.2. Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả

Bảng 3.3: Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả

TT Các giải pháp RE- CP Phân loại Thực hiện ngay Cần phân tích thêm Loại bỏ Nhận xét / Lý do 1 Bố trí máy cưa, chà, đánh nền... ở cuối hướng gió Quản lý tốt nội vi x 2 Bố trí khu vực sơn, đánh vecni ở nơi thoáng mát, có quạt hút gió Quản lý tốt nội vi x 3 Sắp xếp phân riêng mùn cưa và gỗ vụn Quản lý tốt nội vi x 4 Che chắn tốt tránh nước mưa làm ướt nơi để gỗ vụn, mùn cưa, vỏ bào

Quản lý tốt nội vi x

5

Mài sắc lưỡi cưa, thường xuyên bảo dưỡng máy cưa, liên tục bôi dầu vào lưỡi cưa sau mỗi mẻ gỗ

Quản lý tốt nội vi x

51 6

Tăng cường tận dụng gỗ vụn để làm các chi tiết nhỏ hơn và dùng khi sửa chữa khuyết tật của các chi tiết Quản lý tốt nội vi x 7 Sử dụng tôn tráng kẽm để gò, hàn bộ phận che kín phần bệ máy cưa Quản lý tốt nội vi x 8

Chi phí cho bảo dưỡng và mua thay thế, bổ sung thêm các dụng cụ, thiết bị mới như bộ lưỡi cưa, đục, mũi khoan

Cải tiến

thiết bị x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Thay thế súng phun sơn hiện đại

Cải tiến thiết bị x Cần chi phí đầu tư 10 Làm các sản phẩm phụ từ gỗ thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 47)