3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Giải pháp tổ chức
a. Thành lập bộ phận quản lý môi trường tại cụm công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động BVMT trong cụm, phát hiện và thông tin
79
kịp thời các trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ những quy định về BVMT như trong cam kết để có biện pháp xử lý. Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đầu tư đối với những trường hợp cố tình xây dựng trái phép, trái với hồ sơ đăng ký và vi phạm quy chế BVMT.
b. Bổ sung đội ngũ cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm vào các phòng quản lý về môi trường tại huyện, xã. Tổ chức cơ cấu quản lý bảo vệ môi trường của thôn Đông Giao. Đồng thời xây dựng nội dung hoạt động của các cấp quản lý về BVMT.
Hình 3.4: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý vệ sinh môi trường thôn
• UBND xã cần:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT.
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác BVMT trên địa bàn toàn xã.
• Cán bộ bán chuyên trách hoặc chuyên trách về môi trường chủ trì tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện việc quản lý nhà nước về BVMT
80
+ Trưởng thôn và cán bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn.
+ Ở cấp thôn phải phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm để theo dõi về vệ sinh môi trường, giúp Trưởng thôn trong việc quản lý về vệ sinh môi trường trong địa bàn thôn.
• Trưởng Hội liên gia:
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động VSMT theo chỉ đạo của cấp lãnh đạo thôn trong phạm vi các gia đình của Hội liên gia.
+ Theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện nội quy VSMT và các hoạt động làm sạch đường làng ngõ xóm.
+ Tham gia công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức VSMT tại các hộ gia đình.
+ Báo cáo, phản ánh tình hình VSMT của Hội liên gia với Trưởng thôn. Các ban ngành của xã và cán bộ chuyên trách của thôn có trách nhiệm tổ chức và đôn đốc việc thực hiện các công tác vệ sinh môi trường trong quản lý của ngành theo quy định và các hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
•Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất phải tham gia công tác chung của xã và thôn về QLMT.
+ Các hộ gia đình phải thường xuyên dọn dẹp mặt bằng sản xuất, thu gom bụi phát sinh từ quá trình sản xuất vương vãi trên đường giao thông và mặt bằng sản xuất
+ Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động: Việc công nhân mang dụng cụ bảo hộ lao động là rất cần thiết, đảm bảo được an toàn lao động trong quá trình làm việc. Vì vậy, đối với các chủ hộ phải có những quy định bắt buộc công nhân phải mang dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết trong quá trình sản xuất như: quần áo, khẩu trang, găng tay...
+ Tại các cơ sở sản xuất, để công tác quản lý môi trường được thực hiện tốt các cơ sở nên thành lập tổ/nhóm quản lý môi trường với sự tham gia của một số cán bộ có khả năng chuyên trách theo dõi về tình hình vệ sinh môi trường và an toàn lao động của cơ sở.
81
+ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất.
+ Xây dựng chương trình thường xuyên dọn vệ sinh, kiểm tra, quản lý vệ sinh môi trưòng của cơ sở sản xuất.
+ Tổ chức học tập tuyên truyền, nâng cao nhận thứ về bảo vệ môi trưòng cho công nhân.
• Tổ vệ sinh môi trường
+ Thu gom chở rác thải ra bãi rác của thôn
+ Vệ sinh hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước của làng nghề hầu hết là các cống rãnh hở, phân bố cùng với đường làng và đường liên xóm. Do đó để hệ thống hoạt động tốt, lâu dài cần có hình thức vệ sinh thường xuyên. Bùn thải từ quá trình nạo vét được thu gom và chở ra bãi chôn lấp của thôn.
c. Xây dựng hương ước làng
- Xây dựng các quy chế tự quản lý môi trường dưới dạng các hương ước làng, xã do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực và dễ hiểu, dễ tiếp thu do gắn với thực tế. Hương ước được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thông và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Hiện nay đa số hương ước được thể hiện dưới dạng văn bản và cũng được sửa đổi định kỳ cho phù hợp với những thay đổi của làng xã. Từ hương ước có thể xây dựng các quy định để dân làng dễ thực hiện. Các quy định này thường ngắn gọn nêu lên các điều cấm kỵ và những điều phải thực hiện. Hương ước làng xã thông thưòng có các nội dung: Quy định chung; Nếp sống văn hoá; Đạo lý gia đình và xã hội; Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế; Trật tự kỷ cương xóm làng; Bảo vệ công trình công cộng, vệ sinh môi trường; Tổ chức thực hiện
- Trong mục quy ước vệ sinh môi trường của hương ước có bao gồm:
+ Quy định về các hành vi như: giữ gìn đường làng; ngõ xóm sạch đẹp, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo vệ công trình, cảnh quan công cộng, các hoạt động BVMT chung.
+ Quy định thưởng phạt
82
và giám sát việc thực hiện các quy ước. Để giúp đỡ ban điều hành có sự tham gia của các đoàn thể quần chúng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, mặt trận.
83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Sau quá trình tìm hiểu thực tế về hoạt động sản xuất, hiện trạng môi trường tại làng nghề Đông Giao với các vấn đề trong quá trình sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ tôi thấy rằng:
- Vấn đề về môi trường cần quan tâm nhất của làng nghề là giảm lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Tỉ lệ sử dụng tài nguyên hiệu quả của làng nghề còn thấp chỉ vào khoảng 50% đối với gỗ và 60% đối với sơn. Đây là một sự lãng phí lớn không những về tài nguyên gỗ, tài nguyên rừng mà còn lãng phí chi phí sản xuất.
- Do tỉ lệ sử dụng tài nguyên gỗ thấp nên lượng chất thải rắn; đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa, bụi gỗ… lớn, nếu có cụm công nghiệp làng nghề thì có thể tận dụng hiệu quả hơn lượng chất thải rắn này để sản xuất các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao như: ván ép công nghiệp, ván sàn, thanh nhiên liệu…giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả gỗ hơn.
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hiện trạng môi trường và quy trình sản xuất của làng nghề, cùng với sự phối hợp của các hộ dân trong làng nghề cũng như chính quyền địa phương đề tài đã đưa ra được 12 giải pháp RE-CP, trong đó có 07 giải pháp về quản lý nội vi, 02 giải pháp về cải tiến thiết bị, 01 giải pháp thay đổi công nghệ; 01 giải pháp thay đổi nguyên vật liệu; 01 giải pháp tạo ra sản phẩm có ích.
Các giải pháp đã giúp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm lượng chất thải ra môi trường như giảm 7,2 tấn bụi gỗ/ngày và 7,32 tấn bụi sơn/năm vào môi trường khu vực làng nghề
Kiến nghị
Để triển khai áp dụng RE-CP và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề được hiệu quả cao nhất thì:
+ Cần nâng cao ý thức bảo vệ chính môi trường sống của gia đình và cộng đồng làng xã, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”, thải rác và các chất ô nhiễm ra khỏi khu vực gia đình mình là xong, là yên tâm sẽ không bị nó gây ảnh hưởng.
84
+ Chuyển đổi sang cách sản xuất theo mô hình thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại.
+ Cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục ý thức cho con em có trách nhiệm trong việc phát triển làng nghề, bảo tồn các làng nghề đi đôi với việc BVMT.
+ Các hộ sản xuất cần bỏ một phần lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh và buôn bán đầu tư vào mua sắm các thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất: nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí, đất và cả tiếng ồn trong quá trình làm việc.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 Bộ Tài nguyên Môi trường, (2008), Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội 2 Đặng Kim Chi, (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học
và kỹ thuật.
3
Đặng Kim Chi, (2008), Đề tài mang mã số KC.09.08: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở làng nghề Việt Nam
4 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, (2007), Đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Bắc Ninh.
5
TS. Ngô Thị Nga, (2013), Bài giảng Tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch
hơn (RE-CP), Trung tâm SXSH, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
6 UBND tỉnh Hải Dương, (2007), Đề án phát triển làng nghề tỉnh Hải
Dương đến năm 2015, Hải Dương.
7
UBND tỉnh Hải Dương, (2012), Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025, Hải Dương.
8 UBND tỉnh Hải Dương, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm
2011, 2012, 2013, Hải Dương.
9
UBND tỉnh Hải Dương, (2013). Báo cáo điều tra công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương và đề xuất các biện pháp quản lý để cải thiện môi trường, Hải Dương.
10 Viện khoa học và công nghệ môi trường, (2010), Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề thủ công mỹ nghệ.
11 Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Tiếng Anh
86
low-carbon-industrial-production/cp/resource-efficient-and-cleaner- production.html
12 Dieter Stoye, Werner Freitad, (1998) - Paints, Coatings and Solvents –Wiley VCH