Đánh giá việc sử dụng hiệu quả tài nguyên RE-CP tại làng nghề Đông Giao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 34 - 38)

3. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Đánh giá việc sử dụng hiệu quả tài nguyên RE-CP tại làng nghề Đông Giao

2.2.1. Đối với gỗ:

Tỉ lệ sử dụng nguyên liệu tại làng nghề

Sơ đồ tỉ lệ sử dụng nguyên liệu đầu vào tính cho 1m3 gỗ

Hình 2.2: Sơ đồ tỉ lệ sử dụng nguyên liệu đầu vào tính cho 1m3 gỗ Gỗ 1m3 Chọn lọc, xếp loại Gia công - Cưa gỗ khối - Cưa theo hình - Bào - Đục cắt mộng - Chà nhám - Đánh nền - Trạm trổ - Làm nhẵn 100% 98 %

Đầu mẩu, mùn cưa, bụi gỗ, phoi bào

Phần loại bỏ 2% Sản phẩm 0,5 m3 50% 48 % 10% 15% 10% 0,5% 0,5% 0,5% Điện năng Vật tư phụ 11% 0,5%

28

Với mỗi 1m3gỗ đầu vào thì qua các quá trình sản xuất thì chỉ được khoảng 0,5m3 gỗ thành phẩm. Như vậy tỉ lệ sử dụng gỗ của làng nghề vào khoảng 50%.

Nguyên nhân sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả:

Theo các thông tin ở phần trước thì làng nghề Đông Giao mỗi năm sử dụng khối lượng gỗ nguyên liệu là 20.448 m3.. Đó là một khối lượng gỗ nguyên liệu rất lớn tương đương với lượng gỗ cần khai thác của khoảng 42.942 ha đất trồng gỗ. Đó là một diện tích đất lớn, do vậy việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ đầu vào hợp lý không những đảm bảo việc khai thác và sử dụng đất trồng hợp lý nhất mà còn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho làng nghề và bảo vệ rừng.

Vì vậy vấn đề sử dụng tài nguyên hiệu quả là vấn đề cần thiết cho làng nghề Đông Giao nói riêng và ngành chế biến gỗ Việt Nam nói riêng. Nếu làm tốt công tác này thì gia tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm mà còn giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả rừng, tài nguyên đất lâm nghiệp, gia tăng giá trị cây gỗ công nghiệp.

Sau khi khảo sát tình hình sản xuất thực tế tại làng nghề Đông Giao thấy có một số vấn đề về việc sử dụng tài nguyên và quản lý sản xuất, quản lý chất thải sau:

+ Kiểm soát chất lượng gỗ nguyên liệu đầu vào chưa tốt:

Hiện tại chỉ kiểm soát kích thước gỗ được nhập về mà không thể kiểm soát được chất lượng của gỗ nguyên liệu.

Kích thước, độ cong vênh của thanh phôi nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa, bụi gỗ trong quá trình sản xuất sau này. Kích thước càng lớn, độ cong vênh càng nhiều thì phải cắt gọt, bào đi càng nhiều tức là lượng phoi bào, đầu mẩu gỗ thừa, mùn cưa, bụi gỗ càng nhiều, hay càng lãng phí. Ở làng nghề Đông Giao do chưa kiểm soát được chất lượng gỗ dẫn đến tỷ lệ phát thải ở công đoạn bào tăng lên (Tại làng nghề tỷ lệ phát thải từ công đoạn bào là 11%). Gỗ chất lượng kém có ruột mềm nên phải cắt bỏ. Tại làng nghề tỷ lệ % gỗ bị loại bỏ từ công đoạn này là 2%.

Theo điều tra khảo sát tại làng nghề thì vẫn còn một số sản phẩm đã hoàn thiện xong phần mộc nhưng do bị cong vênh nứt vỡ không sử dụng được .

29

Do vậy kiểm soát tốt khâu này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như ở chất lượng gỗ đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra, tỷ lệ sử dụng gỗ cao lên, chất thải rắn phát sinh ra sẽ ít đi, mà còn tốt cho cả người tham gia cung cấp gỗ nguyên liệu đầu vào; giá trị cây trồng tăng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Ý thức chất lượng của người lao động sản xuất là chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất.

Điều này sẽ làm tăng số lượng sản phẩm sai hỏng cần sửa chữa, làm gia tăng lượng phoi bào, mùn cưa, bụi gỗ, lãng phí nhân công, máy móc sản xuất. Do vậy cần đào tạo nâng cao ý thức chất lượng của người lao động.

Trong tất cả các công đoạn sản xuất người thợ thường không qua các bước kiểm tra nguyên liệu, máy móc thiết bị, công cụ cắt mà sử dụng luôn, khi gặp khuyết tật thì họ mới khắc phục. Theo tôi cần phải có khâu chuẩn bị nguyên liệu, máy móc thiết bị và khâu phân loại sản phẩm sau mỗi công đoạn xem sản phẩm nào đạt yêu cầu thì mới chuyển sang bước công việc tiếp theo, nếu không thì nên khắc phục, sửa chữa ngay. Người thợ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, mang nặng tính thủ công, nó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và năng suất.

+ Quản lý quy trình sản xuất, sắp xếp sản xuất chưa tốt

Do nhà xưởng sản xuất của các hộ tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình do đó việc thực hiện sắp xếp qui trình sản xuất, máy móc và nguyên vật liệu, sản phẩm không được thực hiện tốt, hoặc không được duy trì thường xuyên liên tục dẫn đến tình trạng lộn xộn, nhìn vào không thể phân biệt được đâu là khâu đầu, đâu là khâu cuối, vị trí máy móc này đang sản xuất cái gì, sản phẩm sản xuất ra có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không? Sản phẩm lỗi, sản phẩm cần được chỉnh sửa lại, không được phân biệt với sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng một cách rõ ràng. Các bước trong quy trình sản xuất đan chéo nhau không thành từng bước sát nhau liên tiếp, không phân biệt vị trí sản xuất, vị trí để sản phẩm sau mỗi quá trình, công đoạn…Do đó, dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sai hỏng cũng sẽ được đem đến các công đoạn tiếp theo. Không phân biệt, nhận biết

30

được sản phẩm nào là cần phải sửa chữa, tách loại, chỉnh sửa lại…Vậy sắp xếp và duy trì nhà xưởng sản xuất gọn gàng, sạch sẽ, thực hiện tốt phương châm; dễ nhìn, dễ tìm, dễ nhận biết, dễ phân biệt, dễ lấy, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian sản xuất, dễ dàng kiểm soát các công đoạn sản xuất, sản xuất chuyên nghiệp hơn, giảm thiểu các nguy cơ lấy nhầm sản phẩm lỗi cho công đoạn sản xuất tiếp theo. Dễ nhận biết đâu là sản phẩm chưa đạt cần phải chỉnh sửa, tách loại, đâu là sản phẩm đã chỉnh sửa, tách loại xong, khối lượng là bao nhiêu.

Hay nói cách khác thực hiện tốt việc sắp xếp máy móc, qui trình sản xuất, vị trí để sản phẩm, nguyên liệu sẽ giúp tiết kiệm thời gian sản xuất, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, giảm thiểu được sản phẩm lỗi…điều này sẽ giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường ngoài.

Định giá cho dòng thải của làng nghề

Bảng 2.4: Định giá dòng thải (tính cho 1m3 gỗ nguyên liệu) Dòng thải Định lượng

dòng thải

Đặc tính

dòng thải Định giá dòng thải

Chất thải

rắn 0,5m

3

Dòng thải chứa: đầu mẩu, phoi bào, mùn cưa...

Chi phí liên quan tới: - Mất mát nguyên liệu: 0,5 x 7.000.000 = 3.500.000 VNĐ

Nhận xét:

Theo bảng cân bằng vật liệu và định giá dòng thải cho thấy:

Với công suất 10.224 m3 gỗ thành phẩm mỗi năm tương đương với 20.448 m3.gỗ thô mỗi năm. Hiệu quả sử dụng gỗ khoảng 50% vậy lượng gỗ loại bỏ vào đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa là rất lớn khoảng 10.224 m3 một năm. Khối lượng này sẽ được đem bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Tổng chi phí liên quan đến mất mát nguyên liệu của làng nghề trong vòng một năm là:

10.224 m3 x 7.000.000 VNĐ/m3 = 71.568.000.000 VNĐ

Với trọng lượng riêng vào khoảng 0,55 tấn/1m3 gỗ thì lượng gỗ loại bỏ hàng năm là: 10.224 x 0,55 = 5623,2 (tấn). Đây là một sự lãng phí rất lớn không những về

31

vấn đề tài chính mà còn lãng phí về tài nguyên thiên nhiên, lãng phí về công vận chuyển, máy móc sản xuất, năng lượng sản xuất và nhân công. Tuy nhiên, lượng gỗ này có thể được người dân bán cho các đơn vị có nhu cầu; bụi trà trong công đoạn pha chế keo cồn sửa chữa khuyết tật nên bù đắp được một phần chi phí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)